Bài văn Nghị luận về vai trò của tri thức, văn mẫu lớp 10 hay, tuyển c

Đề bài: Nghị luận về vai trò của tri thức

nghi luan ve vai tro cua tri thuc

Nghị luận về vai trò của tri thức

I. Dàn ý Nghị luận về vai trò của tri thức (Chuẩn)

Trong bất kì xã hội hay thời kỳ nào thì vai trò của trí thức đến vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, tri thức thực sự ngày càng khẳng định được vai trò lớn của mình đối với đời sống con người.

2. Thân bài

* Khái niệm:- Tri thức là những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử , đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được.- Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Nghị luận về vai trò của tri thức tại đây

II. Bài văn mẫu Nghị luận về vai trò của tri thức tuyển chọn hay nhất (Chuẩn)

1. Viết đoạn văn về vai trò của tri thức – mẫu số 1:

Tri thức có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Điều này tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,… Con người không thể nào tồn tại mà lại thiếu kiến thức, đặc biệt trong thời đại hiện đại hóa hiện nay. Tri thức chính là thước đo sự hiểu biết về xã hội. Người có tri thức sẽ am hiểu về cuộc sống xung quanh. Từ đó, thực hiện được những kế hoạch, mục tiêu, ước mơ bản thân đề ra. Ngoài ra, có tri thức, con người còn thể hiện được khả năng, khẳng định giá trị của mình. Trong học tập hay làm việc, đứng trước một vấn đề, người có tri thức sẽ đưa ra được những lí lẽ rõ ràng, thuyết phục. Vậy nên, tri thức là điều vô cần cần thiết đối với mỗi người. Hãy bắt tay vào học tập ngay từ bây giờ. Đừng trì hoãn, đừng lười biếng vì tri thức không phải tự dưng mà có. Đó phải là cả quá trình cố gắng không ngừng nghỉ mỗi ngày. Là những người trẻ – thế hệ có vai trò quan trọng trọng đối với tương lai đất nước, chúng ta hãy trau dồi, rèn luyện bản thân thật tốt, góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.

2. Đoạn văn Nghị luận về vai trò của tri thức siêu hay – mẫu số 2:

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học hỏi, tiếp thu tri thức của con người cũng ngày càng cao. Những kiến thức tích lũy được qua việc học tập, trải nghiệm được gọi là tri thức. Đó là thứ giúp chúng ta có được khả năng tư duy logic, biết phân tích vấn đề một cách đúng đắn. Khi có tri thức, con người sẽ biết nhìn nhận đúng – sai, phải – trái. Họ sẽ thay đổi lối sống của mình ngày càng chuẩn mực hơn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước để lại. Một điều dễ thấy đó là con người tự ý thức được bản thân cần ứng xử sao cho có văn hóa, góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội. Chúng ta đang sống trong một thời đại hội nhập. Bên cạnh nguồn kiến thức vô tận có từ ngàn đời xưa, con người đang dần khám phá ra vô vàn điều mới mẻ. Chính vì lẽ đó tri thức lại càng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Có tri thức, con người sẽ không bị bỏ lại phía sau. Tri thức mở ra những cánh cửa mới, mời gọi chúng ta tìm hiểu. Muốn tích lũy được nhiều tri thức, con người phải có bản lĩnh, dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình để kiếm tìm những chân trời mới. Tri thức không phải tự dưng mà có. Đó là thứ mà con người cần không ngừng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu thì mới có được. Tóm lại, mỗi người cần tự tích lũy tri thức để tự tin học tập và làm việc trong xã hội phát triển như hiện nay.

Đọc thêm:  Dàn ý kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em (2 mẫu)

3. Bài văn Nghị luận về vai trò của tri thức hay nhất ngắn gọn – mẫu số 3:

Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin. Chính vì lẽ đó tri thức lại càng quan trọng đối với mỗi người. Đó chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa khám phá những chân trời mới.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tri thức. Nếu hiểu một cách đơn giản thì đó là những kiến thức ta tích lũy được qua việc học tập, trải nghiệm. Tri thức đem lại cho con người vô vàn hiểu biết về cuộc sống.

Công cuộc đổi mới và phát triển đất nước đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho con người. Xã hội ngày nay cần có những người có tri thức, không chỉ về một mà còn phải tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học. Bởi lẽ, họ sẽ góp sức lực trực tiếp trong việc phát triển đất nước. Đó là lí do mà dù trong thời đại nào đi chăng nữa, xã hội cũng rất trọng người tài. Những người có kiến thức sẽ mang đến cho đất nước nhiều cơ hội phát triển. Khi đó, đất nước sẽ được “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác căn dặn.

Không nói đâu xa, tri thức có vai trò trực tiếp đối với cuộc sống của mỗi người. Ai cũng sẽ có cho mình những dự định, ước mơ đang ấp ủ. Nếu có hiểu biết về cuộc sống xung quanh, chúng ta dễ dàng thực hiện được mục tiêu mà không bị những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng. Người có tri thức sẽ biết được mình cần làm gì, học gì để phát triển bản thân và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hơn nữa, khi có kiến thức, ta sẽ dễ dàng tự làm chủ cuộc sống, tự giải quyết những khó khăn trong quá trình trưởng thành. Khi có sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống, bạn sẽ đủ tỉnh táo để biết phân biệt đúng – sai, từ đó dễ dàng vượt qua cám dỗ.

Để trở thành người có tri thức, con người cần cả một quá trình rèn luyện bằng những việc làm thiết thực. Mỗi cá nhân cần tự xây dựng cho mình mục tiêu cụ thể, tranh thủ học hỏi mọi lúc, mọi nơi, đọc nhiều sách để mở rộng tầm hiểu biết trên nhiều lĩnh vực. Kho tàng tri thức của nhân loại vô cùng lớn vậy nên chúng ta hãy học từ những điều nhỏ nhất. Chỉ cần kiên trì, chắc chắn sẽ có ngày ta gặt hái được thành công. Tuy vậy, vẫn còn một số người lười học, ham chơi. Nếu không chịu tiếp thu, cải thiện vốn kiến thức nghèo nàn của mình, sẽ khó để họ có thể hòa nhập với sự phát triển của xã hội như hiện nay.

Đọc thêm:  Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên

Để khám phá kho tàng kiến thức rộng lớn của nhân loại, mỗi người cần hành động ngay từ bây giờ. Hãy rèn luyện kiến thức, kĩ năng để có thể tự tin phát triển bản thân, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh hơn.

Trong bất kì xã hội hay thời kỳ nào thì vai trò của trí thức đều vô cùng quan trọng. Tri thức là một nhân tố vô cùng thiết yếu tạo nên sự giàu mạnh của một quốc gia, dân tộc, là nền tảng cho sự phát triển. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, tri thức thực sự ngày càng khẳng định được vai trò lớn của mình đối với đời sống con người.

Vậy tri thức là gì? Tri thức là khái niệm chỉ những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử, đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được. Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Vốn trí thức của nhân loại là vô bờ bến như những đại dương mênh mông nước, dồi dào sự sinh sôi và phát triển. Về chính trị, đối với mỗi quốc gia, nguồn nhân lực có tri thức dồi dào luôn là niềm tự hào và tạo nên sức mạnh lớn. Ngày xưa, cha ông ta đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay. Bởi vậy mà ta lực lượng yếu vẫn thắng địch giành lại độc lập cho dân là nhờ vào trí, vào mưu lược, vào những chiến thuật khôn ngoan của các vị minh quân biết nhìn xa trông rộng, hiểu thế thời, biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng.

Xã hội ngày nay, khi đất nước được thái bình, nền chính trị cần phải được xây dựng vững mạnh, quân đội phải được thao luyện, phải biết vạch ra những chiến lược lâu dài. Như vậy, đất nước cần có những người có tài năng và đức độ, hệ thống của nhà nước phải là những cán bộ cốt cán tài năng, có năng lực thực sự với nguồn tri thức và sức am hiểu lớn để lãnh đạo đất nước. Tức là những người tài năng nhất, giỏi giang nhất là những người có một tầm hiểu biết rộng, có vốn trí thức lớn để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, lo cho dân, lo cho nước.

Về kinh tế, tri thức giữ vai trò rất lớn, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hòa chung trong sự phát triển cả thế giới. Tri thức trở thành một nguồn nhân tố quan trọng, chất xám trở thành ngưỡng năng lượng đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Các ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển thay thế cho những ngành công nghiệp nặng, lấy sức lao động của con người làm hàng hoá. Những nhân tài về công nghệ thông tin, những bằng sáng chế độc quyền hay những sáng chế khoa học thúc đẩy sự phát triển của khoa học sản xuất ra đời đều được sáng tạo nhờ tri thức trên những nguyên lý cơ bản nhất.

Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ ít đi, mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội ổn định, không bị những tệ nạn ma túy hay vấn nạn cướp bóc, trộm cướp cũng được hạn chế hơn, nhờ vậy mà đất nước trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Tri thức càng được coi trọng thì nền giáo dục càng được chú trọng lên hàng đầu, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và cung cấp được cho đất nước những nhân tài đưa đất nước ngày càng lớn mạnh hơn, góp phần nâng cao vị thế trên thế giới.

Đọc thêm:  Thuyết minh một sản phẩm hoặc trò chơi dân gian (8 mẫu) - Văn 8

Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Không có ai không học mà lại thành tài cả. Tất cả mỗi người muốn có cuộc sống đủ đầy, muốn nâng cao chất lượng đời sống và muốn sống có ích đều phải học tập. Bởi trí thức mang đến cho ta những hiểu biết thuộc bản chất của các hiện tượng đời sống, giúp ta tìm hiểu sâu về nguồn cội, về quá trình tiến hoá và cả những phát minh vĩ đại trên thế giới. Tri thức đưa ta đến những vùng trời mới của sư hiểu biết, thôi thúc ta khám phá , sáng tạo ra những cái mới cái hay. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết “gạn đục khơi trong”, biết yêu thương nhiều hơn. Tri thức còn là bản lề để mỗi người cố gắng cho tương lai, là nền móng vững chắc để phát triển trí tuệ và kỹ năng thực hành, là ngọn đèn soi sáng trong đêm tối, là hành trang dẫn lối ta vào đời.

Có thể thấy, thiếu tri thức là một lỗ hổng vô cùng lớn. Vậy mà, trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành. Một số bạn thì có lối suy nghĩ rằng không học vẫn có thể thành công, theo mình đây là một cách nghĩ sai lầm. Mọi con đường đi đến thành công đều thông qua học tập, không có học tập không có thành quả. Có lý thuyết vững chắc mới có thực hành, có học mới thành tài được. Vì vậy, chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức, cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức và sức khoẻ của bản thân mình để phát triển một cách toàn diện. Biết nuôi dưỡng lý tưởng cao đẹp, những ước mơ lớn lao, vượt khỏi những đam mê thông thường hay những nhỏ nhen ích kỉ, những khó khăn của thực tại đời sống để vươn lên học tập.

“Tri thức là sức mạnh”, hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh, lợi thế cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp.

-HẾT-

Tri thức không chỉ mang đến cho con người những hiểu biết về thế giới, bản thân mà còn là hành trang quan trọng giúp con người chinh phục cuộc sống, khẳng định giá trị bản thân. Để có những nhận thức đúng đắn nhất về vai trò của tri thức cũng như con đường để tích lũy tri thức, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển, Nghị Luận xã hội Học hỏi là việc làm suốt đời.

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-vai-tro-cua-tri-thuc-48010n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button