Phân tích bài ca dao muối ba năm muối đang còn mặn …

Bài làm:Đối với ca dao – dân ca, tình yêu nam nữ là đề tài có sức hấp dẫn kì lạ. Ca dao – dân ca khỉ thì ẩn giấu những nỗi niềm sâu xa, lắng đọng, khi thì trào dâng những cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ của tình yêu nam nữ. Dường như thách thức của thời gian và mọi trở ngại trên đường đời chỉ làm cho tình yêu thêm phần mãnh liệt, vững bền. Bài ca dao Muối ba năm… đã diễn tả phần nào tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung trong xã hội phong kiến ngày xưa :

Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay. Đôi ta nghĩa nặng tình đầy, Có xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Ban đầu, trai gái yêu nhau thường lấy trăng, hoa, sông, núi… làm cái cớ để tỏ tình, để hứa hẹn, thề thốt. Ở vào thời điểm mơ mộng, huyền diệu ấy, tình yêu hiện ra thật lãng mạn, đẹp đẽ: Tâm lí của những kẻ đang yêu là Nhất nhật bất kiến như tam thu hề, một ngày không gặp nhau dài bằng ba thu, nhưng khi đã nên vợ nên chổng thì tình yêu chuyển thành tình thương, tình nghĩa, tức là đi vào chiều sâu của tình cảm. Ca dao đã mượn các hình ảnh gần gũi, quẹn thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng:

Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Đọc thêm:  Đặt câu theo mẫu Ai là gì lớp 2 và các dạng bài tập thường gặp

Hình tượng thơ không cầu kì, bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi. Muối và gừng là những gia vị thường dùng trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn là những vị thuốc đắc dụng trong lúc ốm đau. Được các tác giả dân gian đưa vào văn chương, muối và gừng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩạ vợ chồng đậm đà, sâu nặng.

Hai câu đầu của bài ca dao nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của muối và gừng. Những số từ như ba năm, chín tháng không phải là số từ cụ thể mà nó hàm ý chỉ thời gian lâu dài. Mà thời gian lại Chính là thử thách nghiệt ngã nhất, là thước đo chính xác nhất phẩm chất và giá trị của sự vật, của con người.

Muối và gừng là những sản phẩm đo chính tay người dân làm ra và gắn bó đời đời kiếp kiếp với họ. Muối là kết tinh của nước biển, màu trắng, hạt nhỏ, có vị mặn. Muối có mặt trong bữa ăn của mọi nhà, mọi người. Cái vị mặn mòi của muối được nhấn mạnh trong cụm từ muối ba năm. Trải qua năm tháng, hạt muối càng mặn mà thêm, cũng giống như thời gian trôi qua càng làm đậm đà hơn tình chồng nghĩa vợ.

Gừng là loại cây thường được trồng ở trong vườn, ngoài đồng. Vị cay nồng của gừng làm nóng ran từ miệng vào tới gan ruột, khiến ta có cảm giác tăng thêm nhiệt huyết, sức lực. Độ cay của gừng chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng. Trong gian nan, vất vả, tình nghĩa vợ chồng càng thêm sâu nặng.

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn phân tích bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu hay nhất

Để làm nổi bật hai hình ảnh muối ba năm với gừng chỉn tháng, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. Sự cân đối nhịp nhàng của hai câu thơ bảy chữ kết hợp với điệp từ muối và gừng được lặp lại hai lần trong câu thơ, có sự bổ trợ của cụm từ chỉ trạng thái đang còn mặn, hãy còn cay, đặc tả tình nghĩa vợ chồng đằm thắm, nồng nàn.

Gừng cay, muối mặn tượng trưng cho tình nghĩa của những cặp vợ chổng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển. Chén cơm sẻ nửa, hạt muối chia đôi. Qua gian nan, cơ cực, tình nghĩa vợ chồng gắn bó càng thêm sâu sắc:

Đôi ta nghĩa nặng tình đầy

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button