Top 40 Dàn ý bài Câu cá mùa thu (hay nhất) – VietJack.com

Tổng hợp trên 40 Dàn ý bài Câu cá mùa thu hay nhất với các bài phân tích, cảm nhận mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 40 Dàn ý bài Câu cá mùa thu (hay nhất)

Bài giảng: Câu cá mùa thu – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 1

I. Mở bài

– Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh

– Bài thơ Câu cá mùa thu: Là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn

II. Thân bài

1. Hai câu đề

– Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;

+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ

+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

– Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

2. Hai câu thực

– Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

– Sự chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

3. Hai câu luận

– Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:

+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu

+Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

4. Hai câu kết

– Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

+ “ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu

+ “Lâu chẳng được” : Không câu được cá

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

– Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

5. Nghệ thuật

– Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh

– Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

– Cách gieo vẫn “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

– Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

– Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 2

1.Mở bài: Giới thiệu về bức tranh mùa thu trong Câu cá mùa thu

2.Thân bài

a. Hai câu thơ đầu

  • Không gian mùa thu được mở ra với hình ảnh “ao thu”, “chiếc thuyền câu” cùng những tính từ gợi cảm giác “lạnh lẽo”, “bé tẻo teo”.
  • Khung cảnh mùa thu nơi làng quê Bắc Bộ, những hình ảnh giản dị, thân quen nhưng hài hòa gợi ra cảm giác gần gũi, thanh bình.

b. Câu thơ 3, 4

  • Bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến trở nên mềm mại, sống động hơn với hình ảnh sóng biếc hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo.
  • Nghệ thuật lấy động tả tĩnh
  • Hình ảnh “lá vàng trước gió” trong làm cho bức tranh mùa thu trở nên mềm mại, tạo sự hài hòa cho bức tranh thu.

c. Câu thơ 5,6

  • không gian lại được mở rộng theo chiều cao
  • Hình ảnh độc đáo: mây lơ lửng, trời xanh ngắt, ngõ trúc vắng teo
  • Sự đồng điệu trong sắc xanh của bầu trời và mày xanh của trúc làm cho cảnh vật trở nên tịch mịch, hiu vắng, tính từ vắng teo càng gợi sâu thêm cái tĩnh lặng của không gian.

d. Hai câu thơ cuối

  • sự xuất hiện của con người trong hai câu thơ cuối vừa góp phần hoàn thiện bức tranh thu vừa thể hiện ý vị sâu xa của người thi sĩ.
  • Hình ảnh nhà thơ tựa gối buông cần gợi ra phong thái ung dung, tự tại
  • Bộc lộ sự trăn trở, suy tư về thời cuộc

3.Kết bài:

Cảm nghĩ về bức tranh thu

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 3

1.Mở bài:

  • Thu điếu viết bằng chữ Nôm theo thể thất ngôn bát cú, hầu hết tám câu thơ đều tả cảnh, hình ảnh con người chỉ xuất hiện ở hai câu cuối.
  • Cảnh của bài thơ vẫn là trời, nước gió, trúc.. những hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa

2.Thân bài:

a. 2 câu đề

-Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

  • Hình ảnh “ao thu” miêu tả với tính từ “lạnh lẽo”.Có lẽ cái lạnh của mùa thu cũng ngấm dần vào làn nước và ngấm dần vào tâm hồn nhà thơ.Tính từ “trong veo” miêu tả làn nước, không gian tĩnh lặng.
  • Nước trong veo chứ không phải là lăn tăn gợn sóng, hai âm “eo” được lặp liên tiếp ở câu trên và câu dưới khiến cho cảm giác về sự tĩnh lặng càng trở nên thật hơn

-Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

  • Không gian lạnh lẽo của mùa thu ấy xuất hiện chiếc thuyền cô đơn lẻ loi.Tác giả dùng từ “bé tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng trở nên nhỏ bé hơn,đơn độc hơn.
  • Cuộc sống bây giờ tĩnh lặng đến nghẹt thở chẳng có âm thanh để chứng tỏ cuộc sống ồn ã vẫn đang tiếp diễn

b. 2 câu thực:

Sóng biêc theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèo

  • Bức tranh thu tiếp tục hiện lên hình ảnh “Sóng và lá vàng”.Mọi vận động đều khẽ khàng và nhẹ nhàng như thế “sóng lăn tăn gợn tí”, “lá vàng đưa vèo”.Tác giả thật tinh tế về việc sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh.
  • Cảnh vật miêu tả theo chiều hướng lấy động tả tĩnh, dù bức tranh ấy có âm thanh nhưng âm thanh khẽ khàng quá lại càng toát lên vẻ tĩnh lặng của mùa thu

c. 2 câu luận:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắtNgõ trúc quanh co khách vắng teo

  • Không gian được mở rộng ra cả tầm cao và tầm rộng. “Tầng mây lơ lửng” mây cứ chùng chình lơ lửng, mây cũng chẳng muốn bay.Cuộc sống chẳng hối hả hay tâm hồn nhà thơ đang sâu đầy tâm tư.Bầu trời thu “xanh ngắt”, màu sắc đậm nét của bức tranh thu,mỗi nét vẽ của Nguyễn Khuyến đếu rất dứt khoát để tả cảnh vật “ đưa vèo”, “hơi gợn tí”, “xanh ngắt”.
  • Mây trời đơn điệu và tẻ nhạt.Còn ngõ trúc “quanh co”,“vắng teo”.Nguyên từ “vắng” đã nói rõ sự tĩnh lặng rồi nhưng tác giả lại còn sử dụng “ vắng teo” thì có nghĩa không gian thu ấy không âm thanh,không chút cử động,không bóng người chỉ có màu sắc ơ thờ không hòa quyện

d. 2 câu kết:

Tựa gốm ôm cần lâu chẳn đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo

  • Hình ảnh con người đã xuất hiện nhưng lại với tư thế “ ngồi tựa gối”, “ôm cần”. Trong trạng thái trầm tư và sâu cảm, cảnh vật đã cô đơn con người lại càng cô đơn hơn.Nhà thơ ngồi câu lâu chẳng được.Từ “cá đâu” là cách hỏi mơ hồ không định hướng,nhưng cũng có thể là sự ngỡ ngàng trong lòng người.
  • Nhà thơ chìm sâu trong suy nghĩ miên man,mất cảm giác ở thực tại nên mới “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.Nhà thơ muốn tìm sự thư thái trong tâm hồn nên mới đi câu.Nhưng cảnh vật tĩnh lặng đến ngẹt thở lại càng làm nhà thơ chìm sâu trong nỗi cô đơn.

3.Kết bài:

  • Cảnh thu đẹp và buồn trong bài thu điếu đã được Nguyên Khuyến miêu tả thật khéo léo và tinh tế.
  • Cảm xúc, tâm tư của nhà thơ được dồn nén qua từng câu thơ, trong cảnh vật thu ấy.
  • Thu điếu đi vào lòng người nhẹ nhàng và buồn man mác, khiến người đọc biết thêm về làng quê Việt Nam với những nét đẹp khác.

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 4

1.Mở bài:

Giới thiệu bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến.

2.Thân bài

-Cảnh thu ở làng quê được tác giả nhìn nhận từ những gì gần gũi nhất:

  • Ao thu
  • Sóng biếc
  • Lá vàng
  • Tầng mây
  • Ngõ trúc
  • Cảnh vật mang sắc thái dịu nhẹ và có đặc trưng riêng của mùa thu làng quê
  • Màu sắc: Trong veo, xanh ngắt, xanh biếc
  • Đường nét: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng.
  • Cảnh vật thanh bình, yên ả có chút tĩnh lặng và phảng phất nỗi buồn.

-Lòng yêu thiên nhiên đất nước

  • Những suy nghĩ, tâm trạng về thời thế đất nước lúc bấy giờ
  • Không chỉ tả cảnh thu mà Nguyễn Khuyến còn gửi gắm cả tình thu.

3.Kết bài

  • Đánh giá ý nghĩa của tác phẩm
  • Nêu cảm nghĩ cá nhân.

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 5

I. Mở bài:

  • Nguyễn Khuyến là nhà thơ nổi tiếng với phong cách thơ đặc trưng, riêng biệt.
  • Một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông chính là bài Câu cá mùa thu.

II. Thân bài:

1.Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên gần gũi với làng quê:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veoMột chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

  • “Ao” là hình ảnh gần gũi, thân thuộc với người nông dân. Thời tiết chuyển sang mùa thu, ngay cả cái ao cũng mang hơi hướng, âm hưởng mùa thu với làn nước mát lạnh và trong veo.
  • Trong khung cảnh mùa thu với ao nước trong xanh, làn nước mát lạnh ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu của người thi sĩ nhỏ bé, lọt thỏm trong không gian rộng lớn trở nên “bé tẻo teo”.
  • Khung cảnh thiên nhiên, bức tranh mùa thu trở nên đẹp đẽ và mang màu sắc riêng biệt không lẫn với bất cứ nơi nào.

2.Bức tranh mùa thu ở làng quê được miêu tả ở những cảnh vật thân thuộc khác:

“Sóng nước theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

  • Làn gió thổi lăn tăn sóng trên mặt nước “hơi gợn tí” làm cho bức tranh tuy động nhưng vẫn tĩnh.
  • Tiếng sóng nước nhỏ bé ti li gợn gợn gợi cảm giác thanh bình.
  • Hình ảnh chiếc lá vàng rụng khỏi cây và rơi xuống đất được miêu tả sinh động “khẽ đưa vèo” vừa gợi sự mỏng manh yếu đuối của chiếc lá bị gió cuốn bay vừa gợi âm thanh mùa thu – âm thanh của những chiếc lá rơi.

3.Bầu trời mùa thu mang vẻ đẹp thanh bình:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắtNgõ trúc quanh co khách vắng teo”

  • Bầu trời mùa thu có những đám mây lơ lửng trên không trung tầng tầng lớp lớp nhưng vẫn để lộ ra khoảng trời trong xanh tạo ra bầu không khí dịu mát.
  • Thêm vào đó là quang cảnh xung quanh thi sĩ với con ngõ chạy quanh co nhưng vắng lặng không một bóng người làm cho không gian trở nên vô cùng yên tĩnh.

4.Trong bức tranh mùa thu thanh bình đó là hình ảnh người thi sĩ ung dung, tự do tự tại:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo”

  • Trong bức tranh thiên nhiên mùa thu ấy là hình ảnh người thi sĩ thong dong buông chiếc cần câu để câu cá mà không chút vướng bận nhưng đợi mãi không có con cá nào cắn câu.
  • Hình ảnh đàn cá “đớp động dưới chân bèo” tạo cảm giác thú vị. Người thi sĩ có thể nhìn thấy con cá, nghe thấy tiếng động của nó nhưng không thể bắt được chúng.
  • Bức tranh mùa thu với những cảnh vật quen thuộc của làng quê Việt Nam tuy giản dị nhưng vô cùng tươi đẹp.
  • Trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người ung dung, thong dong tận hưởng cuộc sống.
Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Sơ

III. Kết bài:

  • Vần “eo” thường được người ta cho rằng mang ý nghĩa không tốt và không may mắn nhưng nhờ sự sáng tạo của mình, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ, sự tươi vui khi gieo vần này và tạo ra một bài thơ hay, độc đáo.
  • Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 6

I. MỞ BÀI

-Giới thiệu vài nét về Nguyễn Khuyến

  • Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại.
  • Nguyễn Khuyến là người có tài năng cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân

-Giới thiệu chung về chùm thơ thu và bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu): Bài thơ nằm trong chùm thơ mùa thu gồm ba bài của Nguyễn Khuyến, bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.

II. THÂN BÀI

a. Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc Bộ

-Điểm nhìn: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao rồi từ cao trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu, nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

-Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động với những hình ảnh vừa cân đối, hài hòa.

-Mở ra một khung cảnh với những cảnh vật hết sức thanh sơ:

  • ao nhỏ trong veo
  • thuyền câu bé tẻo teo
  • sóng biếc gợn
  • lá vàng khẽ đưa
  • tầng mây lơ lửng
  • ngõ trúc quanh co
  • sắc xanh của trời hòa lẫn cùng sắc xanh của nước
  • Tất cả tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động.

-Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng đượm buồn

  • Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn: vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng,…
  • Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” -> không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật -> Thủ pháp lấy động tả tĩnh.
  • Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động.

b. Tình thu

  • Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng:
  • Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
  • Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.
  • Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động…
  • Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.
  • Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

III. KẾT BÀI: Khái quát giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Câu cá mùa thu.

  • Giá trị nội dung: Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.
  • Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại; nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật.

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 7

1.Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2.Thân bài:

a. Cảnh mùa thu:

-Điểm nhìn:

  • Từ gần tới xa: từ “ao thu” đến trời xanh “tầng mây lơ lửng”
  • Từ xa tới gần: “tầng mây” trở lại với mặt ao tĩnh lặng.

-Bức tranh thu:

  • Bức tranh thu đặc trưng của làng quê Bắc Bộ được khắc hoạ chân thực với màu sắc và đường nét:
  • Màu sắc: màu của mùa thu: “trong veo”, “xanh ngắt”, “lá vàng”
  • Đường nét: Chuyển động trong không gian: sóng – “hơi gợn tí”, “lá – khẽ đưa vèo”, tất cả chuyển động đều rất nhẹ nhàng.
  • Các màu sắc và đường nét hoà hợp với nhau tạo nên bức tranh thu êm dịu

-Cảnh thu đẹp mà đượm buồn:

  • Không gian mở ra có cả hình ảnh con người nhưng:
  • Ngõ trúc “vắng teo”: không thấy bóng người hoạt động
  • Những chuyển động của cảnh vật quá khẽ, không tạo nên được âm thanh
  • Câu cuối tạo ra âm thanh nhưng lại tăng thêm vẻ tĩnh mịch.

b. Tình mùa thu:

-Tâm hồn yêu thiên nhiên:

  • Quan sát từng đường nét, màu sắc nhỏ nhất, đặc biệt nhất của mùa thu
  • Cảm nhận mùa thu bằng nhiều giác quan
  • Hình ảnh con người xuất hiện trong sự thư thái, biểu hiện cho sự hoà hợp của con người với thiên nhiên.

-Tấm lòng yêu nước thầm kín:

  • Tình yêu thiên nhiên quê hương cũng là biểu hiện của lòng yêu nước.
  • Bức tranh mùa thu đặc trưng của quê hương dung dị, không có hình ảnh ước lệ
  • Hình ảnh người ngồi câu cá biểu trưng cho một nỗi lòng nặng nề cô quạnh khi đất nước đang đầy đau thương.

c. Nghệ thuật:

  • Khắc hoạ thành công hình ảnh của mùa thu đặc trưng của làng quê Việt Nam.
  • Sử dụng các biện pháp: tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật đối, lấy động tả tĩnh.
  • Cách gieo vần đặc sắc.

3.Kết bài: Liên hệ cảm xúc của bản thân về tác phẩm

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 8

1.Mở bài:

– Tác giả:

  • Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tình Hà Nam.
  • Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Đỗ đầu 3 kì thi => được gọi là “Tam nguyên Yên Đỗ.
  • Là người tài năng, cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.

– Tác phẩm:

  • Là bài thơ thu nằm trong chùm thơ gồm 3 bài: Thu Điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
  • Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.

2.Thân bài:

a.Cảnh thu:

  • Điểm nhìn của tác giả để cảm nhận mùa thu: cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần.
  • Từ chiếc ao thu, nhà thơ mở ra 1 không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu ở làng quê Bắc Bộ.

*Câu 1,2:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”

  • Từ láy “lạnh lẽo” gợi sự tĩnh lặng của mặt nước ao thu kết hợp với tính từ “trong veo” gợi sự rất trong của nước và dường như đứng yên => gợi lên một chiếc ao thu đầy tĩnh lặng.
  • Số từ “một chiếc thuyền” kết hợp từ láy “tẻo teo” gợi hình ảnh một chiếc thuyền câu nhỏ bé không đủ sức phá vỡ sự tĩnh lặng của ao thu mùa thu.

*Câu 3,4

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,Lá vàng trước gió khẽ đưa vào.”

  • Sóng có màu xanh biếc nhưng chỉ “hơi gợn tí” sự lay động rất khẽ gần như không động gợi sự tĩnh lặng của cảnh thu.
  • Hình ảnh “lá vàng kẽ đưa vèo”: chiếc lá thu rơi rất nhẹ, rất khẽ trong tư thế nghiêng nghiêng => hình ảnh ấy mang cảm giác buồn man mác. Đó là sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
  • Nghệ thuật đối (Sóng biếc >< lá vàng, hơi gợn tí >< khẽ đưa vèo).
  • Nghệ thuật lấy động để nói tĩnh, gợi 1 không gian mùa thu đẹp nhưng đầy tĩnh lặng.
  • Phải là một không gian tĩnh lặng đến mức gần như tuyệt đói mới có thể thấy rõ những chuyển biến nhẹ nhàng của sóng biếc trên mặt ao, chút khẽ đưa của lá. Điều đó càng khẳng định sự tinh tế của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ.

*Câu 5,6

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”

  • “Tầng mây lơ lửng”: hình ảnh những áng mây dường như không trôi mà lơ lửng trên bầu trời gợi sự tĩnh lặng của không gian.
  • “Trời xanh ngắt” gợi cái màu xanh thăm thẳm vừa sâu lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ.
  • Câu thơ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” cảnh vật vắng đến vô cùng, vắng cả bóng dáng con người, vắng cả tiếng động.
  • Cảnh mùa thu êm đềm, đẹp, tĩnh lặng, đó còn là tâm trạng của nhà thơ khi đối diện với thiên nhiên để lắng cõi suy tư của mình vào sự tĩnh lặng ấy.

b. Tình thu:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo

  • Tư thế “tựa gối buông cần” là tư thế cũng là tâm thế của 1 nhà thơ đầy suy tư và thoát khỏi vòng danh lợi.
  • “Cá đâu đớp động” tác giả như chợt tĩnh nhận ra tiếng cá đớp động => tiếng động ấy như làm bừng tĩnh 1 không gian nhưng nó không đủ sức phá vỡ cái tĩnh lặng nhưng đã làm cho bài thơ thêm hài hòa, đẹp hơn, thể hiện cái hồn của cảnh thu, của cuộc sống nông thôn ngày trước.
  • Tác giả nói chuyện câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng, để thể hiện suy tư trăn trở trước cuộc đời.

3.Kết bài:

  • Bài thơ “Câu cá mùa thu” thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc thu đồng bằng Bắc Bộ
  • Đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế về tài thơ Nôm của tác giả.

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 9

I. Mở bài: Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)

  • Nguyễn Khuyến (1838 – 1909), là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng.
  • Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Bài thơ ghi lại cảm nhận và gợi tả tinh tế cảnh sắc mùa thu ở làng quê Bắc Bộ đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm sự thời thế kín đáo của Nguyễn Khuyến.

II. Thân bài

1. Khái quát chung:

  • Nêu tóm gọn hoàn cảnh sáng tác
  • Nội dung của chùm thơ thu, bài Thu điếu.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Những từ ngữ gợi nên phong vị riêng của mùa thu Bắc Bộ:

  • Trong veo, biếc, xanh ngắt => tính từ
  • Gợn, khẽ đưa, lơ lửng => động từ

b. Bức tranh mùa thu với những phong vị riêng của vùng quê Bắc Bộ Việt Nam: vẻ thanh sơ, dịu nhẹ

  • Gợi nên nét đặc sắc của ao mùa thu: nước trong veo, sóng gợn tí: sự tĩnh lặng, nước không chảy, đứng yên như một một kẻ “buồn thiu”.
  • “Bé” là nhỏ không lớn, chiếc thuyền câu bé tẻo teo lại nằm trên một cái ao nhỏ => gợi nên sự thu nhỏ của một không gian hẹp.
  • Khách vắng teo, bé tẻo teo, sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa => các chuyển động trong bài thơ đều rất nhẹ, rất khẽ dường như không đủ để tạo âm thanh.
  • Một tiếng động tạo nên âm thanh duy nhất: cá đớp động dưới chân bèo => nhưng nó cũng chỉ có ý nghĩa càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây là cái động duy nhất để nhận ra tất cả không gian xung quanh đều yên ắng quá.
  • Sử dụng độc vận “eo”: Cách gieo vần “eo” là một từ vận rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần “eo” góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.

III. Kết bài

  • Nêu tóm lược lại vấn đề: ngôn từ được sử dụng rất tài tình, độc đáo.
  • Gợi mở vấn đề.

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 10

1.Mở bài:

Giới thiệu bài thơ Câu cá mùa thu

2.Thân bài:

-Hai câu đề “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

  • Ao thu là một hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống thường ngày, cũng với thời tiết se lạnh và dòng nước trong veo
  • Cảnh sắc màu thu ở vùng quê được thể hiện qua hai câu thơ

-Hai câu thực “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.

  • Hình ảnh sóng biếc gợn tí và hình ảnh lá vàng, cảm giác như những hình ảnh rất nhỏ bé
  • Không gian tĩnh lặng của mùa thu được tăng dần so với câu trước
  • Tâm hồn rất nhậy cảm, tinh tế của tác giả

-Hai câu luận Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.

  • Sự êm đềm nhẹ nhàng
  • Cảm giác mông lung huyền ảo
  • Cảnh buồn, tĩnh mịch, lòng người nặng trĩu, luẩn quẩn không lối thoát

-Hai câu kết “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

  • Một bức tranh thiên nhiên hài hòa
  • Ném mọi tâm tư không vươn vấn tới thế, thói đời

3.Kết bài:

Nêu cảm nhận của em về bài thơ Câu cá mùa thu

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 11

I. Mở bài:

  • Chùm thơ ba bài Thu vịnh, Thu ẩm, Thu điếu của Nguyễn Khuyến tiêu biểu cho thiên nhiên mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó quen thuộc và gần gũi hơn cả là bài Thu điếu.
  • Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên trước mắt khung cảnh một làng quê nghèo vùng đồng chiêm trũng với những hình ảnh đơn sơ mà sống động

II. Thân bài:

a. 2 câu đề

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

  • Nguyễn Khuyến tả mùa thu trong một không gian hẹp: chiếc ao thu nhỏ bé, làn nước, trong veo in bóng mây trời.
  • Tiết thu, khí trời se lạnh làm cho màu nước dường như trong hơn, làn nước sâu hơn và lạnh lẽo hơn. Trên mặt ao là chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
  • Ao nhỏ, thuyền xinh như hoà hợp với nhau, tạo nên một cảnh trí êm đềm, tĩnh lặng
Đọc thêm:  Cách chuyển ảnh thành bảng trong Excel - Download.vn

b. 2 câu thực

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

  • Cảm nhận tinh tế của nhà thơ đã phát hiện ra cái lạnh se se trong cơn gió thoảng. Ao hẹp, gió nhẹ thổi làm cho mặt nước gợn sóng lăn tăn.
  • Dăm chiếc lá vàng lìa cành, se sẽ đưa theo chiều gió. Không gian yên lặng đến mức nghe rõ cả tiếng rơi vèo rất khẽ của chiếc lá liệng trên mặt ao.
  • Màu nước trong veo, thuyền câu bé tẻo teo, sóng hơi gợn tỉ, lá khẽ đưa vèo… Tất cả dường như đều thu nhỏ lại, lắng sâu và chất chứa suy tư.

c. 2 câu luận

Tầng mây lơ lừng trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

  • Ta lại bắt gặp hinh ảnh trời thu xanh ngắt như trong bài Thu vịnh, sắc xanh đặc trưng – biểu tượng của mùa thu. Gió nhẹ nên mây lơ lửng, gẩn như trong trạng thái đứng yên.
  • Nét thu trên mặt nước, nét thu trên bầu trời và đây là nét thu trên mặt đất: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
  • Những con đường nhỏ trong thôn xóm hai bên trồng tre, trồng trúc, vắng bóng người qua lại, dường như cũng chìm trong yên lặng.
  • Yên lặng tuyệt đối bao trùm lên tất cả. Chính cái yên lặng chất chứa đó lại đồng điệu với tâm hồn nhà thơ và gợi lên những rung cảm tịnh tế trong lòng người đọc.

d. 2 câu kết:

Tựa gối, ôm cần lảu chẳng được,Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

  • Tư thế con người cũng như cố thu nhỏ lại cho tương xứng với cảnh vật chung quanh và cái dáng ngồi ấy phần nào thể hiện tâm trạng nhà thơ.
  • ông không thể nào nguôi ngoai trước thế sự – điều mà ông muốn mượn việc câu cá để giải khuây mà không sao khuây được.
  • Một tiếng cá đâu đớp động mơ hồ dưới chân bèo đã làm cho nhà thơ khẽ giật mình, trở về thực tại – một thực tại đầy xót xa, day dứt đối với tâm hồn trĩu nặng nỗi niềm dân nước.

III. Kết bài:

  • Bài thơ Thu điếu là mùa thu, hồn thu của làng cảnh Việt Nam. Không cần những hình ảnh cầu kì, ước lệ trong văn chương, chi vài cảnh vật đơn sơ, quen thuộc, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thu dân dã, mộc mạc mà không kém phần sinh động, đặc sắc.
  • Cái hay của bài thơ là sự vắng lặng, mênh mông khiến cho mọi thứ dường như thu nhỏ và ẩn kín vào trong. Không gian mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ là vậy. Tâm trạng của nhà thơ ngụ trong chính cái cảm giác tinh vi ấy.

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 12

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến
  • Giới thiệu về bài thơ Câu cá mùa thu

II. Thân bài:

a. Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê của tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

  • Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ. Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và tinh tế.
  • Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo” với mặt nước “trong veo” rất muốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê.
  • Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bé tẻo teo”, vần eo là thử vận hiểm hóc, vậy mà câu thơ trôi chảy tự nhiên như không, như không có chút gì là kĩ xảo cả.

b. Thuyền câu đã hiện ra đấy mà người câu đâu chẳng thấy. Cũng chưa thấy cần thấy nhớ gì cả. Người đi câu còn mải mê với trời nước của mùa thu:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng, trước gió khẽ đưa vèo.

  • Ao thu không còn tĩnh lặng nữa mà đã nổi sóng với hai thanh trắc ở đầu câu (sóng biếc) và hai thanh trắc ở cuối câu (gợn tí).
  • Sóng nhỏ vì ao nhỏ, lại là trong chỗ khuất. Gió nhẹ, gió heo may mùa thu. Sóng lại có màu sắc, “sóng biếc” thật đẹp. Ngòi bút của tác giả tinh tế đến từng chi tiết nhỏ.
  • Hai câu thực đối rất chỉnh “sóng biếc” đối với “lá vàng”, đều là màu sắc đặc trưng của mùa thu.
  • “Hơi gợn tí” đối với “khẽ đưa vèo”, vận động của chiều dọc tương xứng với vận động của chiều ngang thật tài tình.

c. Nhà thơ mở không gian lên chiều cao tạo nên không khí khoáng đạt và không gian được mở rộng nên bức tranh “Thu điếu” thêm đường nét, thêm màu sắc:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

  • Màu da trời “xanh ngắt” thật là đẹp, màu xanh xao mà tha thiết. Trong màu “xanh ngắt” có cái thăm thẳm của chiều cao. Mây không trôi mà “lơ lửng” những áng mây trắng “lơ lửng” trên bầu trời “xanh ngắt” thật là thanh bình.
  • Rồi tác giả lại trở về cận cảnh với hình ảnh của làng quê. Những nét trúc thẳng đối lập với những nét quanh co của đường làng thật là gợi cảm.
  • Trời lạnh, đường quê vắng vẻ, “khách vắng teo”. Bức tranh thu đượm buồn

d. Bài thơ kết thúc với hình ảnh của người đi câu như một nét tự họa:

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

  • Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần”, dường như để tương xứng với khung ao nhỏ, với chiếc thuyền “bé tẻo teo”.
  • Người đi câu đang đắm chìm trong suy tư thì một cử động đã làm cho nhà thơ sực tỉnh: Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
  • Ba chữ “đ” (đâu, đớp, động) miêu tả một chút xao động trong làn ao và rất nhiều xao động trong lòng thật là tài tình.

III. Kết bài

  • Bài thơ “Thu điếu” là kiệt tác trong nền thơ cổ điển nước nhà.
  • Bức tranh mùa thu được miêu tả bằng những hòa sắc tinh tế, những đường nét gợi cảm.
  • Nhạc điệu cũng độc đáo. vần gieo hiểm hóc mà tự nhiên, hồn nhiên.

Dàn ý bài Câu cá mùa thu – mẫu 13

1.Mở bài

  • Trước kia, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng cũng có tác phẩm viêt về nông thôn, nhưng hình ảnh về cảnh quê nói chung còn mờ nhạt. Phải đến Nguyễn Khuyến, lần đầu tiên cảnh nông thôn mới thực sự đi vào văn học.
  • Nguyễn Khuyến viết nhiều về thiên nhiên với ngòi bút ấm áp bình dị, có khi còn gởi gắm chút tâm sự. Một trong những bài thơ thể hiện nội dung trên là bài Câu cá mùa thu.

2.Thân bài

a. Khái quát chung:

  • Từ tên bài thơ đến mọi chi tiết miêu tả đều trực tiếp hay gián tiếp làm rõ hai từ Thu điếu (Câu cá mùa thu).
  • Hai câu đề cho thấy cảnh được báo hiệu từ tên gọi tác phẩm: có ao, có thu (hợp lại thành ao thu), có nước trong veo, có chiếc thuyền câu nhỏ.
  • Đúng là bài thơ nói chuyện Câu cá mùa thu, tuy câu cá chỉ là hình thức bề ngoài. Các câu thơ tiếp theo đều được tổ chức xoay xung quanh “trục” này, dù người đọc có cảm tưởng tác giả nhấn mạnh vào yếu tố thu hơn yếu tố câu cá.

b. Cảnh thu đã được nhìn từ con mắt của một người ngồi câu trên ao.

-Sắc thái riêng của mùa thu nông thôn Bắc Bộ

  • Cảnh thu vừa trong vừa tình. Ao nước trong tưởng có thể nhìn thấu đáy (trong veo), sóng biêng biếc phản chiếu màu cây, màu trời, trời ít mây nên càng nổi bật màu xanh ngắt (xanh ở đây cũng có thể hiểu là trong).
  • Đây là cảnh thu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, ở xứ đồng chiêm trũng. Các chi tiết miêu tả trong bài đều giàu tính hiện thực, hầu như không vướng chút ước lệ nào, có thể gợi những cảm xúc sâu lắng về quê hương.
  • Dưới ngòi bút cua tác giả, tất cả các sự vật được nhắc tới đều xứng hợp với nhau: ao thu nhỏ – thuyền câu bé, gió nhẹ – sóng gợn tí, trời xanh – nước trong, khách vắng teo – người ngồi câu trầm ngâm yên lặng
  • Từ láy trong thơ chẳng những tạo ra vẻ thuân Nôm cho tác phẩm mà còn có tác dụng làm tăng nhạc tính.

-Không gian trong thu điếu

  • Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian Thu điếu là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
  • Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa.
  • Cá đâu đớp động duới chân bèo không thể hiểu theo nghĩa cá đâu có đớp (nghĩa là không đớp). Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ một cái “động” rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy “động” nói “tĩnh”, một thủ pháp nghệ thuật gợi tả quen thuộc của thơ cổ điển.

-Tâm tình nhà thơ

  • Nói câu cá nhưng thực ra không phải chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng.
  • Bài thơ còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: đó là một con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương, biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn dã thanh bình, hướng về sự thanh sạch cao quý và luôn có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời.

3.Kết bài

  • Cảm nhân được vẻ đẹp u tĩnh của cảnh sắc mùa thu, tâm hồn thanh cao và niềm ưu tư của nhân vật trữ tình trong bài.
  • Thấy được sự tinh tế, tài hoa trong cách miêu tả thiên nhiên và biểu lộ tâm trạng của nhà thơ.

Phân tích bài Câu cá mùa thu – mẫu 1

Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lí Đông phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. Thu điếu được trích từ chùm thơ thu gồm ba bài: Thu điếu, thu vịnh. Cả ba thi phẩm đều được viết bằng từ chương, bút pháp thi trung hữu họa, lấy động tả tĩnh của văn học trung đại, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn riêng của một trong những bậc thầy thơ Nôm đường luật xuất sắc.

Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trờ lại gần. Từ điểm nhìn của một người ngồi chiếc thuyền nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ vắng rồi lại trở người về với ao thu, nhà thơ đã quan sát không gian, cảnh sắc thu theo người lương thật sinh động.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”

Nguyễn Khuyến đã chọn những chi tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc (ao thu, gió thu, trời thu). Ao thu là thứ ao rất riêng chỉ mùa thu mới xuất hiện. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được hai đặc trưng của ao thu là lạnh lẽo và trong veo – ao lạnh nước yên, trong đến tận đáy. Ao là nét thường gặp trong thơ Nguyễn Khuyến, nói đến ao là gợi đến một cái gì rất gần gũi, thân quen, tâm hồn Nguyễn Khuyến là thế: thân mật, bình dị, chân thành với hồn quê. Trời thu trong xanh cũng là hình quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến. Bầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những án mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà lơ lửng. Xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến là xanh trong, tinh khiết đến tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề gợn tạp.

Đường nét chuyển động nhẹ nhàng, mảnh mai, tinh tế: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng, đường bao thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu. Cảnh vật toát lên sự hài hòa, xứng hợp: Ao nhỏ – thuyền bé; gió nhẹ – sóng gợn; trời xanh – nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng. Sau này Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới cũng đã bắt được những nét điển hình đó của sông nước ở vùng quê, khi trời đã bắt đầu bước vào những ngày giá lạnh:

Những luồng run rẩy rung rinh lá… … Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò.

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả các từ láy vừa tạo hình, vừa gợi cảm, những tính từ và các từ chỉ mức độ như lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, xanh ngắt, vắng teo, quanh co việc lựa chọn vần eo đã gợi nên cảm nhận mỗi lúc một thu hẹp diện tích

Cảnh buồn cảnh chẳng đeo sầu – bức tranh cảnh thu đã hé mở cho chúng ta tình thu của người trong cảnh. Phải chăng đây là tâm trạng thời thế của nhà thơ? Thời thế thay đổi nhanh quá! Thoáng chốc non sông đã mất trong tay kẻ thù. Thoáng chốc thời cuộc đã vụt qua: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Mặt nước, tầng mây lơ lửng và sắc trời mở ra không gian cho bài thơ phải chăng cũng đồng thời ẩn chứa những nỗi niềm tâm sự liệu có chút gì lơ lửng về thời cuộc? Chọn con đường ở ẩn để giữ trọn thân danh, giữ lấy cái cao khiết để như biểu tượng đăm đắm của bầu trời kia phải chăng đã thật đúng, hay chỉ là để “chạy làng” trong cách nói cay đắng của một vị đại khoa.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo phải chăng là tâm sự cô đơn, cô quạnh? Nguyễn Khuyến có lần tự thấy mình như một cành cô trúc đó thôi! Lẻ loi và cô đơn, vắng teo trước thời cuộc rộn ràng. Đó là tâm sự của một nhà nho lánh đời thoát tục song vẫn không nguôi nghĩ về đất nước, nhân dân, về sự bế tắc, bất lực của bản thân? Nhàn thân song không nhàn tâm, Nguyễn Khuyến không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ.

Câu thơ cuối, với tiếng động duy nhất: tiếng cá đớp động. Phải chăng đó là âm thanh của cõi lòng người câu cá? Nguyễn Khuyến nói chuyện câu cá nhưng thực ra tác giả không chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thật ra là để đón nhận trời thu vào lòng, gửi gắm tâm sự. Cõi lòng tĩnh lặng để cảm nhận độ trong veo của nước, cảm nhận cái hơi gợn của sóng, cảm nhận độ rơi khẽ của lá. Đặc biệt cõi lòng tĩnh lặng được gợi lên sâu sắc từ một tiếng động nhỏ: tiếng cá đớp mồi. Đó là sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm cảnh, cõi lòng của thi nhân cũng tĩnh lặng, trong trẻo như làng quê Việt trong tiết thu.

Đọc thêm:  Bài văn Vai trò của cây cối (hoặc rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu

Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế về tài thơ Nôm của tác giả.

Phân tích bài Câu cá mùa thu – mẫu 2

“Thu điếu” cho thấy cái thần thái riêng của mùa thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ mà Nguyễn Khuyến đã thực sự nắm bắt và thể hiện được một cách tài tình, nên thơ.

Một không gian êm đềm, tĩnh lặng. Ao thu “lạnh lẽo” bởi khí thu bao trùm. Nước ao thu “trong veo” có thể nhìn thấy tận đáy ao. Chiếc thuyền câu, thuyền nan “bé tẻo teo”. Vùng đồng chiêm trũng Yên Đổ thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam, quê hương cụ Tam nguyên, hầu như nhà nào cũng có một cái ao nhỏ trong vườn; ao nhỏ nên chiếc thuyền câu cũng “bé tẻo teo”.

Gió thu lành lạnh, nhè nhẹ thổi nên làn sóng biếc trên mặt ao thu chỉ xao động lăn tăn “hơi gợn tí”. Và chiếc lá thu, lá vàng “khẽ đưa vèo”. Cảnh vật từ sóng biếc đến lá vàng “khẽ đưa vèo” vừa đẹp thơ mộng, vừa êm đềm tĩnh lặng. Tác giả tả ít mà gợi nhiều, chỉ chấm phá, lấy động tả tĩnh làm nổi bật cái thần thái mùa thu trên vùng đồng bằng sông Hồng.

Không gian nghệ thuật được mở rộng về các chiều cao, chiều xa, chiều dài và chiều rộng. Bầu trời thu “xanh ngắt”, tầng mây nhẹ trôi “lơ lửng” như khách thơ lang thang du nhàn. Ai cũng cảm thấy bầu trời thu thoáng đãng, bao la, mênh mông, mỏng như dải lụa xinh xắn.

Nhìn về bốn phía làng quê, chỉ thấy “ngõ trúc quanh co”. Không một bóng người qua lại, “khách vắng teo”. Lấy cảnh để ngụ tình, nhà thơ tinh tế thể hiện tâm hồn cô đơn của mình.

Cảnh vật trong “Thu điếu” được chấm phá bằng đường nét tài hoa: bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, quanh co; được điểm nhãn bằng màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt. Đó là sắc thu quê hương nhà thơ, sắc thu của vùng nông thôn Bắc Bộ. Cảnh vật êm đềm, thơ mộng, mơ hồ, xa xăm. Nét thu nào cũng đẹp, thân thuộc, đáng yêu. Nguyễn Khuyến đã trang trải tâm hồn trên từng cảnh thu, nét thu, biểu lộ một tình thu, tình quê nồng hậu, đằm thắm, thiết tha.

Hai câu kết biểu lộ một tâm thế nhàn:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Cái tư thế “ôm cần” của Nguyễn Khuyến được người đọc liên tưởng đến Lã Vọng câu cá bên bờ sông Vị để chờ thời hơn mấy nghìn năm về trước. Có điều, cụ Tam nguyên không chờ thời mà bất lực trước thời cuộc, cáo quan về ở ẩn tại quê nhà: “Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”.

“Cá đâu đớp động dưới chân bèo” là một nét vẽ lấy động để tả tĩnh, lấy ngoại cảnh để phô diễn tâm hồn nhà thơ, đồng thời làm nổi bật bức tranh tâm cảnh mùa thu câu cá.

Qua “Thu điếu”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Tam nguyên Yên Đổ: yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương, một phong thái thanh cao, nhàn tản và thanh bạch.

Phân tích bài Câu cá mùa thu – mẫu 3

Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, tưởng chừng như cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn lạc hậu, nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kì lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào loại xuất chúng như Nguyễn Khuyến. Ông giống như một dấu chấm cảm thán khẳng định tính cổ điển có sức lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kì văn học dài hàng chục thế kỉ này. Ông để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Chùm thơ ba bài Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Bài nào cũng hay, cũng đẹp cho thấy một tình quê dạt dào. Riêng Thu điếu, mà nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam, là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng là biểu cảm. Cảnh thu, trời thu của làng quê Vỉệt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngòi bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Hai câu đầu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Nhà thơ hầu như không hứng thú gì với chuyện câu cá mà đắm say với không khí cảnh sắc mùa thu, ngay câu đầu nhà thơ đã gọi cái ao của mình là ao thu, và với tính chất lạnh lẽo nước trong veo thì đó đúng là ao thu chứ không phải là môi trường thích hợp cho việc câu cá, bên cạnh đó cảm hứng của nhà thơ hoàn toàn đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu, một cảnh trong và tĩnh gần như tuyệt đối, nước trong veo, trời xanh ngắt, khách vắng teo, giác quan của nhà thơ cực kì tinh nhậy và phải hết sức chăm chú thì mới nhận ra được những biểu hiện nhỏ nhặt tinh vi chỉ làm tôn thêm cho cái trong và tĩnh của một khung cảnh đầy màu sắc:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Màu biếc của sóng hòa hợp với sắc vàng của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật trong phần thực rất điêu luyện, lá vàng với sóng biếc, tốc độ vèo của lá bay tương ứng với mức độ tí của gợn sóng. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ vèo trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ vừa ý trong bài Cảm thu, tiễn thu:

Vèo trông lá rụng đầy sân

Đến câu luận:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Không gian được mở rộng, bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời xanh ngắt với những từng mây lơ lửng trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là xanh ngắt. Ở Thu vịnh là Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Thu ẩm là Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, và Thu điếu là Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.

Xanh ngắt là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (xám) mà xanh ngắt, thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Xóm thôn vắng lặng, tĩnh mịch, con đường quanh co, heo hút, không một bóng người qua lại.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng thu. Tất cả cảnh vật, từ mặt nước Ao thu lạnh lẽo đến chiếc thuyền câu bé tí teo, từ sóng biếc đến lá vàng, từ tầng mây lơ lửng đến ngõ trúc… đều hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh thoáng chút bâng khuâng, man mác, rất gần gũi, thân thiết với mọi người Việt Nam.

Biết bao thời gian trôi qua trong không gian của sáng tĩnh mịch ấy, tư thế ngồi của ông câu cá như cũng bất động trong thời gian:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Tựa gối ôm cần là tư thế đợi chờ mòn mỏi của người câu cá. Người xưa có kẻ lấy câu cá làm việc đợi thời, đợi người xứng đáng để phò tá. Văn thơ truyền thống lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan và coi câu cá là việc câu người, câu quạnh, câu lưỡi. Bài thơ Thu điếu này cũng thể hiện khát vọng câu thanh, câu vắng cho tâm hồn của một nhà thơ có phẩm chất thanh cao.

Cái âm thanh cá đớp động gợi lên sự mơ hồ xa vắng, đánh thức tỉnh.

Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nét vẽ xa gần tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa vèo trong làn gió thu tiếng cá đớp động chân bèo – đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.

Thơ là sự cách điệu tâm hồn, Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình đồng quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, chúng ta thêm yêu quê hương, thêm yêu xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

Phân tích bài Câu cá mùa thu – mẫu 4

Nguyễn Khuyến là nhà thơ nổi tiếng với phong cách thơ đặc trưng, riêng biệt. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông chính là bài Câu cá mùa thu.

Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên gần gũi với làng quê:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

“Ao” là hình ảnh gần gũi, thân thuộc với người nông dân. Thời tiết chuyển sang mùa thu, ngay cả cái ao cũng mang hơi hướng, âm hưởng mùa thu với làn nước mát lạnh và trong veo. Trong khung cảnh mùa thu với ao nước trong xanh, làn nước mát lạnh ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu của người thi sĩ nhỏ bé, lọt thỏm trong không gian rộng lớn trở nên “bé tẻo teo”. Khung cảnh thiên nhiên, bức tranh mùa thu trở nên đẹp đẽ và mang màu sắc riêng biệt không lẫn với bất cứ nơi nào.

Bức tranh mùa thu ở làng quê được miêu tả ở những cảnh vật thân thuộc khác:

“Sóng nước theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Làn gió thổi lăn tăn sóng trên mặt nước “hơi gợn tí” làm cho bức tranh tuy động nhưng vẫn tĩnh. Tiếng sóng nước nhỏ bé ti li gợn gợn gợi cảm giác thanh bình. Hình ảnh chiếc lá vàng rụng khỏi cây và rơi xuống đất được miêu tả sinh động “khẽ đưa vèo” vừa gợi sự mỏng manh yếu đuối của chiếc lá bị gió cuốn bay vừa gợi âm thanh mùa thu – âm thanh của những chiếc lá rơi.

Bầu trời mùa thu mang vẻ đẹp thanh bình:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Bầu trời mùa thu có những đám mây lơ lửng trên không trung tầng tầng lớp lớp nhưng vẫn để lộ ra khoảng trời trong xanh tạo ra bầu không khí dịu mát. Thêm vào đó là quang cảnh xung quanh thi sĩ với con ngõ chạy quanh co nhưng vắng lặng không một bóng người làm cho không gian trở nên vô cùng yên tĩnh.

Trong bức tranh mùa thu thanh bình đó là hình ảnh người thi sĩ ung dung, tự do tự tại:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Trong bức tranh thiên nhiên mùa thu ấy là hình ảnh người thi sĩ thong dong buông chiếc cần câu để câu cá mà không chút vướng bận nhưng đợi mãi không có con cá nào cắn câu. Hình ảnh đàn cá “đớp động dưới chân bèo” tạo cảm giác thú vị. Người thi sĩ có thể nhìn thấy con cá, nghe thấy tiếng động của nó nhưng không thể bắt được chúng. Bức tranh mùa thu với những cảnh vật quen thuộc của làng quê Việt Nam tuy giản dị nhưng vô cùng tươi đẹp. Trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người ung dung, thong dong tận hưởng cuộc sống.

Vần “eo” thường được người ta cho rằng mang ý nghĩa không tốt và không may mắn nhưng nhờ sự sáng tạo của mình, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ, sự tươi vui khi gieo vần này và tạo ra một bài thơ hay, độc đáo. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button