Dàn ý Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận – Thủ thuật
Dàn ý Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
I. Dàn ý Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Huy Cận.- Gợi dẫn vào bài thơ Tràng giang.
2. Thân bài:
– Phân tích lời đề từ: lời đề từ với bảy chữ đã bao quát toàn bộ nội dung và tư tưởng nghệ thuật mà tác giả gửi gắm.- Phân tích khổ thơ đầu:+ Cách điệp vần “ang” được sử dụng đây tinh tế đã gợi ra một không gian với dòng sông dài rộng.+ Hai tiếng “tràng giang” cất lên càng gợi âm vang của nỗi buồn tha thiết.+ Những con sóng gợn nhẹ nơi dòng sông, dòng sông mang màu tâm trạng “buồn điệp điệp”.+ Cụm tính từ “buồn điệp điệp” càng làm cho nỗi buồn thêm khắc khoải, tầng tầng lớp lớp, nối tiếp nhau chẳng thể nào dứt.+ Hình ảnh “con thuyền xuôi mái” ẩn dụ cho người thi sĩ đang trống vắng, lẻ loi phó mặc dòng đời xô đẩy.+ Hình ảnh đối lập “thuyền về- nước lại”: câu thơ uyển chuyển, linh hoạt mà con gợi ra được âm hưởng cổ kính.+ Nghệ thuật đảo ngữ “củi một cành khô ” nhấn mạnh sự đơn độc, lẻ loi, vô định, nhỏ bé, tầm thường.
– Phân tích khổ thơ thứ 2:+ Cặp từ láy tượng hình “lơ thơ” “đìu hiu” gợi bao buồn vắng, quạnh quẽ, cô đơn.+ Vạn vật như nằm trong sự tĩnh lặng đến tuyệt đối, không gian cũng được mở rộng cả chiều kích sâu rộng.+ Nghệ thuật đối kết hợp với biện pháp tu từ nhân hoá cho thấy được chiều kích vô cùng của không gian.
– Phân tích khổ thơ thứ 3:+ Hình ảnh cánh bèo gợi sự vô định, lênh đênh.+ Sông nước mênh mông, dài rộng, không có lấy một chuyến đò đi qua, cây cầu bắc ngang cũng chẳng thấy nên dù muốn nhưng nào có chút hy vọng mong manh về sự gắn kết với con người.+ Tất cả dường như đang chống đối với lòng người, kẻ cô đơn đang khao khát giao cảm, thấu hiểu, sẻ chia lại không có một chút tình đời, tình người ở lại.
– Phân tích khổ thơ thứ 4:+ Mùa thu, bầu trời với những đám mây cao trắng được phản chiếu dưới ánh mặt trời tạo hoá trở nên đẹp đẽ với ánh bạc lấp lánh.+ Động từ “đùn” cho thấy được sự vận động đầy mạnh mẽ của cảnh vật, những đám mây đùn lên trùng điệp phía chân trời tạo thành những dãy núi hùng vĩ, tráng lệ.+ Cánh chim bé nhỏ đang đơn độc nghiêng mình dưới bóng chiều buồn vương.=> Hình ảnh đối lập giữa cánh chim nhỏ bé và vũ trụ bao la hùng vĩ càng tô đậm nỗi buồn của bầu thiên nhiên sâu rộng, khoáng đạt.+ Trước cảnh thiên nhiên ấy, nỗi nhớ quê hương trong lòng thi nhân lại thêm da diết, cồn cào.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
II. Dàn ý Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
a. Nhan đề và lời đề từ:– Nhan đề “Tràng giang”: Gợi mở ra không gian rộng lớn bằng cách điệp vần “ang”, mang đến cho tác phẩm sắc thái cổ kính, trầm lặng, chất chứa nhiều tâm tư, nỗi buồn sâu kín.- Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” gợi ra cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là nỗi bâng khuâng, buồn bã, chất chứa nhiều tâm sự của con người khi đứng trước một vùng trời sông nước quá đỗi rộng lớn.
b. Khổ thơ đầu tiên: Bức tranh sông nước buồn vắng và ảm đạm:– Hình ảnh “tràng giang” là một con sông vừa rộng lại vừa dài, lòng sông lại hết sức yên tĩnh, sóng chỉ gợn nhẹ, mang đến cảm giác phẳng lặng, hiu hắt.- “buồn điệp điệp” tức là cái buồn nỗi buồn chồng chất lên nhau lẫn vào từng gợn sóng lăn tăn của dòng sông một cách ẩn nhẫn, âm thầm.- Hình ảnh “Con thuyền xuôi mái nước song song/Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” gợi sự chia lìa, xa cách, nghe não lòng, đau xót.- “Củi một cành khô lạc mấy dòng” chính là tâm sự, là nỗi niềm, là thân phận của tác giả, hoang mang, lạc lõng trước thời cuộc.
c. Khổ thơ thứ 2: “Lơ thơ … bến cô liêu”:– Sử dụng các từ láy vần liên tiếp “lơ thơ”, “đìu hiu”, “chót vót” diễn tả trọn vẹn được sự cô quạnh, hoang vắng của cảnh vật.- “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”: Hình ảnh cồn cát rời rạc, thưa thớt, dường như chẳng hề có chút kết nối, thêm tiếng gió buổi chiều hôm mỏng nhẹ thổi lướt qua càng khiến khung cảnh thêm tịch mịch, buồn bã.
– “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”:+ Câu hỏi mong tìm được một chút âm thanh sự sống, âm thanh của con người.+ Làm nổi bật nên sự đìu hiu, quạnh quẽ của không gian sông nước, khi mà một tiếng vãn chợ xa xăm cũng trở nên rõ ràng lọt vào tai của người lữ khách bên sông.
– “Nắng xuống trời lên sâu chót vót”: Khoảng cách xa xăm giữa trời và đất được thể hiện đầy ấn tượng bằng mấy từ “sâu chót vót”.- “Sông dài trời rộng, bến cô liêu” cảnh sông nước mênh mông, rộng lớn, bến cô liêu chẳng một bóng người lạnh lẽo, hoang sơ và ảm đạm như chính lòng tác giả.
d. Khổ thơ thứ 3: Nỗi buồn thân phận, nỗi buồn thế sự:
– “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”:+ Lời tự hỏi, là sự đau đớn trước số phận, trước thời cuộc, khi chính bản thân ông cũng không thể tìm ra một lối đi đúng đắn, dù muốn thay đổi thế sự nhưng chịu bất lực.+ “hàng nối hàng” chỉ số phận bèo dạt như ông trong xã hội lúc bấy giờ không phải hiếm mà là cảnh ngộ chung của một thế hệ, một tầng lớp những con người yêu nước.- “Mênh mông không một chuyến đò ngang” không chỉ là bộc lộ cảnh tượng hoang vắng, quạnh quẽ của dòng sông, bộc lộ nỗi cô đơn trong lòng.
e. Khổ cuối: Nỗi lòng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc:– “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” mây vờn quanh núi từng lớp, từng lớp dày đặc, như được dát bạc, tạo nên cảnh tượng hùng vĩ hiếm có.- Cánh chim nhỏ bé, lạc lõng “Chim nghiêng cánh nhỏ: Bóng chiều sa”.- “Lòng quê dợn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”: Nỗi nhớ quê tha thiết đến độ không cần đến “khói hoàng hôn”, ánh lửa bữa cơm chiều từ những căn bếp mà lòng vẫn đượm một nỗi nhớ mong sâu nặng.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
III. Dàn ý Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận, mẫu 3 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu những nét chính về tác giả Huy Cận (đặc điểm tiểu sử, con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,…)- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tràng giang” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát những nét cơ bản về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)
2. Thân bài
a. Nhan đề và câu thơ đề từ– Nhan đề:+ Một từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, với nghĩa là sông dài.+ Sử dụng hai vần vần mở, có độ vang, độ ngân xa liên tiếp nhau, gợi lên hình ảnh một con sông vừa dài vừa rộng.- Câu thơ đề từ: Khái quát một cách ngắn gọn, đầy đủ tình và cảnh trong bài thơ
b. Khổ 1– Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang.→ Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la.- Hình ảnh: con thuyền xuôi mái nước gợi lên sự nhỏ nhoi→ Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với hình ảnh con thuyền nhỏ bé càng gợi lên trong chúng ta sự cô đơn, le loi.
– Hai câu cuối:+ Thuyền và nước như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi, cho lòng “sầu trăm ngả”. Đặc biệt, giữa cảnh sông nước mênh mông ấy,+ Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên trong lòng người đọc ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, lạc lõng, bơ vơ, không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu→ Trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định, đồng thời gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả.
c. Khổ 2– Hai câu thơ đầu đã vẽ nên một không gian hoang vắng, hiu quạnh:+ Nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo+ Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” là câu thơ có nhiều cách hiểu nhưng dẫu hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người- Hai câu sau, không gian như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn, từ đó gợi lên cả nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người
d. Khổ 3– Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: gợi lên hình ảnh về kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu.- Nghệ thuật phủ định được lặp lại: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”.→ Ở nơi đây không có bất cứ thứ gì gắn kết đôi bờ với nhau, nó thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người và hơn hết là tình người, mối giao hòa, thân mật giữa con người với nhau
e. Khổ 4– Hai câu thơ đầu khổ thơ: Vẽ nên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ.+ Hình ảnh những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc.+ Hình ảnh cánh chim xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.
– Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả+ Hình ảnh “dờn dợn vời con nước” không chỉ tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ – nỗi buồn của người xa xứ đang nhớ quê hương da diết.+ Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước của nhà thơ
3. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ và những cảm nhận của bản thân.
IV. Dàn ý Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận, mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài
Bài thơ Tràng Giang là tác phẩm tiêu biểu cho nét phong cách trong hồn thơ của Huy Cận.
2. Thân bài
* Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên bao la rộng lớn nhưng hoang sơ, đượm buồn:– Dòng sông rộng, dài, mênh mông.- Từng cơn sóng mệt mỏi gợn lăn tăn giữa dòng sông sâu rộng- Con thuyền nhỏ cô độc giữa dòng sông- Trong cảnh có tình, chất chứa nỗi sầu thi nhân
* Khổ 2, 3: Không gian tĩnh lặng, yên bình mang bầu tâm trạng:– Bãi cồn nhỏ nhoi, ít ỏi lại càng tô đậm thêm vẻ đìu hiu quạnh vắng của không gian.- Tiếng chợ chiều xa vẳng lại chẳng rõ ràng.- Cánh bèo trôi dạt giữa dòng sông, không mục đích, không chốn đến nơi về, cứ thế xuôi theo dòng nước.- Mong mỏi chút gì đấy sinh hoạt của con người cũng không thấy, bảo quanh chỉ là những bộ xanh, bãi vàng tiếp nối nhau, nỗi buồn cứ thế cũng chất chồng lên nhau, thật xót xa, đau đớn
*Khổ 4: Thiên nhiên đầy tráng lệ, hùng vĩ, vận động rất đẹp và thơ:– Từng lớp mây cao đùn núi bạc- Cánh chim nghiêng khi chiều buông xuống
* Nỗi nhớ quê hương, niềm yêu đất nước tha thiết, trào dâng mãnh liệt trong hồn thi nhân.
3. Kết bài
Bằng các hình ảnh giàu sức gợi, mang đậm phong vị Đường thi, với những hình ảnh cổ điển tiêu biểu, sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, Huy Cận đã thể hiện được cái tôi độc đáo của mình trong thơ. Bài thơ bồi đắp, nuôi dưỡng cho tâm hồn mỗi người về tình yêu thiên nhiên tha thiết, lòng sâu nặng với quê hương dân tộc.
V. Dàn ý Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận, mẫu 5 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về nhà văn Huy Cận và tác phẩm “Tràng giang”
2. Thân bài– Hoàn cảnh sáng tác của “Tràng giang”: Tháng 9/1938, trong một buổi chiều khi tác giả đạp xe ra bến Chèm nhìn dòng sông Hồng đang cuộn chảy.- Ý nghĩa nhan đề bài thơ và lời đề từ: Mang âm hưởng Hán – Việt trang trọng, cổ kính. Gợi ra cảnh sông nước mênh mang, con người hữu tình.
– Khổ 1:+ Từ láy “điệp điệp” kết hợp cùng trạng thái buồn: Nỗi buồn mênh mang lan tỏa như những đợt sóng trên sông nước.+ Con thuyền “xuôi mái nước song song” và “Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả”: Nhuốm màu chia ly buồn bã, sự vật dường như muốn đứng yên lặng theo tâm trạng của nhà thơ.+ Hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng”: Cành củi lạc dòng vô định. Thân phận củi khô héo, lênh đênh trên sông.
– Khổ 2:+ Nhà thơ muốn nghe lắm “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” nhưng hoàn toàn không có tiếng đáp trả.+ Từ “vãn” càng tạo ra cảm giác xa xôi, tẻ nhạt, quạnh vắng+ Miêu tả “trời lên sâu chót vót” thay vì “trời lên cao chót vót”: “Sâu” ở đây gợi lên một nỗi buồn không đáy, nỗi buồn trải dài đến vô cùng tận của lòng người.
– Khổ 3:+ Hình ảnh “bèo”: Sự vật nhỏ bé, tầm thường thay cho lời diễn tả đến những kiếp người bấp bênh, trôi nổi, vô định.+ Cấu trúc phủ định “không một chuyến đò ngang” – “không cầu gợi chút niềm thân mật”: Xóa sạch sự kết nối của con người
– Khổ 4:+ Những câu thơ mang đầy màu sắc cổ điển+ Sử dụng bút pháp chấm phá để vẽ lên bức tranh thủy mặc có núi, có mây, có cánh chim nghiêng, bóng chiều, khói hoàng hôn.+ Liên tưởng đến câu thơ của Thôi Hiệu và so sánh.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của các phẩm.
VI. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận (Chuẩn)
Phong trào Thơ Mới đánh dấu tên tuổi của nhiều thi nhân, trong đó phải kể đến Huy Cận- một hồn thơ “sầu vạn cổ”. Mỗi vần thơ của Huy Cận đều chất chứa những nỗi buồn miên man, sầu bi của nhà thơ trước thời đại, trước xã hội mà ông đang sống. Đằng sau những nỗi sầu ấy là tiếng lòng của một con người yêu nước. Bài thơ Tràng giang là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.
Mở đầu tác phẩm là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, lời đề từ với bảy chữ thôi nhưng đã bao quát toàn bộ nội dung và tư tưởng nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. Câu thơ gợi ra nỗi buồn thương, khắc khoải, nhớ nhung của con người trước cảnh bật bao la, sâu rộng….(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận tại đây.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-trang-giang-cua-huy-can-64795n.aspx Tràng Giang là một trong những tác phẩm xuất sắc và nổi bật trong phong trào thơ Mới, mời các em tham khảo thêm các bài viết Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang, Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang, Phân tích Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của Tràng Giang, Bức tranh Tràng giang và nỗi niềm của Huy Cận để tìm hiểu thêm về tác phẩm này.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!