Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của

Tổng hợp những Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao do Top lời giải sưu tầm và biên soạn. Qua dàn ý và các bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu, các cách hành văn khác nhau, qua đó có thể tiếp cận tác phẩm với cái nhìn đa chiều, mới mẻ hơn. Mời các bạn cùng xem!

Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao | Văn mẫu 8 ngắn gọn, hay nhất

1. Mở Bài

Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao, quan điểm sáng tác của tác giả, đặc biệt là tinh thần nhân đạo trong những tác phẩm của ôn và tác phẩm lão Hạc.

2. Thân Bài

– Sự đồng cảm của tác giả đối với những nhân vật nghèo khổ, khó khăn. Trong đó có lão Hạc

– Sự khám phá của tác giả về cuộc đời và số phận của những con người nghèo khó

– Những vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của những nhân vật trong tác phẩm

– Từ giá trị hiện thực đến giá trị nhân đạo: Lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến, gián tiếp đẩy con người đến bước đường cùng.

3. Kết Bài

Đọc thêm:  Dàn ý cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của

Cảm nhận của em về giá trị nhân đạo trong tác phẩm

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao – Bài mẫu

Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao | Văn mẫu 8 ngắn gọn, hay nhất

Giá trị nhân đạo là một trong những khía cạnh, vấn đề được rất nhiều tác giả thời kì trước Cách mạng tháng Tám đề cập đến và rất thành công. Một trong số những nhà văn hiện thực xuất sắc của thời kì ấy là Nam Cao cũng đưa ngòi bút của mình vào những trang văn thấm đượm tinh thần nhân đạo. Tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần ấy của ông là Lão Hạc.

Đầu tiên, giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua sự đồng cảm của tác giả đối với những con người, số phận bất hạnh trong cuộc sống. Và trong truyện lão Hạc, nhân vật ấy là lão Hạc. Tác giả Nam Cao đã xây dựng hình tượng một nhân vật có hoàn cảnh vô cùng đáng thương: Vợ mất sớm, lão Hạc phải sống trong canh gà trống nuôi con. Đứa con trai duy nhất của lão rồi cũng bỏ lão ra đi. Vì kiếm ăn, vì cái nghèo đói bủa vây, lão lại sống cô đơn một mình. Không chỉ lão Hạc, ngay cả ông giáo, một tầng lớp tri thức của xã hội cũng phải sống một cuộc đời túng thiếu, khốn cùng. Lão Hạc chỉ là một trong những nhân vật đại diện cho sự khốn khổ ấy của người nông dân.

Đọc thêm:  Khối C03 Gồm Những Ngành Nào? Các Trường Xét Tuyển Khối C03

Không chỉ thấu hiểu với số phận, cuộc đời của nhân vật, Nam Cao còn khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, tinh thần của những con người ấy. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, cực khổ muôn phần nhưng đều ngời sáng lên những vẻ đẹp phẩm chất vô cùng tốt đẹp. Lão Hạc có tấm lòng yêu thương đối với động vật. Việc lão gắn bó, thân thiết với cậu Vàng hay đau đớn vô cùng khi phải đem bán cậu vì hoàn cảnh đã thể hiện rõ tình cảm của người nông dân này. Bên cạnh đó, lão Hạc còn thể hiện rõ mình là một người cha có trách nhiệm, yêu thương con vô cùng. Dù sống trong khó khăn, thiếu thốn nhưng lão vấn cố dành dụm tiền bán vườn cho con trai lão. Lão ân hận vì mình không phải một người cha tốt, không lo được cuộc sống tử tế cho con để con phải bươn chải đi xa để kiếm sống. Lão cũng vì không muốn phiền hà đến mọi người hàng xóm xung quanh nên tự sống bằng những gì mình nhặt nhạnh được qua ngày và tự dành tiền để lo đám tang chu toàn cho mình. Đó chính là lòng tự trọng của một con người. Dù hoàn cảnh sống có khắc nghiệt, khó khăn, thiếu thốn, họ vẫn giữ cho mình lòng tự trọng, thiện lương nguyên vẹn. Đó chính là tâm hồn cao thượng của lão Hạc nói riêng và người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nói chung.

Đọc thêm:  Tả một con gà mái dẫn đàn gà con đi kiếm mồi

Khắc họa số phận, cuộc đời và những phẩm chất cao đẹp của người nông dân, ngòi bút của tác giả còn thể hiện sự phê phán sâu sắc đối với xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Một xã hội không chăm lo đến đời sống của người dân, đẩy họ gián tiếp đến những hoàn cảnh khốn cùng.

Nam Cao thực sự có một tâm hồn đồng cảm và sự trân trọng, cảm thông, xót xa đối với những con người trong xã hội cũ. Đặc biệt là người nông dân. Chỉ xuất phát từ tấm lòng, tinh thần và quan điểm nghệ thuật chan chứa tình nhân đạo mới có thể viết ra những trang viết lay động tâm hồn người đọc đến như vậy. Gấp lại những trang văn của Nam Cao, ta vẫn còn cảm nhận vẹn nguyên những giá trị, tinh thần nhân đạo mà tác giả muốn truyền tải đến với người đọc.

-/-

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button