Phân tích Đây mùa thu tới của Xuân Diệu kèm dàn ý siêu hay

1. Dàn ý siêu hay Đây mùa thu tới ngắn gọn nhất.

1.1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả : Xuân Diệu ( 1916 – 1985 ) là nhà văn viết về truyện ngắn và nhà phê bình văn học Việt Nam. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”

– Giới thiệu tác phẩm : sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ Thơ”

– Nội dung: bức tranh mùa thu đẹp, lãng mạn nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn xót xa

1.2. Thân bài:

a. Khổ thơ thứ nhất

– Mùa thu không phải là âm thanh tiếng chày đập vải, mà là ở dáng liễu, rặng liễu ven hồ, hay bên đường

– Thu đến mang theo những nỗi buồn và sự phấn khích bất ngờ cho cảm nhận về con người, làm cho lòng người xao xuyến bâng khuâng khi thấy thu về

b. Hai khổ thơ tiếp

– Khổ thơ thứ 2, ta cảm nhận được những cảm giác mới lạ từ những vần thơ của Xuân Diệu làm sâu sắc hơn những dấu hiệu của ngày thu → khung cảnh mùa thu mang màu sắc lãng mạn nhưng ẩn sâu trong đó lại man mác những nỗi buồn của nhà thơ

– Khung cảnh thi vị, lãng mạn nhưng cũng khẳng khiu, mỏng mang đến nao lòng

– Trăng là những hiện tượng thuộc về thiên nhiên, nhưng trăng trong thơ của Xuân Diệu được ví như con người đa, sầu đa cảm

– Trong khung cảnh thiên nhiên chuyển động ấy, có những chuyến đò nhộn nhịp thường ngày cũng đổi khác khi thu về đó là sự vắng lặng yên bình

c. Khổ thơ cuối cùng

– Khép lại bài thơ là nỗi lòng của nhà thơ Xuân Diệu khi nhà thơ miêu tả từng áng mây, cánh chim cũng mang đậm những nỗi buồn hoàn vào nỗi buồn của lòng người.

– Bầu không khí rộng lớn nhưng lại chứa nét trầm buồn, u uất màu chia li

1.3. Kết bài:

– Đánh giá nội dung và nghệ thuật: tác giả sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, liệt kê… để khắc họa nét đẹp của bức tranh thiên nhiên khi mùa thu về

– Khẳng định lại vấn đề : Viết về bức tranh mùa thu mang những nét đẹp kì diệu và qua đó là nỗi lòng của nhà thơ trước sự thay đổi của thiên nhiên

2. Mở bài phân tích Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.

Mùa thu là một đề tài quen thuộc đã đi sâu vào trong những áng văn thơ của người nghệ sĩ. Nếu như trong “Thu Điếu” nhà thơ Nguyễn Khuyến viết về mua thu thân thuộc, giản dị của khung cảnh miền quê đồng bằng Bắc Bộ thì đến với “Đây mùa thu tới”, tác giả gửi vào đó những xúc cảm mới về mua thu lãng mạn tuyệt đẹp , đồng thời người đọc cảm nhận được nỗi lòng của tác giả gửi gắm qua cảnh thu.

Đọc thêm:  Bày tỏ quan điểm của mình về câu nói: Không ca tụng trí tuệ mà ca

3. Thân bài phân tích Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.

Mở đầu bài thơ là biến đổi của thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc giao mùa giữa hạ sang thu. Nhà thơ cảm thu từ hình ảnh thay đổi của rặng liễu- một hiện tượng rất mới lạ và độc đáo so với thơ trung đại. Hình ảnh rặng liễu ở đây được nhà thơ liên tưởng tới các thiếu nữ đứng xõa tóc chịu tang và tràn lệ. Nếu như ở Nguyễn Du, người đọc bắt gặp hình ảnh “rặng liễu” mang một vẻ đẹp yểu điệu, thướt tha “Lơ thơ liễu buông mành… “, thì ở Xuân Diệu ta bắt gặp hình ảnh rặng liệu mang một nỗi niềm đượm buồn ảm đạm. Nhà miêu tả hình ảnh dáng liễu mang một dáng vẻ đau thương, những lá liễu buông xuống mang theo những hàng nước mắt thể hiện một nỗi u sầu. Thiên nhiên mùa thu không còn tĩnh lặng mà trở nên có hồn giống như con người:

“ Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

Đối lập với khung cảnh ấy lại là tiếng reo vang như đang vui mừng trước sự xuất hiện của “Nàng Thu”:

“ Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Thơ là tiếng nói tình cảm của cảm xúc, là những rung động của trái tim trước con người và cuộc đời. Và thơ của Xuân Diệu cũng như vậy, ở nơi đấy người đọc được cảm thụ được những cung bậc cảm xúc được truyền tải qua những hình ảnh, từ ngữ. Xuân Diệu đã sử dụng điệp ngữ “ mùa thu tới – mùa thu tới” thể hiện sự sôi nổi giống như là tiếng reo thích thú với sự tới của mùa thu cùng với từ ngữ “đây ” thể hiện niềm cảm xúc hân hoan, vui sướng khi mùa thu trần về. Hình ảnh “áo mơ phai” mang một màu vàng nhạt, thoáng nhạt như nắng gợi lên một sắc vàng lung linh, huyền ảo, đẹp đến nao lòng người. Đến đây mùa thu không còn giống là một hiện tượng tự nhiên mà thu trong thơ của Xuân Diệu đã có hồn, được ví giống như một thiếu nữ đoan trang, e lệ bước đi uyển chuyển, cười duyên nhẹ nhàng như hơi thở say đắm mà dịu ngọt của mùa thu. Hình ảnh “Áo mơ phai” cho thấy được sự con mắt tinh tế, đa tài của nhà thơ, hai chữ “mơ phai ” gợi lên những cảm xúc mới lạ không phải là màu vàng cũng không phải là màu xanh mà đó chính là màu vàng pha chút một ánh xanh. Qua đó ta thấy được nỗi lòng của thi nhân khi miêu tả màu sắc vàng của mùa thu nhưng ẩn sâu trong đó là sự vương vấn sắc xanh của mùa hạ

“ Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh”

Trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt diệu ấy, người đọc càng cảm nhận rõ được mùa thu hàng loạt các hình ảnh : hoa, lá, cành…Nhà thơ Xuân Diệu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kể các cảnh vật tạo nên một khung cảnh mùa thu đẹp lãng mạn, thơ mộng khiến cho tâm can của người đọc phải thổn thức theo từng nhịp thơ.. Về hoa đã có một số loài hoa đã lìa cảnh, những cánh hoa rơi nhẹ xuống mặt đất. Còn lá trong vườn thì đã tàn úa. Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, ta còn cảm nhận được sự vương vấn của mùa hạ thì đến đây cái màu xanh ấy đã bị sắc đỏ của mùa thu lấn át. Thêm vào đó là hình ảnh các nhánh cây, chúng không chỉ khô gầy mà được tác giả miêu tả tăng lên tới độ mỏng manh. Tất cả những thứ cảnh vật ấy hòa quyện lại làm hiện ra trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên hiu hắt cùng với việc sử dụng từ láy “run rẩy” như mở ra trước mặt người đọc một thế giới hiu hắt, vắng lặng Thơ nhà là thư kí trung thành của trái tim, là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần. Thơ là tiếng lòng của con người. Đúng vậy, qua khung cảnh mùa đa màu sắc ấy còn ẩn chứa nỗi lòng của người nghệ sĩ Xuân Diệu. Khung cảnh mùa thu được mở rộng ra không gian ba chiều với trăng cao, non xa, đò sâu:

Đọc thêm:  Quyết tâm thư khai giảng năm học 2022 - 2023 (8 Mẫu) - Download.vn

“ Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

Đã nghe rét mướt luồn trong gió..

Đã vắng người sang những chuyến đò..”

Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa khiến hình ảnh nàng trăng hiện ra với khuôn mặt tròn đầy, tươi sáng nhưng lại vương một nỗi sầu ngẩn ngơ. Đó là sự tiếc nuối, vơ vẩn và mơ hồ. Trăng ở đây không còn là một vật vô tri vô giác mà hình ảnh trăng đã được phả tâm hôn con người giống như một cô gái đẹp đang tựa cửa suy tư, ánh mắt trong veo nhìn vô định, ngẩn ngơ buồn giữa không gian xa và rộng.

Câu thơ “Non xa khởi sự nhạt sương mờ…” đã khắc họa nên những nét đẹp kì vĩ khiến cho người đọc cảm thấy bâng khuâng xao xuyến, khắc sâu vào tâm trí mỗi người về khung cảnh thiên nhiên mùa thu. Hai chữ “non xa” gợi tả những dãy núi nhấp nhô, trùng điệp, vươn lên trong biển khói sương mơ một cách mạnh mẽ thể hiện thông qua từ “khởi sự” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ phảng phất chút ánh thơ mộng của làn sương khói mờ mờ ảo ảo.. Xuân Diệu thật tài tình khi dùng từ ngữ gợi hình gợi cảm“ rét mướt” để nói lên sự rét mướt của mùa đông đang luồn vào những sợi gió của mùa thu. Và ở đây tác giả cảm được sự giao thoa của ba mùa hạ- thu- đông.

Vâng ! Thơ là tiếng lòng của con người, nói lên những tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ. Nhà thơ Xuân Diệu khi viết về mùa thu không đơn thuần là tả cảnh sắc thiên nhiên chỉ mang vẻ đẹp mà cái tài cái hay của nhà văn là trong khung cảnh thiên nhiên ấy còn phảng phất lên nỗi buồn hiu hắt. Điều đó được thể hiện qua câu thơ “Đã vắng người sang những chuyến đò..” gợi lên nỗi niềm buồn rầu của tác giả khi gợi nhắc về những chuyến đò chở khách qua sông. Chuyến đò ấy không còn nhộn nhịp như trước nữa mà đã vắng khách đi rất nhiều.

Đọc thêm:  Bài văn mẫu Hãy trình bày đối tượng đả kích và thế giới nhân vật trong

Khép lại bài thơ là hình ảnh mùa thu gắn với sự chia li: người chia tay với người, mùa chia tay với mùa, cảnh vật cũng chia ly với nhau. Điều đó được ông thể hiện thông qua các câu thơ:

“ Mây vẩn từng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Thơ lãng mạn bao giờ cũng đẹp mà đượm buồn. Ta bắt gặp nỗi buồn bâng khuâng trong ” Thu rừng ” của Huy Cận, aau lắng trước nỗi buồn ngơ ngác trong ” Tiếng thu ” của Lưu Trọng Lư. Và đến với Xuân Diệu, người đọc phải trầm lặng trước nỗi buồn xa xăm mơ của khi chứng kiến sự chia li của cảnh trong khung cảng thiên nhiên mùa thu. Những loài chim di cư cũng đã cảm nhận được cái rét của mùa đông sắp tới nên chúng vội vã bay về phương Nam để tránh cái lạnh giá nơi phương Bắc, bầu trời cũng nhuốm màu u uất của sự chia ly thể hiện ở những đám mây vần vũ, chao đảo. Tất cả đã khiến cho bầu trời trở nên vẩn đục, xám xịt. Trong khung cảnh ảm đạm, u sầu ấy lại xuất hiện hình ảnh của người thiếu nữ duyên dáng nhưng lại toát lên nỗi u buồn không thể cất nên lời và đó chính là nỗi buồn của thi nhân. Nỗi buồn của thiên nhiên và con người đan quyện vào nhau khiến cho người đọc khi đọc từng câu thơ của Xuân Diệu phải buồn bã, u sầu đến nao lòng.

Trong hai câu thơ cuối tác giả thể hiện cái tình trong thu:

“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Hình ảnh các thiếu nữ tươi trẻ hiện ra trong dáng đứng tựa cửa, duyên dáng yêu kiều nhưng ẩn sâu trong đó là ánh mắt nhìn xa xăm và ẩn chứa một nỗi buồn man mác. Trong khung cảnh ấy con người trở thành trung tâm, điểm sáng và là linh hồn cho bức tranh khiến cho bức tranh bằng ngôn từ của Xuân Diệu trở nên đẹp và gợi cảm hơn. Và phải chăng nỗi buồn của những người thiếu nữ ấy cũng chính là nỗi buồn của nhà thơ Xuân Diệu khi gợi nhắc về sự chia li của con người và của cảnh vật.

4. Kết bài Đây mùa Thu tới của Xuân Diệu.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng thổn thức “ Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy”. Và đúng như vậy, đến với “Đây mùa thu tới ” của Xuân Diệu ta càng hiểu rõ hơn về điều đấy. Người nghệ sĩ ấy đã viết về một mùa thu mang vẻ đẹp đa sắc màu gợi lên những vẻ đẹp kì diệu, lãng mạn và qua đó thể hiện nỗi lòng của nhà văn trước sự thay đổi của thiên nhiên và con người. Bài thơ cho ta nhiều ngẩn ngơ và sự vương vấn về cái hương sắc mùa thu xưa, mùa thu Hà Nội hơn nửa thế kỉ trước.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button