Bài văn Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ

Đề bài: Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang

dan y phan tich net dac sac ve noi dung va nghe thuat trong bai tho qua deo ngang

Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang

I. Dàn ý Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan (những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,…).- Giới thiệu khái quát về bài thơ Qua đèo Ngang- Nêu vấn đề nghị luận: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang.

2. Thân bàia. Nội dung– Bức tranh cảnh vật nơi đèo Ngang:+ Thời gian: “bóng xế tà” – gợi lên trong mỗi người nỗi buồn man mác với nỗi trống vắng, cô đơn.+ Không gian: đèo Ngang rộng lớn, mênh mông – sự rộng lớn của không gian càng làm tăng thêm nỗi buồn và sự trống vắng.+ Cảnh vật: “chen” – sự chen chúc, hoang sơ, không có trật tự của cảnh vật mà qua đó nó còn thể sức sống của vạn vật trước sự khắc nghiệt của khí hậu và sự mênh mông của không gian.+ Sự sống của con người:

  • Từ láy “lom khom”, “lác đác”
  • Nghệ thuật đảo ngữ
  • Sử dụng các từ ngữ “vài”, “mấy” đã làm tăng thêm sự nhỏ bé của bóng hình con người và sự thưa thớt, hoang vắng của cảnh vật…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang tại đây.

II. Bài văn mẫu Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang (Chuẩn)

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số những nữ sĩ tài danh xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam, tuy nhiên những sáng tác của bà còn tồn tại đến ngày nay không còn nhiều. Có thể nói, bài thơ Qua đèo Ngang là một trong số những sáng tác xuất sắc nhất của bà. Ra đời khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa nhà, xa quê hương, vào kinh đô Huế nhận chức “cung trung giáo tập”, bài thơ mang những nét đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật.

Đọc thêm:  Viết đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên gặp lại người thân

Trước hết, bài thơ đã vẽ nên một cảnh tượng, một bức tranh Đèo Ngang vừa thoáng đãng, vừa heo hút, hoang sơ nhưng vẫn thấp thoáng ở đó bóng hình, sự sống của con người. Mở đầu bài thơ cảnh tượng Đèo Ngang thoáng hiện lên nỗi buồn hiu quạnh.

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tàCỏ cây chen lá đá chen hoa

Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã gợi lên thời gian, không gian nghệ thuật cho bài thơ, để rồi, từ trong khoảng không gian, thời gian ấy cảnh tượng đèo Ngang cứ thế dần hiện ra. Thời gian trong bài thơ được gợi lên thông qua cụm từ “bóng xế tà”. Có thể thấy đó là một buổi chiều chạng vạng – khoảng thời gian thường gợi lên trong mỗi người nỗi buồn man mác với nỗi trống vắng, cô đơn. Không chỉ là thời gian chiều tà, bài thơ còn gợi lên một không gian cảnh vật nơi đèo Ngang rộng lớn, mênh mông – sự rộng lớn của không gian càng làm tăng thêm nỗi buồn và sự trống vắng. Và để rồi, trong khoảng không gian rộng lớn ấy, từng cảnh vật cứ thế chen chúc nhau mọc lên. Sự chật chội, chen chúc ấy của cảnh vật được thể hiện rõ nét qua động từ “chen”. Động từ này không chỉ gợi lên sự chen chúc, hoang sơ, không có trật tự của cảnh vật mà qua đó nó còn thể sức sống của vạn vật trước sự khắc nghiệt của khí hậu và sự mênh mông của không gian. Thêm vào đó, bức tranh thiên nhiên nơi đèo Ngang còn hiện lên thấp thoáng sự sống của con người.

Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà

Hai từ láy “lom khom”, “lác đác” để diễn tả dáng hình của chú tiều và những ngôi nhà cùng nghệ thuật đảo ngữ, chúng được đặt lên ở đầu câu đã nhấn mạnh sự thưa thớt, ít ỏi. Thêm vào đó, việc sử dụng các từ ngữ “vài”, “mấy” đã làm tăng thêm sự nhỏ bé của bóng hình con người và sự thưa thớt, hoang vắng của cảnh vật. Để rồi từ những hình ảnh và từ ngữ ấy, tác giả đã gợi nên một bức tranh cảnh vật thưa thớt, hoang vắng dẫu đã có ánh lên sự sống của con người. Như vậy, bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ nên một bức tranh cảnh vật đèo Ngang lúc chiều tà rộng lớn, mênh mông, thấp thoáng hiện lên bóng hình của con người, của sự sống nhưng vẫn còn hoang vắng, đìu hiu, gợi lên cảm giác man mác buồn và sự vắng lặng, cô đơn.

Đọc thêm:  Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) - VietJack.com

Không dừng lại ở đó, bài thơ Qua đèo Ngang còn thể hiện tâm trạng và nỗi lòng của nhà thơ.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia

Hai câu thơ đã cho thấy nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện và tài tình của nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan – chữ quốc là nước là từ đồng âm với từ “cuốc” – chỉ một loài chim và “gia gia” là từ có âm gần giống với loài chim đa đa. Với nghệ thuật chơi chữ tài năng, hai câu thơ đã nói lên tâm trạng của bà vào thời điểm bước tới đèo Ngang. m thanh văng vẳng của hai loài chim ấy phải chăng cũng chính là nỗi lòng của bà ngay lúc này – nỗi “nhớ nước”, “thương nhà”. Đồng thời, nỗi lòng ấy càng được tỏ rõ và nhấn mạnh khi tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đưa hai từ “nhớ nước”, “thương nhà” lên đầu hai câu thơ.

Thêm vào đó, bài thơ còn diễn tả một cách trực tiếp nỗi cô đơn của nữ thi sĩ qua hai câu thơ kết thúc bài thơ.

Dừng chân đứng lại trời, non, nướcMột mảnh tình riêng, ta với ta

Giữa khoảng không gian rộng lớn của đất trời, dường như càng làm tô đậm thêm sự nhỏ bé, cô đơn của tác giả. Thêm vào đó, những sự vật tưởng như luôn song hành, đi cùng và quyện hòa vào nhau nên lại chia lìa, xa cách nhau – điều này thể hiện rõ nét qua việc sử dụng các dấu phẩy, tách các sự vật “trời”, “non”, “nước’. Dường như, chính cái nhìn chia lìa, chính tâm trạng của tác giả đã có tác động sâu sắc tới cái nhìn đầy sự chia cách ở của cảnh vật. Và để rồi, câu thơ kết thúc bài thơ như một tiếng thở dài diễn tả trực tiếp nỗi niềm của nhà thơ. Không gian rộng lớn nhưng nơi đây chỉ có “mảnh tình riêng” – chỉ một mảnh tình riêng “ta với ta”. Nếu như “ta” thường dùng để chỉ cái chung cho cả cộng đồng, tập thể thì giờ đây nó chỉ còn là cái cá nhân, cái riêng của tác giả. Để rồi, hai câu thơ cuối đã cho chúng ta thấy nỗi cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa cái mênh mông, bao la, rộng lớn của thiên nhiên. Như vậy, bài thơ đã cho chúng ta thấy nỗi niềm của tác giả khi bước tới đèo Ngang – nỗi nhớ nước, nhớ nhà và nỗi cô đơn, lạc lõng.

Đọc thêm:  Học sinh lớp 1, 2 thực hiện bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực

Không chỉ thành công về mặt nội dung, bài thơ Qua đèo Ngang còn hấp dẫn bạn đọc bởi những nét độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật. Trước hết, bài thơ đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật. Với thể thơ thất ngôn bát cú, mặc dù đã được Việt hóa, song bài thơ không những tuân thủ một cách nghiêm ngặt mà còn đạt đến độ chuẩn mực của thể thơ này về niêm, luật, vần với ngôn ngữ trau chuốt, giàu giá trị. Thêm vào đó, thành công của bài thơ còn ở nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài năng và đem đến hiệu quả nghệ thuật to lớn. Ẩn sau bức tranh cảnh vật nơi đèo Ngang vào buổi xế chiều đã thể hiện một cách rõ nét nỗi niềm tâm trạng – nỗi buồn man mác của nhà thơ khi phải rời xa quê hương. Và cuối cùng, nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ cùng việc sử dụng các từ láy góp phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm.

Tóm lại, bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan với những nét đặc sắc về nghệ thuật đã vẽ nên bức tranh cảnh vật chiều tà nơi đèo Ngang rộng lớn, mênh mông, đâu đó hiện lên sự sống của con người nhưng vẫn còn hoang dại và để rồi từ đó thể hiện rõ nét nỗi niềm tâm trạng của nữ thi sĩ.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-net-dac-sac-ve-noi-dung-va-nghe-thuat-trong-bai-tho-qua-deo-ngang-51904n.aspx Trên đây là nội dung của bài Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang, để củng cố thêm kiến thức về bài thơ, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang, Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Tâm trạng tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang, Phân tích bài thơ Qua đèo ngang- Bà huyện thanh quan.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button