Dàn ý phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Tham khảo Dàn ý phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, tổng hợp đầy đủ dàn ý chung và những bài văn cảm nhận ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các bài văn mẫu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm, cùng tham khảo nhé!

Dàn ý phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Dàn ý phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

1. Mở Bài

– Giới thiệu tác giả

– Giới thiệu sơ qua về tác phẩm

2. Thân Bài

* Khái quát qua về phần 1 đất nước được cảm nhận qua phương diện lịch sử, chiều sâu không gian và thời gian

– Đất nước có từ bao giờ ?

– Định nghĩa về đất nước

* Phần hai: Đất nước của nhân dân

– Tất cả những gì của đất nước không chỉ là của thiên nhiên tạo ra mà là những phẩm chất tốt là một phần máu thịt của những người dân

– Tình yêu thương sự thủy chung son sắc mà ta có “hòn Trống” “hòn Mái”

– Nhờ có truyền thống hiếu học mà ta có “núi Bút” “non Nghiên”

– Nhờ có tình yêu quê hương đất nước tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm mà ta có những di tích lịch sử về quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước

– Nhân dân tạo nên 4000 năm lịch sử

+ Họ là những người dân là những người con trai con gái họ có tình yêu quê hương đất nước

+ Tác giả nhấn mạnh sự hi sinh của những người vô danh cống hiến cả tuổi thanh xuân để bảo vệ đất nước để bảo vệ thế hệ mai sau.

+ Nhân dân tạo ra những giá trị vật chất giá trị tinh thần văn hóa; “Truyền lửa”, “Truyền giọng nói”….

+ Đoạn trích ” Đất nước” là một cái nhìn mới mẻ về bình diện : lịch sử, văn hóa , địa lí dựa trên những cơ sở cốt lõi

– Sử dụng sáng tạo chất liệu dân gian ngôn ngữ giàu chất triết lí

3. Kết Bài

– Khẳng định lại giá trị của đoạn trích

– Nêu cảm nghĩ của bản thân

Phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm – Bài mẫu 1

Dàn ý phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm (ảnh 2)

Nếu như mở đầu Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm khơi nguồn cho tâm hồn người đọc tìm về cội nguồn, để lý giải sự hình thành Đất Nước thì đến đoạn thơ thứ 2, đôi mắt thơ của Nguyễn Khoa Điềm đặt hình ảnh Đất Nước trong chiều rộng của không gian địa lý, trong chiều dài của thời gian lịch sử và trong mối quan hệ gắn bó của mỗi cá nhân.

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục cho thấy cách sử dụng từ, câu linh hoạt sáng tạo của mình khi ở đây, nhà thơ đã chiết tự hai từ Đất Nước để phân tích về linh hồn thẳm sâu bên trong nó. Đất là nơi anh đến trường, nước là nơi em tắm, nghĩa là hình ảnh đất nước hiện lên vô cùng gần gũi, gắn bó khăng khít với cuộc sống của con người. Xưa kia, viết về Đất Nước các nhà thơ thường gọi nó, họa nó bằng những hình ảnh lung linh hùng vĩ, nay Nguyễn Khoa Điềm gợi về đất nước còn là không gian tình tự, nơi gắn kết tình cảm, nơi khơi nguồn và là điểm tựa cho hạnh phúc lứa đôi. Là nơi gửi gắm nỗi nhớ thầm của người con gái, vậy nên vừa lớn lao mà cũng là mảnh kí ức gợi nhớ gợi thương cho tâm hồn bất cứ ai. Hai câu thơ tiếp, Đất Nước lại hiện ra trong những câu ca dao, tục ngữ, để thấy được Đất Nước không chỉ đánh thức ký ức tuổi thơ, mà còn đánh thức cả những miền kí ức văn hóa cộng đồng, nét đẹp dân gian truyền thống của cộng đồng.

Đọc thêm:  3 bài văn hay cảm nghĩ về bài thơ Tôi yêu em - Puskin - Đọc Tài Liệu

“Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

Đất Nước là sự hun đúc, là sự kết thành giữa dòng chảy trôi bất tận của thời gian mênh mông, nhưng thời gian ở đây không phải thời gian vô tri, mà là thời gian của lịch sử của văn hóa. Nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ, nhắc về ký ức lịch sử văn hóa cộng đồng, và đồng thời cũng là một điểm tựa để gợi về nét đẹp văn hóa văn học dân gian của dân tộc. Đất Nước trong thời gian đằng đẵng, Đất Nước còn trường tồn bất tử trong không gian mênh mông, không gian hùng vĩ.

Nhìn Đất Nước trong cả chiều dài thời gian, chiều rộng không gian, Đất Nước còn là sự kết nối những thế hệ đã qua và thế hệ kế tục

“Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Để tạo nên bề dày văn hóa, lịch sử của Đất Nước, chắc chắn là sự đắp bồi, tiếp nối của biết bao thế hệ cháu con đã ngã xuống, hy sinh vì độc lập dân tộc. Đất Nước sáng mãi trong tâm khảm mỗi người bởi sự hi sinh vĩ đại, lớn lao, bởi tinh thần dân tộc như ngọn lửa trao truyền bao thế hệ. Và vì thế, những người con dân tộc luôn nhắc mình đạo lí Uống nước nhớ nguồn truyền thống: Hàng năm, đều nhớ ngày giỗ tổ.

Tiếp tục mạch lập luận, nhà thơ nhìn Đất Nước trong cả mối quan hệ của mỗi cá nhân:

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng”.

Trong anh và em, trong mỗi chúng ta, đều thấm nhuần điệu hồn của Đất Nước. Đất nước vì thế là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa mỗi cá nhân với tất cả cộng đồng, giữa cái nhỏ bé và cái to lớn, giữa cái gần gũi mộc mạc và cái xa xôi lớn lao. Để từ đó, bắc cây cầu đến trái tim của người đọc, rằng: Đất nước ở trong ta chứ không phải ở ngoài ta, và vì thế:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Viết về Đất Nước, đó là nguồn cảm hứng bất tận và trong mỗi thời kỳ lịch sử, các nhà thơ, nhà văn lại đằm vào nó điệu hồn của thời đại mình. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm viết Đất Nước với mong muốn thức tỉnh những người chiến sĩ tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc, để soi sáng, dẫn đường cho họ, thế nhưng giọng thơ của ông không hề mang tính giáo điều mà chan chứa, đằm thắm những nghẹn ngào, như một lời gửi gắm chân thành, như một sự chuyển giao thế hệ. Khiến cho người đọc như phần nào thêm đồng cảm, thêm thấm thía về sự hòa quyện, gắn kết của Đất Nước trong tâm hồn mỗi người. Đất Nước là máu xương của mỗi người, vì nó được gây dựng và được giữ gìn bằng sự sống và tình yêu nước thiêng liêng của biết bao thế hệ đã ngã xuống, đã hi sinh. Và còn bởi, Đất Nước cho ta hình hài máu thịt, cho chúng ta cách sống và cách nghĩ, cho chúng ta điểm tựa truyền thống văn hóa, lịch sử – những yếu tố đó đã hun đúc nên vẻ đẹp và nét tâm hồn riêng của con người Việt Nam, trong đó có cả anh và em, có mỗi chúng ta. Nếu bất cứ một cá nhân nào tồn tại đều là sự đơn độc mà không có một cộng đồng để bám víu, để làm điểm tựa cho sự trưởng thành và dưỡng nuôi về văn hóa tinh thần, thì chẳng khác nào ta trở thành kẻ bơ vơ lạc lõng ư? Đó chính là ý nghĩa thẳm sâu nhất mà Đất Nước có sức ảnh hưởng đến mỗi chúng ta. Vì thế mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm hóa thân cho dáng hình xứ sở, đều phải gắn bó hinh sinh, vì đó cũng là sự tạo tác tinh thần của mỗi chúng ta.

Đọc thêm:  Nghị luận về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Ngữ Văn 9

Đoạn thơ thứ hai đã thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về hình ảnh Đất Nước. Do đó, nó không chỉ tạo nên sự đồng cảm trong tâm hồn người đọc mà còn tăng sức nặng bởi những triết lý, tư tưởng. Nhưng cái tài tình của Nguyễn Khoa Điềm là diễn đạt nó bằng cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng.

Phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm – Bài mẫu 2

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, những sáng tác của ông nổi bật với phong cách thơ đậm chất chính luận và trữ tình với cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng. Trường ca “Mặt đường khát vọng” tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm được sáng tác vào năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên nhằm mục đích thứ tỉnh thanh niên đô thị vùng tạm chiến miền Nam về sứ mệnh với cuộc chiến chống Mỹ. Đoạn trích “Đất nước” nằm trong chương năm của đoạn Trường ca và một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm viết về đất nước.

Mở đầu đoạn trích tác giả đã có cảm nhận mới mẻ về quá trình hình thành đất nước. Đất nước hình thành một cách bình dị gần gũi và gắn bó với cuộc sống hàng ngày, đó là những câu truyện cổ tích, hay những câu ca dao, những phong tục của người dân, đất nước.

Trong khổ thơ thứ hai, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện cách cảm nhận mới lạ mà cũng quá đỗi bình dị về hai tiếng Đất nước. Đất nước là gì? Đất nước là những thứ gần gũi với chúng ta, là con đường ta đi học là lớp học chúng ta ngồi là bến nước em tắm là cây đa giếng nước là sân đình làng là không gian riêng cho đôi lứa yêu nhau. Đất nước còn là sự hòa quyện cá nhân với cá nhân với cộng đồng, đất nước là sự hòa quyện giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu tổ quốc. Đất nước là những truyền thống đẹp là nơi gần gũi với mỗi con người chúng ta, đất nước là máu xương là huyết hệ, là thân thể ruột thịt, là những gì ta bảo vệ dù cho có phải hi sinh tất cả.

Theo tác giả Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân là chủ nhân của đất nước là người gìn giữ bảo vệ và xây dựng đất nước. Để làm sáng tỏ tư tưởng đó tác giả đã xem xét thật kỹ các tầng địa lí, lịch sử, văn hóa đất nước để chứng minh được nhân dân là người làm ra đất nước ở không gian địa lý.

Nguyễn Khoa Điềm đã ngắm nhìn đất nước qua những danh lam thắng cảnh trải dài khắp đất nước. Tất cả các địa danh đó đều gắn liền với những di tích lịch sử một sự thật mà lịch sử đã chứng kiến. Nói cách khác đấy chính là những huyền thoại những sự tích sự thật lịch sử về nội dung đã làm lên địa danh đó biến chúng trở thành những danh lam thắng cảnh những di tích lịch sử văn hóa được mọi người thừa nhận và biết đến nó, là người vợ nhớ người chồng đã lên núi “Vọng Phu”, là những vợ chồng yêu nhau ghép lên hòn Trống Mái, những người học trò nghèo đã tạo nên những núi Bút non Nghiên hay những Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm đã đóng góp công sức tạo lên những địa danh mang tên mình.

Đọc thêm:  16 mốc phát triển của trẻ từ 0-1 tuổi mẹ nên nắm rõ

Trong cảm nhận của nhà thơ mỗi danh lam thắng cảnh không chỉ là nét vẽ tô điểm cho đất nước hình chữ “S” của chúng ta mà còn là ẩn chứa trong mấy ngàn năm cho sự thủy chung tình nghĩa vợ chồng, tình thần yêu nước truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm ý thức cội nguồn biết ơn những người đi trước những người có công với đất nước, tinh thần hiếu học ý chí vượt qua khó khăn gian khổ, tinh thần xả thân vì cộng đồng. Khai thác đất nước ở phương diện địa lí tác giả không chỉ cảm nhận đất nước trù phú mà cảm nhận nhiều miền đất nhiều địa danh với những cái tên dân giã.

Đặc biệt nhà thơ không chỉ ngắm đất nước ở hình dáng bên ngoài mà còn nhìn sâu vào bên trong để phát hiện chính những người dân là những người làm nên những địa danh đó để từ đó tác giả đi đến kết luận mang tính khái quát.

Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khắp miền tổ quốc trên đều là do nhân dân tạo ra, đều là sự kết tinh từ bao công sức của những con người bình thường vô danh. Hay nói cách khác nhân dân chính là người tạo ra đất nước từ mọi phương diện địa lí. Với cấu trúc quy nạp nghệ thuật liệt kê động từ “góp” được lặp lại nhiều lần nhà thơ khẳng định công sức lao động làm nên những địa danh ấy.

Tác giả còn khai thác trên phương diện lịch sử tác giả đã nhìn vào bốn nghìn năm lịch sử của nước ta để thấy nhân dân là những người cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu, trong bốn nghìn năm lịch sử có những mốc son chói lọi do các vị anh hùng như Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Đại Vương, Nguyễn Huệ… không chỉ những anh hùng nổi tiếng tác giả còn nói đến sự hi sinh âm thần của những người vô danh họ có thể là những anh lính họ hi sinh tuổi thanh xuân để bảo vệ đất nước họ đã nằm lại chiến trường họ không tên không tuổi nhưng họ cống hiến hết mình cho tổ quốc, hay là những người ngày đêm hăng say lao động sản xuất. Họ làm nên đất nước bằng cánh chuyền cho ta những giá trị vật chất, tinh thần bằng lúa gạo, tiếng nói, ngọn lửa, bản sắc văn hóa dân tộc.

Họ là những người đấu tranh chống giặc ngoại xâm để tạo dựng chủ quyền xây dựng nền móng cho các thế hệ mai sau và các thế hệ sau này thay nhau gìn giữ đất nước và phát triển đất nước. Nhà thơ khẳng định vai trò của nhân dân trong việc gìn giữ những truyền thống văn hóa để làm nên một đất nước đẹp.

Giọng điệu nhẹ nhàng linh hoạt khi thì thủ thỉ khi thì trang nghiêm sử dụng tốt những chất liệu văn hóa, dân gian và có sự hòa quyện của chính luận và trữ tình đi sâu vào trong tâm trí của người đọc, phần hai của đoạn trích Đất nước không chỉ lí định nghĩa Đất nước mà còn thể hiện quan niệm của tác giả về tư tưởng Đất nước của nhân dân.

-/-

Thông qua dàn ý và một số bài văn mẫu Dàn ý phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm tiêu biểu được Top lời giải tuyển chọn từ những bài viết xuất sắc của các bạn học sinh. Mong rằng các em sẽ có khoảng thời gian vui vẻ và hữu ích khi học môn Văn!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button