Dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông (3 Mẫu) – Văn 12

Dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển chọn 3 mẫu chi tiết và ngắn gọn. Qua lập 3 dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông dưới đây giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích đầy đủ các ý.

Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút kí tài hoa dào dạt cảm xúc và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế tài hoa. Vậy dưới đây là 3 dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết nhất, mời các bạn tải tại đây.

Dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông

I. Mở bài

  • Tác giả: là một người nghệ sĩ có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, là nhà văn chuyên viết về bút kí, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều.
  • Trích trong bút kí cùng tên, hoàn thành tại Huế, tác phẩm thể hiện vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Hương và tình yêu thương của tác giả đối với thiên nhiên đất nước.

II. Thân bài

Ý nghĩa nhan đề: nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của sông Hương, khát vọng của con người muốn đẹp cái đẹp về xây đắp cho xứ Huế, gợi lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy.

1. Hình tượng sông Hương

a. Dòng sông thiên nhiên

  • Ở thượng nguồn: “bản trường ca của rừng già”, “cô gái Di gan”, “người con gái của rừng già”, “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”
  • Từ thượng nguồn đến Huế: sông Hương như người con gái lần đầu đến với tình yêu một mặt rất e lệ, một mặt táo bạo chủ động.
  • Trong lòng Huế: như một người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
  • Từ biệt Huế ra biển: như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.
  • Nhận xét: tác giả chủ yếu cảm nhận vẻ đẹp sông Hương từ góc độ tình yêu khiến sông Hương hiện lên như một người con gái chung tình hết lòng vì tình yêu.

b. Dòng sông lịch sử

  • Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến những mất mát đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX, …
  • Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước: “biết hiến đời mình để làm nên chiến công”, …
  • Là một người con gái anh hùng: cùng gắn bó với Huế qua nhiều cuộc chiến đấu anh hùng trong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng tám cũng có những chiến công vang dội, …
Đọc thêm:  Cảm nhận Lặng lẽ Sa pa hay nhất (Sơ đồ tư duy + 8 mẫu) - Văn 9

c. Dòng sông văn hóa

  • Sông Hương là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: toàn bộ âm nhạc cổ điển Huế, những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh đều được sinh thành trên sông nước sông Hương.
  • Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya: không bao giờ lặp lại trong cảm hứng của các thi nhân
  • Nhận xét: Sông Hương chính là người con gái phóng khoáng, chung thủy trong tình yêu,anh dũng kiên cường trong lịch sử, tài hoa sáng tạo trong âm nhạc, trong văn hóa, khiêm nhường trong đời thương. Là hiện thân cho vẻ đẹp người con gái Huế.

2. Hình tượng cái tôi tác giả

  • Quan sát dòng sông trên nhiều góc độ khác nhau, miêu tả dòng sông trên nhiều phương diện.
  • Là nhà văn có những liên tưởng, so sánh, độc đáo, lối viết tài hoa, uyên bác.
  • Là cái tôi nghệ sĩ có tình yêu tha thiết, say đắm với thiên nhiên Huế và đất nước.

III. Kết bài

  • Đánh giá nghệ thuật nổi bật: liên tưởng độc đáo, sử dụng từ ngữ đặc sắc, văn phong tao nhã, thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương.
  • Qua tác phẩm ta cảm nhận được niềm tự hào tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế cũng như đất nước. Nhà văn có lối hành văn mê đắm, súc tích

Lập dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường (nhà văn chuyên viết về bút kí), tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (một bài bút kí xuất sắc)

– Dẫn dắt và đi vào phân phân tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

II. Thân bài

– Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ: viết tại Huế, ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên.

– Vị trí đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong SGK, là phần thứ nhất trong toàn bộ bút kí cùng tên.

Ý nghĩa nhan đề: khẳng định vẻ đẹp biến ảo của con sông cũng đẹp như chính cái tên của nó. Đây cũng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm đi vào miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương gắn với xứ Huế thơ mộng – cổ kính. Nhan đề còn thể hiện tất cả lòng yêu mến, trân trọng đến nỗi ngỡ ngàng bật lên câu hỏi như một giây phút cảm xúc vỡ òa, thăng hoa tạo nên những dòng bút kí say đắm, hào hoa.

Vẻ đẹp sông Hương nhìn từ góc độ cảnh quan thiên nhiên: gắn với thủy trình sông Hương

Ở nơi khởi nguồn

  • Sông Hương tựa như bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu hùng tráng.
  • Sông Hương nơi thượng nguồn như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại o Ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng biến đổi hình hài, mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ.
  • Ở ngoại vi thành phố Huế o Tại cánh đồng Châu Hóa, sông Hương như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng.
  • Sau khi ra khỏi vùng núi: sông Hương chuyển dòng liên tục trông thật mềm mại, duyên dáng.
Đọc thêm:  Tạ Duy Anh: Cơn gió lạ thổi trên miền văn chương - Revelogue

Vẻ đẹp trầm mặc khi qua lăng tẩm, mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong những rừng thông và bừng tươi tắn, trẻ trung khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ.

  • Đến giữa thành phố Huế: Vui tươi hẳn lên mà không ồn ào, bừng sáng mà không chói chang. Sông Hương tỏa thành nhiều nhánh như những cánh tay ôm ấp phố thị. Sông hương trở nên lững lờ đầy tâm trạng.
  • Trước khi từ biệt Huế: Sông Hương như một người tình dịu dàng và chung thủy

* Sông Hương nhìn từ góc độ lịch sử, thơ ca, âm nhạc và bản sắc văn hóa Huế.

  • Bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang, mang sức mạnh quật cường của dân tộc.
  • Từ góc độ thơ ca: Sông Hương đầy biến ảo, gợi thi hứng, cảm xúc cho biết bao nghệ sĩ
  • Từ góc độ âm nhạc: Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn

* Từ góc độ bản sắc văn hóa Huế: mang đậm bản sắc văn hóa Huế, mang những dáng hình rất đặc trưng Huế.

– Nghệ thuật

  • + Văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa
  • + Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu
  • + Các biện pháp tu từ được sử dụng một cách hiệu quả: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

III. Kết bài

– Khẳng định tài năng của tác giả và vẻ đẹp của bút kí

– Mở rộng vấn đề (bằng liên tưởng của bản thân)

Dàn ý phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Mở bài

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

– Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937) là nhà văn xứ Huế, có phong cách nghệ thuật độc đáo với sở trường là tùy bút, bút kí.

– Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” rút từ tập bút kí cùng tên thể hiện cái “tôi” uyên bác trữ tình và vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế.

2. Thân bài

– Nhan đề bài kí:

  • Nhan đề độc đáo, mới lạ bằng cách sử dụng câu hỏi tu từ.
  • Nhấn mạnh vẻ đẹp trữ tình của sông Hương – dòng sông lịch sử, cho thấy khát vọng về cái đẹp và xây dựng cái đẹp của con người xứ Huế.

a) Hình ảnh sông Hương

– Dưới góc độ địa lí:

+ Sông Hương ở thượng nguồn:

  • Nhìn từ thượng nguồn, sông Hương có mối quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn.
  • Sông Hương rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn.
  • Sông Hương mang dáng vẻ trữ tình hiện đại.
  • Sông Hương hiện ra như một cô gái Di-gan phóng khoáng, man dại.

Nghệ thuật: Động từ, tính từ gây ấn tượng mạnh, so sánh, nhân hóa táo bạo.

+ Sông Hương trước khi vào kinh thành Huế:

  • Trở thành người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô.
  • Toàn bộ thủy trình của dòng sông như một cuộc kiếm tìm có ý thức.
  • Sông Hương là người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoang dại.

-> Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như một nàng thiếu nữ được đánh thức bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân để chuyển dòng liên tục.

++) Nghệ thuật: Biện pháp kể, tả kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa làm nổi bật sông Hương ở sự phối cảnh kì thú vừa hài hòa nên thơ, trữ tình.

Đọc thêm:  Sơ đồ tư duy Người cầm quyền khôi phục uy quyền dễ nhớ, hay nhất

+ Sông Hương chảy vào thành phố Huế:

  • Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.
  • Dòng sông kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, tự uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang đến Cồn Hến, dòng sông mềm mại hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
  • Sông Hương duy nhất thuộc về một thành phố, là niềm tự hào của xứ Huế.
  • Nhìn bằng con mắt hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo nên những nét cổ kính của cố đô.
  • Qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương như một điệu “slow” dành riêng cho xứ Huế.

-> Sông Hương được cảm nhận ở nhiều phương diện khác nhau, sông Hương được nhìn nhận, đối sánh trong các ngành nghệ thuật, vẻ đẹp ấy được hội tụ dưới cái nhìn tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

– Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc:

+ Sông Hương mang vẻ đẹp hùng ca, ghi dấu những vinh quang từ thuở còn là một dòng sông biên thùy, xa xôi.

+ Sông Hương trở thành chứng nhân lịch sử.

– Sông Hương qua góc nhìn văn hóa và thơ ca:

+ Sông Hương từ góc độ văn hóa:

Trong cách nhìn với âm nhạc: Gắn sông Hương với một nền âm nhạc cổ điển Huế.

+ Từ góc nhìn văn hóa: Người nghệ sĩ đã tưởng tượng về đại thi hào Nguyễn Du và về Kiều.

+ Sông Hương từ góc độ thơ ca:

  • Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó.
  • Sông Hương lan hoài trong nỗi sầu vạn cổ trong thơ Bà huyện Thanh Quan, sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu.

-> Nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo tạo nên một dấu ấn riêng về phong cách nghệ thuật giàu chất thơ.

b) Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

  • Cái “tôi” tài hoa, uyên bác.
  • Cái “tôi” nặng lòng với quê hương xứ sở.
  • Cái “tôi” đa phong cách, mang dấu ấn riêng biệt, giàu chất thơ.

c) Nghệ thuật

  • Văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa, lắng vào chiều sâu nội tâm.
  • So sánh, nhân hóa táo bạo.
  • Được vận dụng nhiều kiến thức về địa lí, văn hóa, lịch sử do vậy sông Hương được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau.
  • Ngôn từ chọn lọc, uyên bác.

d) Đánh giá

  • Thể hiện tấm lòng yêu thiết tha sông Hương, cố đô Huế của nhà văn.
  • Qua tác phẩm, cho thấy vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí của tác giả.
  • Khẳng định được thành công của tác giả ở thể bút kí, thể hiện cái “tôi” riêng biệt, trữ tình.
  • Để lại bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước cho mỗi chúng ta.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ cá nhân: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể nghiệm mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button