Dàn ý phân tích thành ngữ thi trung hữu họa qua bài thơ … – Toploigiai

Tham khảo Dàn ý phân tích thành ngữ thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến, tổng hợp đầy đủ dàn ý chung và những bài văn cảm nhận hay nhất. Qua các bài văn mẫu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm, cùng tham khảo nhé!

Dàn ý phân tích thành ngữ thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến

Dàn ý phân tích thành ngữ thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm ‘Tây Tiến” của Quang Dũng và câu thành ngữ “Thi trung hữu họa”.

2. Thân bài

a. Giải thích thành ngữ “Thi trung hữu họa”

– Giải nghĩa các từ ngữ: “thi” (thơ), “trung” (trong), “hữu” (có), “họa” (hội họa)

– Lí giải mối quan hệ giữa thơ ca và hội họa:

+ Đều là những loại hình nghệ thuật.

+ Đều sử dụng những chất liệu riêng để kiến tạo nên ý nghĩa, giá trị (thơ ca sử dụng ngôn từ, hình tượng; hội họa sử dụng màu sắc, đường nét).

+ “Thi trung hữu họa” vì văn học phản ánh hiện thực đời sống khách quan thông qua việc khúc xạ các hình ảnh có đường nét, hình khối bằng chất liệu ngôn từ.

b. Phân tích, bình luận ý kiến “Thi trung hữu họa” qua bài thơ “Tây Tiến”

– Chất “họa” được thể hiện qua bức tranh về thiên nhiên núi rừng miền Tây với vẻ đẹp:

+ Hiểm trở, hùng vĩ

+ Thơ mộng và trữ tình.

– Chất “họa” được thể hiện thông qua bức chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng

– Chất “họa” được thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật như bút pháp miêu tả từ khái quát đến cụ thể, thủ pháp đối lập tương phản,…

3. Kết Bài

Đánh giá về giá trị của chất họa đối với bài thơ Tây Tiến

Phân tích thành ngữ thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến

Trong nền văn học Việt Nam, Quang Dũng là nhà thơ được biết đến với cái “tôi” hào hoa, lãng mạn, qua những cảm nhận đầy tài hoa, tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người. Bài thơ “Tây Tiến” là thi phẩm thể hiện rõ hồn thơ ấy. Một trong những đặc sắc của bài thơ là chất hội họa được thể hiện qua những hình ảnh và lớp ngôn từ có khả năng kiến tạo nên những đường nét, màu sắc về thiên nhiên cũng như con người, làm nên một tác phẩm “thi trung hữu họa”.

Đọc thêm:  Bài thơ Sóng In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968) - Download.vn

“Thi trung hữu họa” là chất hội họa xuất hiện trong tác phẩm thi ca: “trong thơ có nhạc”. Văn học vốn là loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, và đến với độc giả thông qua con đường đọc hiểu và sáng tạo; còn hội họa là lĩnh vực nghệ thuật sử dụng màu sắc, đường nét. Nếu văn học sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật thì hội họa sử dụng những gam màu, những nét vẽ để kiến tạo nên những bức tranh. Mặc dù là những loại hình nghệ thuật riêng biệt nhưng giữa văn học và hội họa luôn có sự giao thoa, gặp gỡ bởi văn học có khả năng phản ánh hiện thực đời sống khách quan thông qua việc khúc xạ các hình ảnh có đường nét, hình khối bằng chất liệu ngôn từ, khiến cho những hình ảnh đó hiện lên chân thực, sinh động trong tiềm thức của độc giả.

Trong bài thơ “Tây Tiến”, yếu tố “thi trung hữu họa” được thể hiện rõ qua bức tranh thiên nhiên và bức chân dung của người lính Tây Tiến. Qua những nét vẽ được tạo nên từ lớp ngôn từ hàm súc, đa nghĩa, thiên nhiên núi rừng miền Tây đã hiện lên với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa thơ mộng, trữ tình.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Những con đường hành quân đã được tái hiện thông qua những nét vẽ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” gợi lên sự hiểm trở, gập ghềnh. Không gian đó còn được mở ra chiều cao của những dốc núi, chiều sâu “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Lớp ngôn từ giàu tính tạo hình đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mang đậm chất hội họa với vẻ đẹp hùng vĩ qua những con đường quanh co, những dốc núi cheo leo hiểm trở cùng những đỉnh đèo khuất sau làn sương của mây trời. Chất họa của bài thơ còn được thể hiện qua sự thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên tạo vật:

Đọc thêm:  Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca In trong tập Khối vuông ru-bích (1985)

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Những nét vẽ về “chiều sương”, “hồn lau”, “người độc mộc”, “hoa đong đưa”, đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và con người miền Tây với vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng, thơ mộng và trữ tình. Những bông hoa lau lay động chập chờn trên “nẻo bến bờ” cùng những cánh hoa “đong đưa” theo dòng nước lũ khiến cảnh vật trở nên sinh động, gợi tả một vẻ đẹp hoang sơ và gợi cảm. Trên phông nền đó, hình ảnh “dáng người trên độc mộc” xuất hiện như một nét vẽ chấm phá, tạo nên một nét vẽ khỏe khoắn và rắn rỏi. Như vậy, bức tranh thiên nhiên với những đường nét thơ mộng đã tạo nên vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn cho thi phẩm.

Chất “họa” của bài thơ còn được thể hiện thông qua bức chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng:

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Hình ảnh người lính Tây Tiến đã được tái hiện thành công bằng những nét vẽ mang cảm hứng lãng mạn và cảm xúc bi tráng. Những chi tiết rất thực như “không mọc tóc”, “xanh màu lá”, “dữ oai hùm”, “mắt trừng” đã gợi lên một bức chân dung vừa khái quát vừa cụ thể và có những nét riêng biệt của người lính với vẻ ngang tàn. Tuy nhiên, ẩn sau những nét vẽ tưởng chừng như rất dữ dội đó là tâm hồn giàu tình cảm và rất mực lãng mạn. Mặc dù luôn đối mặt với những hiểm nguy nhưng họ vẫn “gửi mộng qua biên giới”, hằng đêm mơ và nhớ về bóng dáng thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành kiều diễm. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả là vẻ đẹp bi tráng thông qua thái độ của họ khi đối diện với cái chết:

Đọc thêm:  Nghị luận về Không có áp lực, không có kim cương (3 Mẫu) - Văn 12

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Dù có những phút giây mộng mơ về hình dáng người thiếu nữ nhưng trên chiến trường, người lính nguyện hi sinh tất cả để thực hiện lí tưởng. Lối nói giảm, nói tránh “áo bào thay chiếu, anh về đất” đã diễn tả cái chết nơi sa trường, thể hiện rõ tác giả không hề lẩn tránh cái bi, nhưng bằng những nét vẽ mang âm hưởng hào hùng: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, Quang Dũng đả đã tái hiện thành công bức chân dung người lính với vẻ đẹp bi tráng.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được bài thơ “Tây Tiến” hoàn toàn xứng đáng với nhận định “thi trung hữu họa”. Bằng tài năng của mình, tác giả đã tạo nên một thi phẩm đậm chất hội họa thông qua các biện pháp nghệ thuật như bút pháp miêu tả từ khái quát đến cụ thể, thủ pháp đối lập tương phản,… để kiến tạo thành công bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây và vẻ đẹp của những người lính hi sinh tuổi xuân, tuổi đời vì độc lập, tự do của dân tộc.

-/-

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Dàn ý phân tích thành ngữ thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button