Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Thủ thuật

dan y phan tich bai tho voi vang cua xuan dieu

Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

a. Cái tôi trữ tình đầy mới mẻ:– Muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để lưu giữ lại những vẻ đẹp bình dị đang diễn ra ở cuộc đời.- Cái tôi táo bạo, mạnh mẽ, muốn thay đổi cả quy luật của tạo hóa để lưu giữ vẻ đẹp của trần thế.=> Thể hiện tấm lòng yêu tha thiết của Xuân Diệu đối với cuộc sống, với thiên nhiên mùa xuân, mà sâu xa là sự tiếc nuối, sợ hãi bản thân không so kịp với bước chân của tạo hóa.

b. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp:– Khi nhìn về cảnh sắc mùa xuân, ánh mắt của người nghệ sĩ tràn ngập tình yêu, niềm hạnh phúc đã đầy, ở bức tranh thiên nhiên hầu như mọi cảnh vật đều có đôi có cặp, lãng mạn và tình tứ.+ Ong bướm ngọt ngào đắm say tuần tháng mật+ Hoa trong đồng nội xanh rì thực hòa hợp viên mãn.+ Lá với cành tơ cũng lả lướt đón đưa.+ Khúc tình si của cặp yến oanh làm cho khung cảnh mùa xuân thêm phần rộn rã.

– Câu thơ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” làm cho bức tranh mùa xuân thêm phần lãng mạn, trong trẻo và ấm áp tình người.=> Bộc lộ được tấm lòng yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.- “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”: Đối với tác giả một ngày được sống, được tỉnh giấc chính là một niềm vui lớn.- “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” là sự chuyển đổi cảm xúc mạnh mẽ và thú vị, cách cảm nhận đầy độc đáo.- “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa/Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Xuân Diệu nuối tiếc mùa xuân ngay chính giữa mùa xuân.

c. Nhận thức về bước đi của thời gian và sự ngắn ngủi của đời người:– Xuân Diệu hiểu và nắm rõ được quy luật không thể thay đổi của tạo hóa thời gian cứ lặng lẽ trôi đi mà không vì một ai mà dừng lại.- Tác giả đâm ra tiếc nuối và hờn giận “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/Không cho dài thời trẻ của nhân gian”.- Buồn bã, ảm đạm trong những vần thơ chứa đựng đầy nỗi tiếc nuối “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/….=> Xuân Diệu không kìm lòng được mà tiếc cả đất trời, tiếc nuối hết tất thảy những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống. Mở ra trong lòng độc giả những nhận thức về sự quý giá của tuổi trẻ.

c. Người nghệ sĩ hòa vào thiên nhiên, cố gắng tận hưởng, xua đi nỗi nuối tiếc:– “Mau đi thôi/Mùa chưa ngả chiều hôm” chính là lời tự thúc giục, động viên bản thân, cũng như nhiều thế hệ trẻ phải nhanh bước chân chạy đua với thời gian mà tận hưởng của sống.- Tấm lòng khát khao, rạo rực của người nghệ sĩ như “muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, dành trọn hết tất cả những gì xanh tươi, trẻ trung trong vũ trụ.- “Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!” thể hiện được tình yêu mãnh liệt của Xuân Diệu đối với mùa xuân, muốn được tận hưởng một cách trọn vẹn nhất cả thanh, sắc, hương, vị.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.

II. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm “Vội vàng”- Khái quát về giá trị nội dung của tác phẩm

2. Thân bài

a. Khát vọng níu giữ vẻ đẹp cuộc đời (câu 1 đến câu 4)– Điệp ngữ “tôi muốn” kết hợp với điệp cấu trúc câu ở câu thơ thứ nhất và câu thơ thứ ba, tác giả đã nhấn mạnh chủ thể của hàng động và khát vọng mạnh mẽ, in đậm cái tôi cá nhân.+ Những hình ảnh độc đáo như “tắt nắng”, “buộc gió”, cho thấy ước muốn táo bạo của người thi sĩ để “màu đừng nhạt, hương đừng bay”.+ Điệp ngữ “cho, đừng” cùng điệp cấu trúc câu ở câu thơ thứ 2, 4 đã thể hiện mục đích đẹp đẽ của nhà thơ là trân trọng, níu giữ vẻ đẹp, hương sắc của cuộc đời.→ Ước muốn lãng mạn của một thi sĩ với tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống sôi nổi, tha thiết.

b. Bài thơ “Vội vàng” tái hiện bức tranh cuộc sống đẹp như thiên đường nơi trần thế (câu 5 – câu 13)– Điệp khúc “Này đây” xuất hiện trở đi trở lại trong các dòng thơ ở những vị trí khác nhau,, mang đến âm hưởng vui tươi, rộn ràng, náo nức cho đoạn thơ.- Hệ thống ngôn từ, hình ảnh gợi hình, gợi cảm thông qua biện pháp liệt kê về rất nhiều hình ảnh đẹp về cảnh sắc thiên nhiên: “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh… khúc tình si”, “ánh sáng… chớp hàng mi”, “buổi sớm… thần Vui hằng gõ cửa”.- Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế về sự ngọt ngào của dòng thời gian: “tuần tháng mật”.- “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”: Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác đã thể hiện nhà thơ đã cảm nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan.→ Câu thơ còn thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu: con người là chuẩn mực của cái đẹp.

Đọc thêm:  Hướng dẫn đăng nhập và sử dụng eNetViet trên điện thoại

– Đang đắm say với cảnh sống đẹp đẽ, nhà thơ đột ngột tiếc nuối:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

+ Nhà thơ vừa sung sướng trước cảnh sắc quyến rũ của thiên nhiên đã lại vội vàng trước sự trôi chảy của thời gian.+ Xuân Diệu tiếc nuối cả những gì đang có, thể hiện thái độ trân quý từng phút giây đối với thực tại đang diễn ra.

c. Ý niệm về thời gian (câu 14 – câu 29)

– Thời gian có thể làm phai tàn sự sống, phai tàn cái đẹp+ Biện pháp nghệ thuật đối lập: “xuân đương tới – xuân đương qua”, “xuân còn non – xuân sẽ già”, “lòng tôi rộng – lượng trời cứ chật”, “còn trời đất – chẳng còn tôi mãi”.+ Liên từ “nghĩa là”, “nói làm chi”, “nhưng” để lí giải đã đem đến giọng điệu sôi nổi, nhịp thơ tranh luận.

– Nhà thơ không chỉ nhạy cảm với thời gian mà còn ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân+ Xuân Diệu đã ngầm khẳng định: Tuổi xuân con người ngắn ngủi, chỉ có một lần và trở nên vô giá.+ Nhà thơ cũng đau xót nhận ra vũ trụ là vĩnh hằng nhưng “cái tôi” thì hữu hạn và là duy nhất.

– Nhà thơ cảm nhận thời gian bằng nhiều giác quan: khứu giác – “mùi tháng năm”, thị giác và vị giác – “rớm vị chia phôi”.+ Cùng với sự cảm nhận về thời gian là sự ý thức về không gian: “Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…”.+ Biện pháp tu từ nhân hóa và câu hỏi tu từ đã giúp nhà thơ khắc họa sự phai tàn, chia phôi của mỗi sự vật.+ “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”. Câu cảm thán kết hợp cách ngắt nhịp 3/1/4 độc đáo vừa thể hiện tâm trạng tiếc nuối, xót xa vừa thể hiện sự vội vàng, hối thúc.→ Điều này xuất phát từ sự tự ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể đang phai tàn trong dòng chảy thời gian.

d. Triết lí sống vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu (câu 30 – câu 39)

– Sống vội vàng trước hết là sống với tốc độ phi thường: Câu trúc câu cầu khiến Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm như lời giục giã, thôi thúc mọi người sống hối hả, cuống quýt.- Sống sâu sắc, mãnh liệt:+ Điệp khúc “Ta muốn”: khao khát mạnh mẽ của nhà thơ cùng sự khơi gợi tình yêu cuộc sống của mọi người.+ Hệ thống điệp từ ngày càng mạnh: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn”, thể hiện sự cảm nhận cuộc sống bằng cả tâm hồn, bản thể, nhấn mạnh triết lí sống sâu sắc, mãnh liệt, hết mình.+ Liệt kê những danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tính từ chỉ xuân sắc: “sự sống… mơn mởn”, “mây đưa”, “gió lượn”, “cánh bướm”, “tình yêu”, “non nước”, “cây”, “cỏ rạng”, “thanh tân”, “thời tươi”, “xuân hồng”: tái hiện một thế giới tươi đẹp, tình tứ.+ Động từ chỉ trạng thái tăng tiến: “chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”: cảm xúc say mê, nồng nàn, cuồng nhiệt+ Nhịp thơ nhanh, hối hả, gấp gáp: phản chiếu tình yêu đời sôi nổi trào dâng.

– Tất cả tình yêu đời và khát vọng sống đã được dâng tụ ở câu thơ cuối cùng: “- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”.+ Hình ảnh ẩn dụ “xuân hồng” gợi một cuộc sống đầy quyến rũ, mời gọi, tình tứ như người thiếu nữ giữa tuổi thanh xuân.+ Động từ “cắn” thể hiện khát vọng hưởng thụ, chiếm lĩnh mọi vẻ đẹp của hương sắc cuộc đời.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

III. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả tác phẩm.

2. Thân bài:

a. 4 dòng thơ đầu “Tôi muốn tắt nắng đi…đừng bay đi”:– Điệp “Tôi muốn” để thể hiện khát khao mạnh mẽ, mãnh liệt- Mong muốn táo bạo “tắt nắng”, “buộc gió” để nắm giữ lại tất cả những gì tươi đẹp nhất của tự nhiên.→ Tình yêu cuộc sống tha thiết, mãnh liệt đã được thể hiện qua khát khao mạnh mẽ có phần táo bạo: Níu giữ bước chân của thời gian, thay đổi cả quy luật vận động của tự nhiên để níu giữ hương sắc, vẻ đẹp nơi trần thế.

b. Tám dòng thơ tiếp “Của ong bướm…như một cặp môi gần”:– Niềm vui sướng, sự hân hoan tột độ của tác giả khi phát hiện ra một thiên đường của cuộc sống đang tồn tại ngay bên cạnh mình.- Điệp khúc “này đây…” mang đến nhịp thơ dồn dập, thể hiện cảm xúc bất ngờ, niềm vui sướng hạnh phúc tột độ.- Bức tranh mùa xuân:+ Cảnh “ong bướm” đang ngập tràn hạnh phúc, say sưa với mật ngọt của tình yêu.+ Cảnh sắc thắm của hoa xuân cùng với sắc xanh của nội cỏ, rực rỡ, nhưng vẫn hài hòa cân đối.+ Vẻ xanh non, biếc rờn của “lá của cành tơ phơ phất” đầy tình tứ và lãng mạn.+”khúc tình si” của cặp yến anh mang đến không khí thực rộn ràng vui tươi.+ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, mang đến chất thi vị tình tứ, để cho bức tranh thêm hài hòa và sống động, thể hiện rõ sự gắn bó chan hòa giữa nghệ sĩ và thiên nhiên rộng lớn.

– “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa” thể hiện một triết lý sống mới mẻ của tác giả rằng mỗi một ngày được sống, được mở mắt nhìn nắng mai là một niềm vui, một niềm hạnh phúc đến tột cùng.- “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”: sự chuyển đổi cảm giác đầy tinh tế, thể hiện xúc cảm muốn nuốt trọn mùa xuân vào lòng, mà còn là niềm khát khao đến tột cùng.

Đọc thêm:  Đề văn 8: Em hãy làm sáng tỏ nhận định Nước Đại Việt ta là áng

c. Mười hai câu thơ tiếp: “Tôi sung sướng…tiếc cả đất trời”:– “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa/Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”: Cảm giác tiếc nuối mùa xuân ngay giữa lúc mùa xuân đang chín.- Xuân Diệu nhận ra một quy luật tàn nhẫn của tạo hóa, rằng đời người hữu hạn, còn vũ trụ thì vẫn tuần hoàn không chờ đợi ai cả.=> Xuân Diệu không tránh khỏi cảm giác “bâng khuâng tiếc cả đất trời”. Càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bao nhiêu thì càng cảm thấy nuối tiếc, buồn bã khi phải chia li.

d. Mười câu thơ cuối “Mau đi thôi…cắn vào ngươi”:– Ý thức được sự hữu hạn của tuổi trẻ, của đời người tác giả đã nhanh chóng tìm ra cho mình một giải pháp mới: sống hết mình, sống tận độ.- Các động từ mạnh “ôm”, “riết”, “thâu” cùng với điệp từ “ta muốn” càng nhấn mạnh được cái khao khát muốn nuốt trọn thanh sắc tuyệt vời của mùa xuân, muốn được điên cuồng trong tình yêu, đến tận “no nê thanh sắc của thời tươi” để không còn nuối tiếc gì hơn nữa.- Đánh thức tất cả mọi giác quan, mọi sức lực trong cơ thể để hòa mình vào bữa tiệc của thiên nhiên để “chếch choáng” với mùi thơm, “đã đầy” với ánh sáng, ôm trọn vào lòng những cây, những cỏ, nhưng hương thơm nồng ấm.- “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!” hành động mạnh mẽ thể hiện tình yêu mãnh liệt và khát khao chiếm giữ vẻ đẹp của mùa xuân, đất trời.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận cá nhân.

IV. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: “Vội vàng” là cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt với từng dấu hiệu của sự sống nhưng lại đầy lo âu, phấp phỏng trước những bước đi thời gian của Xuân Diệu.

2. Thân bài

– Khát vọng táo bạo đến hoang đường: “tắt nắng”, “buộc gió”=> Tình yêu cuộc sống đến tha thiết, khắc khoải.

– Bức tranh sự sống đầy sống động với cả hình ảnh, màu sắc, âm thanh và cả những chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế:+ Ong bướm – tuần tháng mật+ Hoa cỏ, đồng nội – xanh rì+ Cành tơ – phơ phất+ Yến anh – khúc tình si- Tâm trạng lo âu, phấp phỏng trước những bước đi của thời gian: Nhìn thấy những dấu hiệu tàn phai của sự sống ngay ở thời tươi.- Để sống có ý nghĩa, để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của sự sống, của tình yêu, của cuộc đời người, Xuân Diệu đã chủ trương sống “vội vàng”.

3. Kết bài

– Khái quát lại nội dung và giá trị của bài thơ

V. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, mẫu 5 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu sơ lược, khái quát về tác giả Xuân Diệu cùng bài thơ “Vội vàng”

2. Thân bài

– Ý nguyện, tâm thế và mong muốn hành động của tác giả trước bước đi của thời gian+ Tác giả muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” để nắm bắt và giữ lấy từng khoảnh khắc thời gian.+ Điệp ngữ “Tôi muốn” được nhắc lại hai lần:=> Khẳng định ý nguyện muốn giữ lấy vẻ đẹp chóng tàn phai của thiên nhiên;=> Làm nổi bật tâm hồn của một thi sĩ yêu đời, say mê thiên nhiên và trân trọng, nâng niu cuộc sống.

– Tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm say mê của tác giả+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân có hình ảnh, màu sắc, thanh âm tràn trề sức sống được phác họa qua: Biện pháp nghệ thuật liệt kê kết hợp nhịp điệu thơ nhanh và dồn dập; điệp từ “Này đây” vang lên đầy say mê. Biện pháp so sánh “tháng giêng” – khái niệm thời gian vô hình như “cặp môi” – sự vật cụ thể trong mối quan hệ “ngon” – “gần”

– Thi nhân tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên nhưng vẫn không quên đi ý thức về sự trôi chảy của thời gian: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.- Những quan niệm mới mẻ về tuổi trẻ, tình yêu và thời gian của tác giả+ Quan niệm con người đẹp nhất ở giai đoạn tuổi trẻ và tình yêu.+ Quan niệm về thời gian mang tính tuần hoàn nhưng cũng mang tính tuyến tính và “một đi không trở lại”.+ Quan niệm thời gian vũ trụ không đồng nhất với thời gian của đời người, nghĩa là “xuân qua” rồi xuân sẽ lại “tới” nhưng tuổi trẻ, đời người thì “chẳng hai lần thắm lại”.

– Quan niệm sống “vội vàng”, chạy đua cùng thời gian của tác giả+ Cái “tôi” trữ tình luôn ở tư thế chủ động tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống ở độ tươi mới nhất, căng tràn nhất.+ Quan niệm sống “vội vàng”, chủ động chạy đua với thời gian trong sự gắn bó với niềm vui sống và tinh thần lạc quan.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

VI. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, mẫu 6:

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”, khái quát nội dung chính của bài thơ- Xuân Diệu là nhà thơ trữ tình xuất sắc trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945- Bài thơ “Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” – tập thơ đầu trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết cùng với tinh thần lạc quan, niềm tin và khát vọng cuồng nhiệt của Xuân Diệu.

Đọc thêm:  Viết đoạn văn kể về buổi tập thể dục giờ ra chơi - Thủ thuật

2. Thân bài:

* Bố cục của bài thơ: Bài thơ có bố cục rõ ràng, mạch lạc và chặt chẽ, gắn liền với mạch cảm xúc của tác giả- Phần 1 (13 câu thơ đầu): Tác giả say mê với vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân- Phần 2 (17 câu thơ tiếp): Cảm nhận và tâm trạng của Xuân Diệu về thời gian, cuộc đời- Phần 3 (9 câu thơ cuối): Quan niệm và khát vọng sống của Xuân Diệu

* Tình yêu thiên nhiên của tác giả- Xuân Diệu đã giãi bày một ước muốn có phần ngông cuồng của mình, táo bạo: Tắt nắng, buộc gió.- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp hữu tình, lãng mạn. Vạn vật trong tiết trời xuân hiện đều đang độ sung mãn, căng tràn nhựa sống.- Mọi vật được nhà thơ nhắc đến đều có đôi có cặp: Tuần tháng mật của ong bướm, hoa của đồng nội, lá của cành, khúc tình si của yến anh và ánh bình minh của mặt trời.-> Điều này cho thấy sự đắm say, lãng mạn và ngây ngất trong con mắt của nhà thơ trước thiên nhiên mùa xuân.- Tác giả say mê với mùa xuân, tận hưởng mùa xuân, bởi với tác giả, mùa xuân như là tuổi trẻ, mà cuộc đời đẹp nhất chính là tuổi trẻ, cũng như một năm đẹp nhất là mùa xuân, mùa xuân đẹp nhất là tháng giêng.

* Tâm trạng và cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu– Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu vừa tinh tế vừa mang triết lí nhân sinh: Thời gian luôn gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của con người, mỗi thời khắc trôi qua là mùa xuân trôi đi, tuổi trẻ cũng qua đi, xuân hết thì đời người cũng hết.- Tác giả lo lắng và xót xa trước sự trôi chảy của thời gian đang mang mùa xuân và tuổi trẻ đi.=> Lời than vãn của tác giả mang ý nghĩa như một quan niệm sâu sắc về cuộc đời, cuộc đời sẽ không thể có hai lần tuổi trẻ, chính vì vậy, tuổi trẻ qua đi là điều mà nhà thơ tiếc nuối và lo lắng nhất.

* Khát vọng sống của tác giả– Tác giả đã cảm nhận thiên nhiên một cách trọn vẹn bằng tất cả các giác quan của mình, tác giả muốn lưu giữ và níu kéo thời gian ở mãi tuổi thanh xuân.- Điệp từ “Ta muốn” lặp lại nhiều lần kết hợp với những động từ mạnh như “ôm, riết, cắn…” diễn tả rất rõ khát vọng sống mãnh liệt của tác giả. Nhịp điệu thơ dồn dập và hối hả cho thấy sự giục giã thời gian để được tận hưởng cuộc sống của nhà thơ.

3. Kết bài

Tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài thơ- “Vội vàng” là một quan niệm sống đầy mới mẻ và mang ý nghĩa tích cực của Xuân Diệu: Phải biết yêu cuộc sống, tận hưởng những thứ mà cuộc sống ban tặng, hãy sống hết mình và quý trọng thời gian của tuổi trẻ.- Đây là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ mới lãng mạn, những cách tân của Xuân Diệu mang những nét sáng tạo táo bạo, từ cảm hứng, ý tưởng đến hình ảnh, giọng điệu và ngôn từ.

VII. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (Chuẩn)

Trong phong trào thơ Mới, ngoài cái kỳ dị bí ẩn nhiều đau thương của Hàn Mặc Tử, sự quê mùa chân chất của Nguyễn Bính, nỗi buồn mênh mang, ảm đạm của Huy Cận thì Xuân Diệu đã nổi lên như một hiện tượng độc đáo, đầy mới lạ và nhiều sức hấp dẫn. Ông đã mang đến cho cả thi đàn một luồng gió mới, trẻ trung, yêu đời, nồng nhiệt và đắm say, như một kẻ si tình đang vội vã khỏa lấp đi những nỗi trống rỗng, thiếu vắng trong lòng, một kẻ “tham lam” tận hưởng những màu sắc, hương vị bình thường giữa cuộc đời. Đọc thơ Xuân Diệu người nào chê thì phê phán đến bỏ, người đã thích thì ca ngợi hết lời, và những người thích thú ấy lại đa số là những người trẻ, dạt dào sức sống. Vội vàng là một trong những tứ thơ nổi bật và xuất sắc nhất của Xuân Diệu khi thể hiện được hầu hết phong cách sáng tác cũng như những quan niệm sống, những triết lý nhân sinh sâu sắc của tác giả.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi”

Trong bốn câu thơ đầu tiên Xuân Diệu đã bộc lộ cái tôi cá nhân của mình một cách rõ rệt và đặc sắc bởi những ước muốn kỳ lạ có phần hoang đường và nông nổi khi tác giả muốn “tắt nắng”, “buộc gió”…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu tại đây.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-voi-vang-cua-xuan-dieu-63159n.aspx Vội vàng của Xuân Diệu là một trong những bài thơ trữ tình lãng mạn nổi bật nhất của văn đàn Việt Nam thế kỷ trước, mà cho đến ngày hôm nay nó vẫn còn nguyên những giá trị, khi chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc về cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tác phẩm mời các em tìm đọc thêm các bài viết Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu, Vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong bài thơ Vội vàng, Triết lí nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button