Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng – Bài mẫu 3 – Toploigiai

Tham khảo Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, qua đó nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thành bài viết một cách hoàn chỉnh nhất.

Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng – Bài mẫu 1

Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng | 900 bài Văn mẫu 8 hay nhất

1. Mở Bài

– Giới thiệu khái quát tác giả O.Hen-ry, đoạn trích được học là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

– Hình tượng chiếc lá cuối cùng là một “kiệt tác” giàu tính nghệ thuật và nhân văn sâu sắc

2. Thân Bài

– Khái quát nội dung tác phẩm và hoàn cảnh ra đời chiếc lá cuối cùng:

+ Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những họa sĩ nghèo sống trong cảnh khổ sở

+ Giôn-xi mắc bệnh nặng và sống trong tuyệt vọng, cụ Bơ-men đã vẽ kiệt tác chiếc lá cuối cùng để giúp cô vươn lên vượt qua bệnh tật

– Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của nghệ thuật vì:

+ Hình ảnh chiếc lá giống như thật

+ Được vẽ bằng tâm huyết của người khao khát kiệt tác nghệ thuật

+ Vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt

– Hình tượng chiếc lá cuối cùng giàu tính nhân văn cao cả:

+ Hình ảnh chiếc lá được vẽ bằng cả tấm lòng yêu thương, đức hi sinh thầm lặng

+ Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi

3. Kết Bài

– Khẳng định giá trị hình tượng chiếc lá cuối cùng

>> Phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng

Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng – Bài mẫu 2

1. Mở Bài

– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

– Giới thiệu hình ảnh Chiếc lá cuối cùng – chi tiết đặc sắc nhất của câu chuyện.

2. Thân Bài

– Tóm tắt nội dung tác phẩm:

+ Kể về tình bạn của những người họa sĩ nghèo sống cùng một khu nhà

+ Họ đều có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật.

+ Nổi bật lên là tình bạn của Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men.

+ Giôn-xi bị mắc bệnh viêm phổi nặng, mất niềm tin vào cuộc sống, chờ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cô sẽ từ bỏ mọi hi vọng.

+ Trong đêm chiếc lá cuối cùng rụng, cụ Bơ-men đã bí mật vẽ một chiếc lá khác lên bờ tường đối diện cửa sổ của Giôn-xi.

+ Giôn-xi lấy lại được hi vọng và được cứu sống còn cụ Bơ-men bị mất do bị nhiễm lạnh và viêm phổi.

– Ý nghĩa của chiếc lá cuối cùng:

+ Giá trị nghệ thuật: Là kiệt tác để đời của cụ Bơ-men – một tác phẩm cả đời cụ mơ ước.

+ Giá trị về nhân đạo:

  • Gieo hy vọng sống cho Giôn-xi, hồi sinh cô trở lại.

  • Chứa đựng tình yêu thương cao cả của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi

  • Chứa đựng tâm huyết cũng như sự hy sinh cao cả của cụ.

– Kết luận chung:

+ Hình ảnh chiếc lá nhấn mạnh giá trị thực sự của nghệ thuật:

Đọc thêm:  Truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam

+ Một kiệt tác là tác phẩm có thể hồi sinh hi vọng, cứu sống cả một con người.

3. Kết Bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của chiếc lá cuối cùng.

Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng – Bài mẫu 3

Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng | 900 bài Văn mẫu 8 hay nhất (ảnh 2)

1. Mở bài:

– “Chiếc lá cuối cùng” là một tác phẩm vô cùng giàu tính nhân văn của nhà văn người Mỹ O.hen-ri.

– “Chiếc lá cuối cùng” đầy ắp yêu thương, niềm tin của con người vào cuộc đời rằng “Nhân định thắng thiên” ý chí của con người sẽ chiến thắng số phận nghiệt ngã.

2. Thân bài

– Trong câu chuyện của O. Hen-ri xoay quanh ba nhân vật, ông họa sĩ già Bơ-men, và hai nữ họa sĩ trẻ chập chững vào đời là nàng Xiu và Giôn-xi. Cả ba người họ cùng thuê chung một căn hộ, nhưng khắp phòng. Cụ Bơ-men là người đam mê nghề vẽ, cái nghiệp này đã đeo bám ông hơn 40 năm qua.

– Khát khao của con người muốn được khẳng định mình. Ông luôn mơ ước mình sẽ có một bức tranh tuyệt tác để khi ông chết đi tác phẩm của ông vẫn còn lưu danh thiên hạ.

– Hoàn cảnh sống khắc nghiệt Giôn-xi là một cô gái trẻ mới phía trước cô còn rất nhiều thời gian để sáng tạo, để ước mơ, nhưng không may cho cô Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi và nằm thoi thóp nhìn qua cửa sổ đếm lá rơi chờ chết.

– Cuộc sống u buồn, mang nặng màu tang tóc của những con người ấy bị mùa đông lạnh giá làm cho thêm tê buốt, những cơn gió tuyết lạnh lẽo.

– Niềm tin của con người bị cuộc đời buông xuôi. Giôn-xi thì buông xuôi cuộc đời, cô thậm chí còn sợ nhìn ra cửa sổ vì cô sợ chiếc lá cuối cùng ở trên cây sẽ rụng xuống, sẽ là lúc cô phải chết.

– Giá trị nhân văn cao cả, nhưng, chiếc lá ấy gan góc, ngang ngạnh ấy, vẫn tồn tại, nó không cho phép Giôn-xi buông xuôi cuộc đời mình từ bỏ quyền được sống của mình.

– Chiếc lá đã cứu vớt linh hồn cô, đưa cô qua khỏi những u mê để đến với những hy vọng. Chiếc lá chứa phép nhiệm màu, thì lúc này Giôn-xi mới nhận ra thật ra đó chỉ là một bức tranh mà thôi chiếc lá mà cô nhìn thấy thực ra chỉ là một bức tranh.

– Tác giả của bức tranh nhiệm màu mang tên “Chiếc lá cuối cùng” ấy chính là lão họa sĩ già khốn khổ Bơ-men.

– Lòng cao thượng, tinh thần yêu thương con người được đưa lên tới đỉnh cao, khi ông Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi nhờ bức tranh cuối cùng của đời mình.

– Tác phẩm của ông vượt qua mọi giá trị về nghệ thuật nó là một tác phẩm có thể cứu một con người khỏi cái chết. Nó là tác phẩm chứa đựng lòng vị tha, cao thượng, sự hy sinh của những con người chân chính trong xã hội

3. Kết bài

– Chiếc lá của ông họa sĩ già Bơ-men chỉ là một sự giả dối, là một bức tranh nhưng chính sự giả dối này đã mang đến niềm tin cứu sống linh hồn và mạng sống của một con người.

Đọc thêm:  Năm 2021 cho chúng ta điều gì? - Thanh Niên

– Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của người họa sĩ già mãi mãi là một tuyệt phẩm để hàng trăm năm sau người đời vẫn còn ca ngợi bởi tinh thần cao thượng, tấm lòng bao dung, yêu thương đồng loại của nó.

– Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của ông Bơ-men vì thế mà mãi mãi trường tồn, bất tử với thời gian.

Phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng – Bài mẫu

Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng | 900 bài Văn mẫu 8 hay nhất (ảnh 3)

Ô Henri là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mỹ. Ông có nhiều tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng với giá trị nội dung sâu sắc như: Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ, … Và truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế. Câu chuyện chứa đựng nhiều hình tượng giàu ý nghĩa, đặc biệt là hình ảnh chiếc lá cuối cùng. Đó là một hình ảnh giàu ý nghĩa không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn cả về tinh thần nhân đạo cao cả nữa.

Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” kể về tình bạn của những người họa sĩ nghèo sống tại một khu nhà chung. Họ là những con người có cùng niềm đam mê nghệ thuật hội họa, mong muốn cống hiến cho đời những kiệt tác đẹp nhất của mình. Trong đó, nổi bật lên là tình bạn của hai người nghệ sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi cùng với người nghệ sĩ già Bơ-men. Xiu và Giôn-xi sống cùng nhau trong một căn hộ nhỏ, cùng nhau trải qua những khó khăn về “cơm áo gạo tiền”. Cùng sống trong khu nhà đó, có cụ Bơ-men, cụ cũng là một người họa sĩ. Nhưng những chật vật về cuộc sống không cho phép cụ theo đuổi mơ ước của mình, để cụ chỉ có thể ngồi làm mẫu vẽ cho những họa sĩ trẻ. Cả cuộc đời cụ mơ ước mình sẽ vẽ được một kiệt tác để đời mà vẫn chưa thực hiện được cho đến khi Giôn-xi mắc căn bệnh viêm phổi nặng rồi mất hết hi vọng khiến cụ và Xiu vô cùng lo lắng.

Ô. Henri đã làm nổi bật lên trong câu chuyện của mình tình bạn giữa những con người nghèo khổ. Một Xiu hết lòng lo lắng cho người bạn của mình, chăm sóc, kiếm tiền chữa bệnh, thuốc thang, động viên Giôn-xi; một cụ Bơ-men với tình yêu thương vô bờ bến dành cho cô gái nghèo Giôn-xi. Và chính tình yêu đó đã giúp cụ vẽ lên một kiệt tác để đời: Một chiếc lá thường xuân cuối cùng. Chính chiếc lá ấy đã vực dậy, làm hồi sinh một con người đã mơ tưởng đến “những nơi xa xôi” – Giôn-xi.

Hình ảnh chiếc lá cuối cùng mà Ô. Henri tạo ra vô cùng giàu ý nghĩa, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn chứa đựng trong đó cả những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc nữa.

Về mặt nghệ thuật, chiếc lá cuối cùng trên tường ấy là một kiệt tác để đời của cụ Bơ-men – một người nghệ sĩ. Kiệt tác tức là một tác phẩm nghệ thuật hết sức độc đáo, hết sức tuyệt vời, giàu ý nghĩa. Người ta thường nhắc tới các kiệt tác nổi tiếng thế giới như bức tranh nàng Mona Lisa của De Vinci, Sáng tạo của Adam – Michelangelo… Nhưng kiệt tác được tạo nên trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Henri lại chỉ là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng bình thường trên một bức tường. Thế nhưng ẩn sâu trong nó lại chứa đựng một tấm lòng cao cả, lớn lao, một sự hy sinh thầm lặng, không cầu báo đáp.

Đọc thêm:  Bài văn Tả cái ao làng em, văn mẫu lớp 5, hay, hấp dẫn - Thủ thuật

Về giá trị nhân đạo, Chiếc lá cuối cùng là niềm hy vọng sống cuối cùng gieo vào lòng Giôn-xi – một cô gái đã mất hết niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá ấy đã thực hiện ý nghĩa cuối cùng nhưng vô cùng to lớn của mình là gieo lại niềm hi vọng sống cho một con người, cứu con người ấy thoát khỏi vòng tay của tử thần. Không chỉ thế, nó còn mang trong mình tình yêu thương bao la, vô bờ bến của người họa sĩ nghèo, già cả – Bơ-men đối với Giôn-xi. Tình cảm đó là tình yêu giữa con người với con người với nhau, là sự đồng cảm, yêu thương sâu sắc giữa những người có cùng cảnh ngộ với nhau. Và hơn thế nữa, chiếc là đó được vẽ lên bởi tâm huyết cũng như sự hy sinh cao cả của một con người. Tất cả những giá trị đó đã tạo nên ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường – kiệt tác để đời của cụ Bơ men.

Cuối cùng, cụ Bơ-men – người vẽ lên kiệt tác chiếc lá ấy đã không qua khỏi được căn bệnh viêm phổi nặng. Vậy nhưng chiếc lá mà cụ đã vẽ ấy đã giúp hồi sinh một con người. Sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của cụ thật đáng trân trọng biết nhường nào. Qua hình ảnh chiếc lá và sự hi sinh của người nghệ sĩ già, tác giả Ô Henri muốn nhấn mạnh với chúng ta mục đích cao cả của nghệ thuật.

Khép lại tác phẩm, nhưng hình ảnh chiếc lá cuối cùng cùng với ý nghĩa của nó ghim lại thật lâu trong lòng người đọc chúng ta. Đó là một hình ảnh thật đơn giản nhưng chứa đựng thật nhiều ý nghĩa lớn lao. Một chiếc lá vừa là một kiệt tác nghệ thuật để đời của một người nghệ sĩ vừa là vật gieo hy vọng, giúp Giôn-xi vượt qua bệnh tật cũng là chiếc lá ghi lại tấm lòng yêu thương cao cả cùng sự hy sinh thầm lặng đáng trân trọng của người nghệ sĩ già – cụ Bơ-men.

Tham khảo thêm:

  • Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

  • Ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

-/-

Từ Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng mà Top loigiai đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 8 hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button