Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước

Đề bài: Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước

phan tich yeu to dan gian duoc su dung trong bai tho banh troi nuoc

Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước

I. Dàn ý Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm- Yếu tố dân gian thể hiện sâu sắc trong bài thơ qua cách sử dụng các tục ngữ, motif “thân em” quen thuộc và hình ảnh bánh trôi nước – thức quà bình dị của làng quê Việt Nam

2. Thân bài

– Khái niệm về chất liệu dân gian: Là những giá trị, những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần góp phần tạo dựng, hun đúc nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.+ Hình ảnh bánh trôi nước: Hình ảnh dân gian ẩn dụ cho người phụ nữ…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước tại đây.

II. Bài văn mẫu Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước (Chuẩn)

Hồ Xuân Hương – “Bà chúa Thơ Nôm” của làng văn học Việt Nam thời kì Trung đại. Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong hôn nhân đã hình thành ở bà một lối viết văn độc đáo, chủ yếu viết về thân phận người phụ nữ và những khát khao thầm kín tận đáy lòng người con gái hừng hức sắc xuân. “Bánh trôi nước”, một trong những thi phẩm làm nên tên tuổi của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, bài thơ mang giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc lại được lồng ghép khéo léo những yếu tố dân gian vừa gần gũi, vừa mới lạ đã khắc họa thành công nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa trên cả phương diện hình thể và tâm hồn.

Chất liệu dân gian là những giá trị, những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần góp phần tạo dựng, hun đúc nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở định nghĩa đó, đặt vào trong bài thơ “Bánh Trôi nước”, ta có thể thấy chất liệu văn hóa dân gian nằm ở hình ảnh bánh trôi nước, ẩn dụ cho người con gái Việt Nam xưa và những cách biến tấu ca dao, thành ngữ điêu luyện phù hợp với vần điệu của tác phẩm. Với hồn thơ phong phú và bút lực tài hoa, Hồ Xuân Hương đã đưa văn hóa cổ truyền dân gian vào trong hồn thơ của mình.

Đọc thêm:  Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến

Chất liệu dân gian được thể hiện qua hình ảnh bánh trôi nước, biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp và vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, đồng thời cũng là số phận lênh đênh, tủi cực “phận đàn bà” trong xã hội xưa.

Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự tương đồng giữa hình ảnh chiếc bánh trôi nước và người phụ nữ đem lại những câu thơ thú vị. “Vừa trắng lại vừa tròn”, vẻ ngoài trắng ngần, đầy đặn, tâm hồn trong sáng, chân thật. Đẹp là thế, thanh thuần là thế nhưng số phận lại “bảy nổi ba chìm”, bấp bênh, trôi dạt, long đong lận đận. Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình. Nếu may mắn được gả vào gia đình tốt thì cuộc sống sẽ được yên ổn, bằng không thì chỉ có tương lai mịt mờ, thân phận bị rẻ rúng, chà đạp. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”, lời thơ cất lên đầy chua chát, đắng cay. Thân là “phái yếu”, xinh đẹp, mĩ miều là vậy nhưng lại không được nâng niu, trân trọng, số phận như một ván bài may rủi. Những lề thói, quan niệm phong kiến cổ hủ, lạc hậu ấy có dã man, tàn bạo, nhưng cũng không thể nào làm mất đi bản chất thiện lương, tấm lòng son sắt, chung thủy của người phụ nữ. “Tấm lòng son” ẩn bên trong lớp vỏ trắng ngần, vẻ đẹp cả tâm hồn, cả thể chất, phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. “Tấm lòng son” luôn hiếu thảo với cha mẹ, tấm lòng son dành cho đức lang quân, tấm lòng son cho con cái, hi sinh trọn một kiếp người. Biện pháp nhân hóa qua hình tượng bánh trôi nước vừa khắc họa được chân dung người phụ nữ dưới góc nhìn mới mẻ, vừa khéo léo lên án xã hội phong kiến ác độc, tàn bạo đã chôn vùi biết bao số phận người con gái mỏng manh, yếu đuối. Nghệ thuật ẩn dụ nhuần nhị mà tài hoa, khơi gợi trong lòng người đọc sự mến mộ, đồng thời là tình thương, sự đồng cảm với một kiếp “hồng nhan bạc mệnh”.

Đọc thêm:  TOP 40 bài văn Tả một đêm trăng đẹp siêu hay - Lớp 5 - Download.vn

Chất liệu dân gian thể hiện ở những câu ca dao, thành ngữ và motif điển hình của thơ ca dân gian truyền miệng. Mở đầu tác phẩm, nữ thi sĩ lựa chọn cách giới thiệu hết sức quen thuộc trong những bài ca dao: “thân em”. Trong kho tàng văn học Việt Nam, cụm từ “thân em” được mở đầu cho rất nhiều những bài ca dao, thành ngữ tục ngữ như: “Thân em như dải lụa đào/ Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai”, “Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”. Điểm chung của các câu vè này thường nói về số phận bấp bênh, long đong vô định của người phụ nữ. Với “Bánh trôi nước”, nói về thân phận người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo khi lựa chọn cách mở đầu mang đậm âm hưởng dân gian này. Motif quen thuộc đã được tác giả lồng ghép vào bài thơ, tạo nên nét đẹp vừa mới mẻ, vừa truyền thống. Không chỉ có vậy, thành ngữ “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” cũng được thu gọn và sử dụng một cách tinh tế, sắc bén. Câu thành ngữ cốt để nói lên sự vất vả, phiêu bạt của cuộc đời người con gái. Đặt trong hoàn cảnh thực tế của Hồ Xuân Hương, hai đời chồng đều là vợ lẽ, ắt hẳn đắng cay cuộc đời đều đã nếm trải. Có lẽ vì vậy, hơn ai hết, bà hiểu được tầm quan trọng của sự may mắn trong cuộc đời phụ nữ. “Bảy nổi ba chìm với nước non”, số phận không nằm trong tay mình, không do mình định đoạt, một cuộc đời sóng gió, không nơi nương tựa. Cả hai yếu tố dân gian này đều tô đậm nỗi vất vả, đáng thương của cuộc đời người con gái, không có tiếng nói, không có quyền quyết định cuộc đời mình. Có lẽ vì quá buồn tủi, quá đau khổ cho số phận của mình, những người phụ nữ chỉ biết than thân trách phận qua những câu hò, câu hát để tự an ủi bản thân. Yếu tố dân gian đã hoàn thành trọn vẹn vai trò trong việc khắc họa chân dung kiếp đời khổ đau, nhịn nhục, nơi con người không được sống cho chính bản thân, nơi hủ tục và quan niệm trọng nam khinh nữ đã giết chết biết bao người con gái tài sắc vẹn toàn.

Đọc thêm:  Cảm nhận 6 câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân - Download.vn

Cái hồn, cái thần của Hồ Xuân Hương được bộc lộ qua từng câu chữ. Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, chất liệu dân gian được thể hiện qua hình tượng bánh trôi nước và cách sử dụng ca dao, thành ngữ tục ngữ cùng motif “thân em” điển hình đã tạo nên tính độc đáo cho bài thơ. Một lần nữa, Hồ Xuân Hương đã làm tốt vai trò đề cao, thể hiện lòng yêu kính, trân trọng phụ nữ, đồng thời lên án xã hội bất công, lạc hậu đương thời. HÌnh tượng người phụ nữ tần tảo, khổ đau nhưng luôn giữ cho mình một tâm hồn trong sạch đã trở nên bất tử trong làng văn hóa Việt Nam.

-HẾT-

Sử dụng tác phẩm dân gian trong tác phẩm của mình, Hồ Xuân Hương không chỉ giúp lời thơ gần gũi, thân thuộc, góp phần làm nổi bật lên hình ảnh, số phận những người phụ nữ trong xã hội xưa. Tìm hiểu về những nét đặc sắc khác về nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ Bánh trôi nước, bên cạnh Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước, các em có thể tham khảo thêm: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước, Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước, Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-yeu-to-dan-gian-duoc-su-dung-trong-bai-tho-banh-troi-nuoc-47759n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button