Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi

phat bieu cam nghi ve bai van me toi cua nha van et mon do do a mi xi

Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi

I. Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi (Chuẩn)

– Văn bản Mẹ tôi thực chất là bức thư đầy cảm động mà người cha dành cho con trai bé nhỏ của mình, từ đó chúng ta càng cảm nhận được sâu sắc hơn tình yêu thương mà người mẹ đã dành cho con cái, những nỗi khó nhọc vất vả trong quá trình nuôi dưỡng. Đồng thời những lời răn dạy vừa nghiêm khắc vừa cảm động ấy còn chất chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc của người cha dành cho con.

2. Thân bài

* Ý nghĩa của bức thư:– Truyền tải những tình cảm và lời răn dạy của người bố một cách sâu sắc, thuyết phục.- Là một kỷ vật có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của En-ri-cô, là bài học vô cùng giá trị và có ý nghĩa sâu sắc giúp cậu bé trưởng thành hơn…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi tại đây

II. Bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi (Chuẩn)

Văn bản Mẹ tôi được trích từ tiểu thuyết nổi tiếng Những tấm lòng cao cả của nhà văn tài ba người Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi. Có thể nói trong những tấm lòng cao cả thì tấm lòng của người làm cha làm mẹ luôn là những tấm lòng cao cả nhất, thiên chức thiêng liêng ấy đã cho họ một tấm lòng hy sinh thầm lặng, một tấm lòng yêu thương vô bờ bến, mà không gì có thể đo đếm được. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn, cũng thấu hiểu được sự hy sinh ấy, bởi chúng chưa đủ sự trải nghiệm, chưa đủ chín chắn để có thể cảm nhận được hết tình yêu thương đến từ cha mẹ. Văn bản Mẹ tôi thực chất là bức thư đầy cảm động mà người cha dành cho con trai bé nhỏ của mình, từ đó chúng ta càng cảm nhận được sâu sắc hơn tình yêu thương mà người mẹ đã dành cho con cái, những nỗi khó nhọc vất vả trong quá trình nuôi dưỡng. Đồng thời những lời răn dạy vừa nghiêm khắc vừa cảm động ấy còn chất chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc của người cha dành cho con.

Đọc thêm:  Soạn bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên | Soạn văn 10 hay nhất

Đến ngày hôm nay, có vẻ việc viết thư cho ai đó đã trở nên quá lạ lẫm với mỗi chúng ta, trẻ con thậm chí còn không biết thư từ là gì. Chuyện bố En-ri-cô viết thư cho En-ri-cô là một chi tiết rất hay và nhân văn, người bố biết rằng cậu con trai của mình sẽ không để tâm những lời dạy bảo của mình nếu nói chuyện trực tiếp, nên ông đã chọn cách viết thư. Trên bức thư ấy sự giận dữ của bố En-ri-cô đã trở nên mềm mại nhưng vẫn đủ nghiêm khắc, quan trọng hơn là những nét chữ trên bức thư ấy sẽ còn mãi và En-ri-cô sẽ có cơ hội đọc đi đọc lại nhiều lần để thấu hiểu những lời tâm huyết của bố mình, đồng thời nó còn là một kỷ vật có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của En-ri-cô, là bài học vô cùng giá trị và có ý nghĩa sâu sắc giúp cậu bé trưởng thành hơn.

Nhan đề “Mẹ tôi” của văn bản cũng đặc biệt bởi vốn dĩ đây là bức thư của bố viết cho con, nhưng nội dung chính lại liên quan đến người mẹ, người phụ nữ quan trọng nhất của cả hai bố con với những dòng văn thật cảm động, ở đó ta có thể nhận thấy một tấm lòng thông cảm, thấu hiểu và yêu thương vợ tha thiết, một tấm lòng yêu thương con trai thầm lặng bị giấu kín trong lớp vỏ bọc của sự nghiêm khắc và giận dữ. Thế nhưng suy cho cùng, bố En-ri-cô cũng chỉ mong muốn một gia đình hạnh phúc cho con trai, cho vợ và cho cả bản thân với cách dạy dỗ con và tư duy tuyệt vời của một người đàn ông trưởng thành.

Hình ảnh mẹ En-ri-cô hiện lên trong bức thư chỉ trong vài dòng văn ngắn ngủi, thế nhưng đã bộc lộ một cách tinh tế và cảm động nỗi lòng của người mẹ. Bà là người yêu thương con cái hết mực, bố En-ri-cô đã viết những dòng đầy tha thiết, xúc động khi nhớ về chuyện cũ “Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con,…”. Đứa con là tài sản quý giá nhất của người mẹ, là miếng thịt từ trên người rơi xuống, con đau, con ốm có lẽ người đau nhất là mẹ. Nếu có thể thay con gánh chịu những nỗi đau ấy, mẹ cũng sẵn sàng hy sinh mà không hề oán thán, mà mẹ En-ri-cô cũng vậy, đó là “người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con”. Có thể nói, sự hy sinh của mẹ là vô bờ bến, còn ai có thể hy sinh cho con nhiều hơn thế nữa?

Đọc thêm:  Bài thơ Con cò In trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967)

Với tư cách là một người con, một người chồng thế nên bố En-ri-cô lại càng thấu hiểu điều ấy hơn bất cứ ai, đó chính là nguyên nhân khiến ông cảm thấy tức giận và đau đớn “như một nhát dao đâm vào tim” khi cậu con trai của mình lại hỗn hào với mẹ của mình. Hơn ai hết ông mong muốn rằng sau khi đọc bức thư này En-ri-cô sẽ nhận ra lỗi lầm mà mình đã phạm phải và thể hiện sự hối lỗi đối với mẹ, để En-ri-cô mãi là một đứa con ngoan chứ không phải là một đứa trẻ hư hỏng, sẵn sàng quên công lao dưỡng dục của đấng sinh thành. Bằng trải nghiệm của một người trưởng thành bố En-ri-cô đã viết trong thư một câu nói vô cùng sâu sắc và thấm thía “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất tất là ngày mà con mất mẹ”. Có lẽ cậu bé chưa đủ lớn để hiểu điều ấy, nhưng bố cậu phải nhắc nhở và cảnh báo cho cậu bé, trước khi mọi chuyện đi quá xa.

Bằng tình yêu và sự thấu hiểu cha En-ri-cô đã dành cho cậu bé những lời phân tích, cũng có thể là những lời dự báo về ngày cậu mất mẹ, giọng văn nhuốm buồn, day dứt và nghiêm khắc dễ dàng đi vào lòng một đứa trẻ như En-ri-cô, khiến cho cậu thật sự cảm thấy những mối nguy cơ mà cha nói có thể trở thành sự thật nếu bản thân cứ tiếp tục phạm sai lầm. Trong thư cũng có những câu văn hết sức dịu dàng và nhân văn, đó là lời của người cha nhắc nhở muốn con ghi vào lòng “Con hãy nhớ rằng! Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.

Cuối cùng quay lại với hình ảnh một người cha nghiêm khắc cha En-ri-cô đã nhấn mạnh một điều rằng “con là là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng bố thà không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. Ở chi tiết này trước hết ta thấy hiện tình cảm tha thiết của người cha đối với con, nó cũng mãnh liệt và sâu sắc là niềm tin, là sự sống ươm mầm của người cha, thế nhưng bản lĩnh của người đàn ông ông cha phép bất kỳ ai được làm tổn thương vợ, nếu như sự có mặt của En-ri-cô làm vợ ông tổn thương thì chi bằng không có, bởi đó là minh chứng cho sự thất bại của ông trong việc nuôi dạy con cái và bảo vệ người phụ nữ của mình. Hơn thế nữa, nếu như En-ri-cô liên tiếp phạm lỗi với đấng sinh thành, trở thành kẻ vô ơn thì đối với xã hội nó lại là một gánh nặng, tư duy của một người đàn ông từng trải và có trách nhiệm không bao giờ mong muốn điều ấy xảy ra.

Đọc thêm:  Phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ - Đọc Tài Liệu

Xét lại cả bức thư có thể thấy rằng En-ri-cô là một cậu bé hạnh phúc, có một người mẹ hết lòng yêu thương, một người cha thấu hiểu và trách nhiệm, luôn dõi theo từng bước chân của con cái. Cha En-ri-cô là một người nghiêm khắc, nhưng ông không cứng nhắc, dọa nạt con trẻ bằng đòn roi, mà thay vào đó ông chọn cách viết thư, dùng những lời lẽ tâm huyết, giàu sức thuyết phục, đánh động đến tâm hồn của đứa trẻ mới lớn, khiến nó ngộ ra được nhiều điều. Đó là một cách dạy con tuyệt vời và rất nhân văn mà nhiều bậc cha mẹ cần học tập.

Mẹ tôi là một bức thư cảm động của người viết cho con trai của mình, trong đó ta vừa thấy hiện lên hình ảnh của người mẹ, vừa thấy được bóng dáng và tâm tư của người cha. Họ có cách yêu thương con của riêng mình, nhưng mục đích sau cùng vẫn luôn là đem đến cho con những điều tốt đẹp nhất, mẹ mang cho con sự chăm sóc, âu yếm, cha mang đến cho con sự giáo dục, và những tình cảm thầm lặng. Tổng hòa lại bức thư lần nữa khẳng định vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái và những tình cảm thiêng liêng mà bậc cha mẹ luôn muốn hy sinh vì con cái của mình.

-HẾT-

Bên cạnh bài Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi, viết bài văn biểu cảm về mẹ theo tác phẩm Mẹ tôi,các em học sinh có thể củng cố kiến thức văn bản thông qua việc tham khảo một số bài phân tích, cảm nhận chi tiết như: Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi của A-mi-xi, Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi, Phân tích hình ảnh người mẹ trong Mẹ tôi, Suy nghĩ về tình cảm gia đình qua bài Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-van-me-toi-cua-nha-van-et-mon-do-do-a-mi-xi-51415n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button