Qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, chứng minh nhận định

Qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, chứng minh nhận định

Đề bài: Qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, chứng minh nhận định: Tình yêu của người phụ nữ vừa vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống vừa mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay.

Qua bai tho Song cua Xuan Quynh chung minh nhan dinh tinh yeu cua phu nu mang ve dep truyen thong va hien dai

Dàn ý, văn mẫu chứng minh, phân tích vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong bài thơ Sóng

Bài làm:

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn văn, đoạn thơ hay, gây ấn tượng cho người đọc

Từ muôn đời nay, tình yêu vẫn luôn là đề tài được nhiều thi nhân, nghệ sĩ bất kể từ phương Đông hay Tây chọn làm nguồn cảm hứng trong các tác phẩm của mình. Trong số đó, Xuân Quỳnh là một trong số ít các nhà thơ nữ viết tình yêu của người phụ nữ thật xuất sắc, các bài thơ về đề tài này của bà đều thấm đẫm tình yêu, đủ các cung bậc cảm xúc vui buồn, hờn giận, diễn tả rất đúng tâm trạng của người phụ nữ khi bước vào đường yêu. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà khi viết về tình yêu ấy là bài thơ Sóng. Để nhận định về bài thơ này, có ý kiến rất hay rằng: “Tình yêu của người phụ nữ vừa vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống vừa mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay”.

Thứ nhất, nói về biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống, tình yêu đó bao gồm tất cả những quy luật thông thường, những cảm xúc vẫn xuất hiện trong tình yêu đôi lứa. Ví như cảm giác hạnh phúc, nỗi nhớ nhung khi xa nhau, những giận hờn vu vơ, rồi ước muốn được hi sinh, chăm sóc cho người mình yêu. Ở người phụ nữ thường xuất hiện khao khát được che chở, yêu chiều, được nũng nịu, phụ nữ luôn đóng vai trò yếu đuối, dịu dàng. Đồng thời tình yêu của người phụ nữ cũng luôn xuất hiện những phẩm chất rất truyền thống đó là sự chung thủy, sắt son một lòng, sự e dè, ngại ngùng trước người yêu.

Tính hiện đại của tình yêu ngày hôm nay không còn bó buộc trong những tư duy truyền thống mà đã vươn xa hơn, không còn là sự e ấp, ngại ngùng mà hướng đến sự tự do, nghiêng về việc thể hiện cái tôi cá nhân nhiều hơn. Tình yêu được bộc lộ ra một cách mãnh liệt, những khao khát cũng được thể hiện rõ ràng, phụ nữ hiện đại đã dần bước ra khỏi vị trí bị động chờ tình yêu đến mà đã tự biết tìm kiếm tình yêu của mình, tự tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân, không đợi chờ. Họ đã có ý thức rất mạnh mẽ về thanh xuân, về tuổi trẻ, và vai trò của mình trong xã hội, đợi chờ là một suy nghĩ đã cũ.

Đọc thêm:  Dịch COVID19: ‘Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần’ – baotintuc.vn

Trong tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh, tình yêu của người phụ nữ vừa mang cả tính truyền thống lại cũng có đầy đủ tính hiện đại. Trước hết nói về những biểu hiện truyền thống, tình yêu của nhân vật “em” mang những phẩm chất được lưu truyền từ ngàn đời nay của người phụ nữ Việt Nam, ấy là sự dịu dàng, lặng lẽ trong chính tình yêu của mình, một đặc trưng tiêu biểu của phái yếu. Trong tâm tưởng của “em” luôn thấy bóng dáng của sự bối rối, e ngại khi bước chân vào tình yêu, đồng thời chính vì sự bối rối, khao khát thấu hiểu người yêu mà đôi lúc người phụ nữ bị cuốn vào những cảm giác ghen tuông, hờn giận vô cớ. Sự đối lập lạ lùng ấy được thể hiện trong khổ thơ sau:

“Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽ”

Và nói đến tính truyền thống thì không thể bỏ qua những đức tính tốt đẹp từ xưa đến nay vẫn gắn liền với người phụ nữ Việt Nam, ấy là sự sắt son chung thủy trong tình yêu, dẫu có cách xa ngàn dặm, dẫu có bao nhiêu thời gian thì tình yêu ấy vẫn một hai không đổi dời. Sóng có câu “Ôi con sóng ngày xưa/Và ngày sau vẫn thế” và “Dẫu xuôi về phương bắc/Dẫu ngược về phương nam/Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh – một phương” thật hay thật ý nghĩa. Hình tượng sóng và em luôn sánh đôi, kể cả trong hành động hay cảm xúc, sóng là em, em cũng là sóng, sóng luôn hướng về bờ, còn em thì luôn hướng về anh, ngọt ngào thủy chung, son sắt một lòng.

Thêm một đặc điểm truyền thống luôn có mặt ở mọi tình yêu đôi lứa ấy là sự nhớ nhung, lòng tương tư ngôn nguôi của người phụ nữ, dường như cảm giác được nhớ nhung cũng là một loại hạnh phúc trong tình yêu của người phụ nữ. Nhân vật “em” cũng vậy.

“Ôi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức”

Khi con sóng nhớ bờ, thì người con gái cũng có nỗi nhớ da diết như vậy, nhớ nhung khiến “em” trăn trở cả ngày đêm, đến cả trong giấc ngủ “em” vẫn luôn một lòng nhớ đến người yêu. Đó là nỗi nhớ dai dẳng, nỗi bồi hồi, niềm mong ước được kề cận người yêu, được biết người yêu đang nơi đâu, đang làm gì. Chính những nỗi nhớ nhung dạt dào ấy là nguồn sống nuôi dưỡng tình yêu, bởi đó là đặc trưng của tình yêu, đã yêu là phải nhớ, không nhớ thì chẳng phải tình yêu nữa rồi.

Đọc thêm:  Giải thích câu tục ngữ Cây ngay không sợ chết đứng (6 mẫu) mới nhất

Cuối cùng, niềm tin của người con gái trong tình yêu chính là cốt lõi khiến tình yêu ấy vững bền theo thời gian.

“Ở ngoài kia đại dươngTrăm nghìn con sóng đóCon nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trở”

Niềm tin đại diện cho sức sống mãnh liệt của tình yêu, dẫu gặp bao nhiêu khó khăn trắc trở, bao nhiêu ghen tuông, giận hờn thế nhưng chỉ cần tin tưởng nhau, tin tưởng về một tương lai tươi đẹp thì có chi phải nề hà. Niềm tin của “em” được Xuân Quỳnh củng cố bằng việc so sánh với những cơn sóng biển, rõ một điều rằng con sóng nào rồi cũng sẽ tấp vào bờ, nó đã thành quy luật tự nhiên, thì tình yêu cũng thế vững lòng tin nhau, rồi mai này sẽ về bên nhau yên hưởng hạnh phúc lứa đôi.

Bàn về tính hiện đại của tình yêu trong Sóng, ta có thể chỉ ra những đặc điểm rất rõ ràng được Xuân Quỳnh thể hiện bằng những vần thơ giản dị, hồn nhiên của một người phụ nữ mới 25 xuân xanh. Đầu tiên, phải kể đến sức biểu cảm của một tâm hồn đang yêu và khao khát được yêu, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không có gì là giấu giếm, mà được bộc lộ một cách mạnh mẽ, nồng nhiệt “Nỗi khát vọng tình yêu/Bồi hồi trong ngực trẻ”. Người phụ nữ cũng chủ động hơn trong tình yêu, mong muốn được thấu hiểu và tự đi tìm kiếm hạnh phúc trong tình yêu, tìm người có thể thấu hiểu mình, chứ không còn yên phận chờ đợi nữa. “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”, như vậy ở đây, nhân vật “em” rất mạnh mẽ và dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp, tự mở lòng mình để tìm đến với những nơi rộng lớn. Đôi lúc ta có thể hiểu rằng, tình yêu là phải chọn được người phù hợp, người có thể thấu hiểu và thông cảm cho mình, thế nên nếu đã không còn tình cảm thì dứt khoát từ bỏ và suy nghĩ về một tình yêu khác là tốt hơn cả. Bó buộc bản thân trong một dòng sông không thấu hiểu mình thì đó không phải là sự hi sinh, chung thủy mà là sự ngu muội.

Đọc thêm:  Bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) – Tác giả tác phẩm (mới 2022)

Tính hiện đại của tình yêu trong Sóng còn thể hiện ở những khao khát được bộc lộ bản thân, khao khát tự lý giải, khao khát được thấu hiểu, có thể nhận thấy điều ấy trong hai khổ thơ sau:

“Trước muôn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, emEm nghĩ về biển lớnTừ nơi nào sóng lên?Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhau”

Đồng thời chất hiện đại còn là ước muốn được hiến dâng được hy sinh cho tình yêu. Đối với Xuân Quỳnh, yêu là phải nhiệt thành, phải hết lòng, phải được tan ra trong biển lớn tình yêu, có bao nhiêu yêu thương cũng mong được trao đi hết tựa như con sóng nhỏ trong biển lớn. Làm sao để tình yêu ấy mãi bền lâu, trở thành huyền thoại, trở thành dấu ấn đậm sâu, một đời, ngàn đời cũng chẳng thể quên đi.

“Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ”

Như vậy, qua những phân tích trên ta có thể thấy rằng trong Sóng của Xuân Quỳnh chất hiện đại và truyền thống trong tình yêu của người phụ nữ đã hòa quyện, bổ trợ cho nhau, tạo nên một thể thống nhất, làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu. Tính truyền thống làm nên vẻ đẹp nhân phẩm còn tính hiện đại thì đề cao, ca ngợi và khẳng định vị trí, bản lĩnh của người phụ nữ hiện đại trong tình yêu đôi lứa. Cả hai tính chất ấy đã được Xuân Quỳnh kết hợp một cách tinh tế, khéo léo với lời thơ giản dị, trong sáng và tươi trẻ, tạo nên một sức hấp dẫn mới cho tác phẩm, đồng thời cũng là một bài học trong tình yêu đối với nhiều phụ trẻ.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/qua-bai-tho-song-cua-xuan-quynh-chung-minh-nhan-dinh-47735n.aspx Qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, chứng minh nhận định: Tình yêu của người phụ nữ vừa vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống vừa mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay là đề văn thường gặp trong chương trình Ngữ Văn THPT. Bên cạnh đề văn trên, các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác như Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh, cách viết mở bài bài thơ Sóng hay, Tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng,…, để ôn tập kiến thức và chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra, bài thi trên lớp của mình

Đánh giá bài viết