So sánh truyện Chí Phèo và Vợ nhặt tại soanbai123.com
So sánh truyện Chí Phèo và Vợ nhặt
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt
Hướng dẫn so sánh:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
– Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
2. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo
– Ý nghĩa nội dung :
+ “Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân.
+ Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.
So sánh truyện Chí Phèo và Vợ nhặt
– Ý nghĩa nghệ thuật :
+ Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp diễn.
+ Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.
3. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt
– Ý nghĩa nội dung :
+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai
đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.
– Ý nghĩa nghệ thuật :
+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.
+ Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán.
4. Về sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện.
– Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
– Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.
So sánh truyện Chí Phèo và Vợ nhặt
—————————————-
Cháo hành trong Chí Phèo, cháo cám trong Vợ nhặt.
1. Phân tích hình tượng bát cháo hành: – Ý nghĩa chi tiết: + Nội dung:
- Thể hiện sự chăm sóc ân cần, tình thương vô tư, không vụ lợi của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.
- Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
- Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí -> gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Sau khi ăn bát cháo hành, Chí đã ước ao tha thiết được trở về với cuộc đời lương thiện. -> Bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo:
->Gây ngạc nhiên, gây xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình.
-> Khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện.
- Nhưng bị cự tuyêt -> Bát cháo hành làm CP thêm đau khổ, tuyệt vọng.
+ Nghệ thuật:
- Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
- Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tửơng vào khả năng cảm hoá của tình người.
2. Phân tích chi tiết bát cháo cám: – Ý nghĩa: + Nội dung:
- Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy” số phận nghèo khổ, rẻ mạt của ndan trong nạn đói.
- Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ :
-> Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực -> mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa tiệc cưới giản dị cho con trai của mình.
->Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng, hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách chỏng lỏn như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.
- Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng.
-> Trong hoàn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho thị.
-> Bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, đem nồi cháo cám ra đãi nàng dâu vốn để làm không khí gđ vui vẻ hơn.
-> Thị là người con dâu ý tứ, không muốn để mẹ chồng buồn, mất không khí gđ đầm ấm (chi tiết “thị điềm nhiên và vào miệng)
+ Nghệ thuật:
Thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
3. Tương đồng và khác biệt: a,Giống: – Nội dung: +Đều là biểu hiện của tình người. + Đều thể hiện được bi kịch của nhân vật, hiện thực xã hôi:
- Bát cháo hành: bi kịch bị tha hoá + bị cự tuyệt quyền làm người-> thể hiện rõ hơn bi kịch bị cự tuyệt của xã hội đối vs Chí Phèo, bi kịch muốn hoàn lương nhưng không đc…
- Nồi cháo cám: thể hiện rõ hiện thực tàn khốc của nạn đói : cám vốn là thức ăn của con vật
– Nghệ thuật:
Đêù thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo của 2 nhà văn. b, Khác: – Ndung: +Cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo -> thể hiện rõ định kiến xã hội không chấp nhận Chí -> xã hội vô nhân đạo.
Cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của ng dân lao động trong nan đói.
+Cháo hành: thể hiện cái nhìn bế tắc của Nam Cao đối vs ng nông dân (Chí Phèo bị cự tuyêt và phải chết + xã hội không có tình người) cảm quan hiện thực của 1 nhà văn trước CMT8.
Cám: niềm tin vào khả năng cách mạng của người dân của Kim Lân (sau bát cám thị nhắc đến đoàn người đói, Việt Minh,… -> thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng) -> cảm quan nhà văn sau CMT8.
Thảo luận cho bài: So sánh truyện Chí Phèo và Vợ nhặt
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!