Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc

Sau đây, để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 12, Download.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Nghị luận xã hội: Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc (Louis Pasteur) để các bạn cùng tham khảo.

Tài liệu bao gồm 2 dàn ý chi tiết kèm theo các bài văn mẫu để các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số bài văn nghị luận xã hội về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, về lối sống đẹp hay Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn…. để có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Ngữ văn. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tải tài liệu tại đây.

Dàn ý Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc

Dàn ý chi tiết số 1

I. Mở bài:

Dẫn dắt, nêu vấn đề.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

– “Học vấn không có quê hương”:

+ Học vấn: kiến thức chúng ta tiếp thu được qua quá trình học tập và nghiên cứu, được nhân loại tích lũy hàng nghìn năm và ngày càng được mở rộng không ngừng.

+ Học vấn không có quê hương: việc học không có giới hạn lãnh thổ, quốc gia hay quê hương nào. Nơi nào có điều kiện để con người học tập, vươn lên đến đỉnh cao tri thức thì nơi đó có sự học.

– Nhưng người học phải có Tổ quốc: không hề mâu thuẫn với ý trên: Tổ quốc là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên, có mối quan hệ thiêng liêng với mỗi con người. Mỗi người đều có quê hương, tổ quốc của mình, nơi gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, bồi đắp, cống hiến.

2. Bàn luận:

a) Phân tích – chứng minh:

* Học vấn không có quê hương:

* Người học phải có Tổ quốc:

– Dù học tập ở đâu hay thành đạt ở nơi nào thì cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước.

– Nhiều người VN học tập và làm việc ở nước ngoài nhưng luôn hướng về nguồn cội. Họ trở thành nhịp cầu để nước nhà trao đổi giao lưu, là cầu nối giúp thế hệ trẻ, đóng góp trí tuệ, tiền của để xây dựng đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước.

Dẫn chứng: Lê Bá Khánh Trình (huy chương vàng Toán quốc tế), Đặng Thái Sơn đạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc, Gíao sư Trần Văn Khê, giáo sư Ngô Bảo Châu.

b) Bình luận:

– Ý nghĩa: như la bàn định hướng cho mỗi người trên con đường học vấn và trong cuộc sống, vươn đến đỉnh cao tri thức, hướng đến mục tiêu cao đẹp, biết cống hiến.

– Phê phán: lối sống vô cảm, xem nhẹ học vấn, từ chối quê hương, quên nguồn cội, học với động cơ nhỏ nhen, tầm thường, sống ích kỷ.

3. Bài học:

– Nhận thức:

+ Cần có khát vọng học tập, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu: Học tập là cuốn vở không trang cuối.

+ Học có chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

– Hành động:

+ Xác định mục tiêu học tập đúng đắn, quyết tâm, học đi đôi với hành.

+ Học có phương pháp, có cách thức.

+ Trang bị nội lực, kĩ năng mềm.

III. Kết bài:

– Khẳng định quan điểm đúng đắn.

– Liên hệ hoàn cảnh đất nước hiện tại: Chảy máu chất xám.

Dàn ý chi tiết số 2

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

Nido Qubein từng nói: Nếu bạn có niềm tin rằng bạn có khả năng và niềm tin đó đủ mạnh, bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều bạn có thể đạt được. Đó là một nhận xét đúng đắn. Khả năng của con người là một kho báu vô hạn mà không phải ai cũng nhận ra và khai thác. Đọc câu chuyện về chú chim đại bàng sống một đời nhỏ bé vì không nhận thức được khả năng của mình, chúng ta càng thấm thía điều ấy.

2. Giải thích, nêu ý nghĩa câu nói:

Dospasons (Mỹ) đã có lần phát biểu: Bạn có thể khiến mọi người có thể rời bỏ quê hương của họ, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trái tim của họ. Quê hương luôn có một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi con người. Người ta không thể sống nếu không có quê hương. Nghĩ về vai trò của quê hương, nhà bác học L.Pasteur có nói đại ý: Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc.

– Câu nói của nhà bác học Lpasteur nhằm khẳng định vai trò của quê hương đối với những người có học vấn, những người trí thức trong xã hội. Càng được tiếp xúc với tri thức, với những thành tựu của thế giới hiện đại thì càng phải biết trân trọng,biết ơn, xây dựng cho quê hương, đất nước mình.

3. Phân tích và lý giải:

Tại sao có thể nói học vấn không có quê hương?

Học vấn có thể đến từ nhiều nơi nhưng đó là tài sản chung của nhân loại. Không ai đăng kí “bản quyền” học vấn . Đặc biệt trong thời gian bùng nổ thông tin ngày hôm nay, học vấn trí thức là những thứ luôn có sẵn. Tất cả mọi người đều đến với mọi loại trí thức, trong mọi thời điểm, ở mọi không gian. Đó cũng là quyền lợi cơ bản nhất của mỗi con người. Học vấn không có quê hương cũng là vì vậy. Và chỉ có những người như thế mới có thể sử dụng tri thức của mình một cách có ích lợi nhất, đúng đắn nhất, hiệu quả nhất. Nhận thức được nguồn cội, nhận thức được những điều Tổ quốc đã ban tặng cho ta, con người sẽ định hướng được hành động một cách đúng đắn. Ngược lại, có học vấn mà không có quê hương cũng giống như ngôi nhà cao mà không có móng vững chắc, chỉ cần một cơn mưa, một trận gió lớn cũng có thể ngả nghiêng, sụp đổ.

– Thể hiện tình yêu Tổ quốc, người có học vấn phải biết sử dụng học vấn một cách có ý nghĩa, phục vụ lợi ích cho đồng bào, cho dân tộc mình. Học vấn của những người phải được sử dụng nhằm xây dựng cho đất nước ngày càng hung mạnh hơn, phát triển hơn, sánh vai cùng các cường quốc nam châu. Người có học vấn, khi được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng vẫn cần phải giữ được văn hóa gốc của mình, không bị hòa tan, không bị phai nhòa. Tình yêu tổ quốc của những người học vấn thể hiện đậm nét lối sống, trong phong cách sinh hoạt, sao cho đậm đà tinh thần dân tộc, gìn giữ phong tục tập quán, những truyền thống tư tưởng, phẩm chất của dân tộc, gìn giữ những phong tục tập quán, những truyền thống tư tưởng, phẩm chất của dân tộc.

Đọc thêm:  Sơ Đồ Tư Duy Trao Duyên Nguyễn Du ❤12 Mẫu Ngắn Hay

(Ở mỗi luận điểm lớn cần nêu các dẫn chứng thực tế, thuyết phục)

– Những năm gần đây chúng ta thường nhắc đến căn bệnh chảy máu chất xám. Đó là những căn bệnh của những kẻ có học vấn, có tri thức, được tổ quốc tạo những điều kiện thuận lợi để đến với những tri thức nhưng cuối cùng lại sử dụng những tri thức đó vào những mục đích cá nhân, làm lợi cho bản than mình. Đó là căn bệnh đi ngược lại với truyền thống dân tộc. Mỗi người tri thức khi bước ra ngoài thế giới, cần phải khắc ghi khi mình xuất phát. Có như vậy đất nước mới phát triển và cuộc sống mới trôi qua không vô nghĩa.

Bình luận:

– Câu nói đã đưa ra một bài học ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập. Những người có học vấn được tiếp xúc với văn minh nhân loại cần phải biết trân trọng cội nguồn, đem tri thức để xây dựng quê hương đất nước. Tuy nhiên những cơ quan, những cơ sở có thẩm quyền cũng cần phải có những chính sách, chế độ xứng đáng cho những người tài.

– Liên hệ bản thân: Bản thân người viết cùng là những người được tiếp xúc học vấn, với tri thức nhìn nhận bản thân mình như thế nào, từ đó đưa ra những định hướng hành động cho bản thân sao cho đúng đắn.

Bài văn mẫu Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc

Bài tham khảo 1

Nhà văn Nguyễn Tuân đã gửi trọn tình cảm với cội nguồn, truyền thống dân tộc qua “Vang bóng một thời” nhưng sao ông vẫn thấy“Thiếu quê hương”? Hồn thơ Tế Hanh là một hồn thơ cả đời gắn với nước non, quê cha đất tổ – đó là tình cảm không hề vơi cạn trong ông. “Quê hương” – tiếng gọi sao quá tha thiết!. “Quê hương”- tình cảm ấy sao rộng lớn biết bao!. Có lẽ vì thế mà L.Pasteur đã nói rằng:“Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”

Vạn vật trong tạo hóa đều có nguồn cội, nơi bắt đầu thế nhưng với L.Pasteur tại sao học vấn lại không? Thoạt đầu nghe có vẻ phi lí, nhưng nếu đặt trong cả cuộc đời trải nghiệm của ông thì đó hoàn toàn là điều đúng đắn. Bởi lẽ, tất cả những tri thức, chân lí, đạo nghĩa trên cuộc đời này không thuộc phạm vi sở hữu của bất cứ cá nhân nào. Những điều ấy là của toàn nhân loại, nhưng nó sẽ trở thành hữu ích khi mỗi cá nhân biết tiếp thu và chọn lọc đúng cách. Vì thế, “học vấn không có quê hương”.

Nhưng ngược lại, người sở hữu vốn tri thức nhân lọai – thứ không có nguồn cội, lại phải có quê hương. Theo quy luật của cuộc sống, cây có cội, suối có nguồn, con người cũng không nằm ngoài vòng tạo hóa ấy.

Thật vậy, “học vấn không có quê hương”… Trong kho tàng kiến thức của loài người thì con người chúng ta chưa có ai có thể chinh phục được kho tàng đó, mà chỉ dừng lại ở một góc độ nào đó trong cái kho tàng trí thức đó mà thôi, vốn kiến thức của chúng ta chỉ như một hạt nước nhỏ ở đại dương. Chính vì thế, học vấn không có nguồn gốc cụ thể, vì con người chúng ta tiếp cận với nó dưới mọi hình thức và dưới mọi góc độ khác nhau của học vấn, như Việt Nam chúng ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chúng ta tiếp thu tri thức một cách rộng rãi cho nên điều khẳng định trên của L. Pasteur là hoàn toàn đúng.

Trước hết, người có quê hương là người biết được nơi sinh ra, quê quán, nguồn gốc, xuất thân của mình. Nhưng “quê hương”, tiếng nói ấy còn bao hàm những tầng nghĩa sâu rộng hơn. “Có quê hương” là mang trong lòng tình yêu về chốn sinh ra, là trân trọng và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là khát khao trở về mái ấm trong mỗi chuyến đi xa… Và là chan chứa trong tim… hồn dân tộc…

“Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

… Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Quả thật vậy, người học phải có quê hương bởi tình cảm quê hương là giá trị tinh thần cơ bản, là nền móng vững chắc để hình thành nhân cách con người. Được tiếp thu những tinh hoa văn hóa, con người càng được nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng vốn tri thức. Có vốn hiểu biết sâu sắc, người có học nhận thức rõ được giá trị của quê hương. Tình cảm với cội nguồn trong họ, sẽ bùng cháy trở thành ý thức trách nhiệm phục vụ đất nước. Những đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ được họ bảo tồn và phát triển.

Một điển hình cho những lớp người tri thức ấy là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình. Ông hiện là giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Tham gia kì thi Toán Quốc tế năm 1979 và giành giải đặc biệt, được rất nhiều lới mời gọi của các trường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình cảm ấy là sự cống hiến, đóng góp cho ngành Toán nước nhà.

Nhưng đáng buồn thay có những người học vấn mà trong lòng không có những tình cảm cốt lõi của con người. Như Nhĩ – nhân vật trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một chàng thanh niên tri thức đi khắp mọi nơi trên thế giới để rồi cuối đời nhận ra bãi bồi bên kia dòng sông quê nhà là nơi mình chưa từng đặt chân tới. Và trong thực tế cuộc sống ngày nay, một số tầng lớp thanh niên trẻ có học đã có những lối sống đáng ngại. Tình trạng chảy máu chất xám vẫn kéo dài, những tổ chức phản động chống phá Nhà nước vẫn còn đó. Vì vậy, nếu thật sự là người có học thì hãy là những người biết trân trọng tình cảm cội nguồn quê hương.

Quê hương trong thi ca, âm nhạc, hội họa là một chủ đề lớn luôn khơi dậy những nguồn cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. Bởi lẽ tình yêu quê hương là tình yêu gia đình, yêu ngôi làng, đồng ruộng, là khắc sâu những câu ca, lời ru của mẹ, là chan chứa, thấm thía trong lòng sự cơ cực của cha. Một khi tình cảm với quê nhà trở nên sâu sắc tràn đầy thì ý thức về xây dựng, bảo vệ chốn yêu thương trong mỗi người được nâng cao… Và học vấn là con đường rộng mở để con người có trong mình hai tiếng quê hương. Vì thế, người có quê hương là người có học vấn. Đó là những người nông dân vì yêu mảnh vườn, bờ rộng mà trở thành kĩ sư nhà vườn với những nông cụ được phát minh. Đó là những người thợ làng nghề thủ công vì yêu nét đẹp truyền thống dân tộc mà sáng tạo áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất… Và còn rất nhiều những con người như thế!. Tình yêu quê sâu đậm đã trở thành mảnh vườn màu mỡ ươm mầm những lý tưởng cao đẹp của con người. Có quê hương, con người có thể trở thành người có học vấn và người có học vấn thì ắt hẳn phải có “quê hương”.

Đọc thêm:  Bài văn Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu vào một ngày hè

Nhà bác học người Pháp này đã dùng từ “nhưng” như một từ để liên kết hai vế câu đối lập nhằm làm nhấn mạnh giá trị của “Quê hương và Tổ quốc”. “Nhưng người học vấn phải có Tổ quốc” Tổ quốc là nơi con người chúng ta sinh ra và lớn lên cùng với các giá trị văn vật và thiêng liêng của Tổ quốc, nó còn là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng tinh thần của chúng ta, nhà thơ Đoàn Hữu Trung đã viết:

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi”

Tổ quốc là nguồn cội, tổ tiên, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, nơi có gia đình, xóm làng, bè bạn, có khoảng trời kỉ niệm ấu thơ. Tổ quốc không chỉ là vùng đất, nó là không gian gắn với những giá trị thiêng liêng của cuộc đời người. “Người có học vấn phải có Tổ quốc” không chỉ nêu lên một chân lí chung: bất cứ ai sinh ra đều có một khoảng trời quê hương, mà còn là lời răn dạy, nhắn nhủ: Những người am hiểu đạo lí thì dù đi đến đâu cũng phải nhớ về Tổ quốc. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp thẳm sâu trong trái tim con người, đặc biệt là những người xa xứ. Hơn thế, nó còn là thước đo nhân tính.

Tổ quốc là điểm tựa để người ta bay cao bay xa trên bầu trời tri thức. Đồng thời, mẹ Tổ quốc luôn đón chào những đứa con xa trở về với khát vọng dựng xây. Như vậy, tình yêu Tổ quốc là tình cảm gắn bó hai chiều giữa con người và xứ sở. Câu nói của L. Pasteur là hoàn toàn đúng đắn bởi nó dựa trên cơ sở của lòng người mà gửi gắm một bài học về cách sống : sống ở trên đời không ai có thể quên Tổ quốc.

Yêu quê hương còn là tình yêu và ý thức giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của đất nước. Như Vũ Đình Liên từng bâng khuâng tiếc nuối cho “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ”, như nhân vật bà Hiền – “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội không pha trộn” – trong văn Nguyễn Khải, họ là những người được giáo dục để cảm nhận những vẻ đẹp cổ truyền, những thuần phong mĩ tục của kinh đô ngàn năm. Vì thế, họ trở thành cây cầu nối hai bờ lịch sử: hiện tại và quá khứ, nét hiện đại mới mẻ và những giá trị của ngàn xưa.

Có phải yêu đất nước là phải tham gia những dự án vĩ mô, những kế hoạch bạc tỉ để làm thay đổi bộ mặt của quê hương mình? Lòng yêu nước gắn với những biểu hiện giản dị hơn thế.

Người Việt cùng sinh ra từ mẹ Âu Cơ, cùng sát cánh bên nhau trên mảnh đất ven bờ Thái Bình Dương ngập tràn nắng gió, phải chăng vì thế mà hình bóng quê hương luôn in sâu vào tâm khảm. Dù ở nơi đâu, họ cũng sẵn sàng giúp ích cho đất nước.

Nhưng liệu nhà nước đã có những chính sách thích hợp để trọng dụng nhân tài? Tổ quốc ta còn nghèo, nhưng thiết nghĩ chúng ta phải cố gắng mở đường cho người tài về dựng xây đất nước, đừng chỉ nghĩ đến những phí tổn hiện tại mà tự bó hẹp mình. Chảy máu chất xám đang là một vấn nạn của xã hội, nhưng vấn nạn đó hoàn toàn có thể giải quyết vì luôn có những người tài hoa và nặng lòng với Tổ quốc, non sông.

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu mái nhà tranh trở thành lòng yêu Tổ quốc”. Đúng như câu văn của I-li-a Ê-ren-bua, những biểu hiện nhỏ nhất có thể làm nên tình yêu đất nước. Thanh niên Nhật thể hiện tình yêu đó bằng việc sáng chế những vật liệu thân thiện với môi trường, bảo vệ không gian xanh. Thanh niên Phi-lip-pin lập nhóm tình nguyện giúp đỡ nạn nhân của sóng thần. Còn bạn, một thanh niên Việt Nam, bạn làm gì?

Chính vì thế dù chúng ta có một trình độ học vấn uyên bác như Ăng ghen hay L-Pasteur… đi chăng nữa thì chứng ta cũng không thể quên đi Tổ Quốc, quên đi quê hương của mình được, mà ngược lại chúng ta phải cố gắng học tập để làm vinh danh Tổ quốc Việt Nam, như lời bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Non sông, đất nước Việt Nam của chúng ta có sánh ngang với các cường quốc năm châu khác được hay không chính là nhờ vào công lao học tập của các cháu…”

Bài tham khảo 2

“Quê hương là gì hả mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu”. Trong “Bài học đầu cho con”, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã hình tượng hoá quê hương – Tổ quốc qua lời cô giáo dạy học trò bằng những điều giản dị: là chùm khế ngọt; là cầu tre nhỏ; là hương cau rụng trắng ngoài thềm,… để rồi kết lại cũng bằng điều giản dị: Quê hương nếu ai không nhớ; Sẽ không lớn nổi thành người. Thi phẩm ấy được Giáp Văn Thạch phổ nhạc và cũng đặt tựa đề giản dị mà thiêng liêng vô cùng bằng hai tiếng: “Quê hương”. Thơ và nhạc đã dìu nhau cất cánh và đọng vào tâm khảm của từng trái tim con người Việt Nam từ khi nó ra đời cho đến tận hôm nay và chắc chắn nó trường tồn cùng năm tháng. Đó cũng chính là điều mà nhà bác học L. Pasteur nói: “Học vẩn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc”. Học vấn không có quê hương, có nghĩa là không có biên giới, không giới hạn đối tượng. Kiến thức nhân loại lan toả đến những ai có khát vọng học tập, có khát vọng truyền bá để những diều tốt đẹp đến với mọi người. Trong lịch sử nhân loại, có biết bao luồng tri thức được truyền đi mà đầu tiên phảỉ kể đến là những học thuyết thời cổ đại của Phật học, của Thiên Chúa giáo, của Nho học, Đạo học (Lão – Trang),… đế ngày nay trở thành di sản chung của nhân loại.

Đọc thêm:  Các dạng toán CO2, SO2 tác dụng với dung dịch Kiềm NaOH, Ba

Bên cạnh những tri thức thuộc loại bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, ta đã từng chứng kiến những thời kì lan toả của tri thức khoa học thực nghiệm như: hoá học, vật lí, sinh học,…; trừu tượng như toán học,… Khát vọng chiếm lĩnh tri thức làm giàu có cho tâm hồn, trí tuệ mình và dân tộc, Tổ quốc mình đã mở ra những phong trào du học diễn ra khắp thế giới từ xưa đến nay: Trần Huyền Trang thời Đường đã vâng lệnh triều đình sang Ấn Độ (Tây Trúc) thỉnh kinh, nhằm giáo hoá dân tộc Trung Hoa noi theo gương sáng từ bi của Phật; Phong trào Đông Du của Việt Nam từng diễn ra ở cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX do chí sĩ Phan Bội Châu đề xướng với mục đích khai hoá dân tộc khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu và thoát khỏi bóng đêm của chủ nghĩa thực dân Pháp bao trùm xã hội Việt Nam ngày ấy. Thời đại Hồ Chi Minh đã chứng kiến những nhân tài kiệt xuất sau khi trang bị kiến thức vững vàng, đã từ bỏ vinh hoa phú quý ở hải ngoại, sẵn sàng về phục vụ quê hương – Tổ quốc trong công cuộc cùng với Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc. Đó là những nhân cách cao đẹp; những kiến thức khoa học thuộc hàng ưu tú nhất một thời như: Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch; Nguyễn Văn Thủ, Kha Vạn Cân…

Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc

Ngày nay, có biết bao thanh niên du học và trở về phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá đất nước. Qua những sự kiện trên đã chứng minh hùng hồn cho một phần câu nói của L.Pasteur: Học vấn không có quê hương.

Tuy học vấn không có quê hương; nhưng “người học phải có Tổ quốc”. Tổ quốc là danh từ trừu tượng nhằm muốn nói đến nơi minh sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi cha mẹ, ông bà, Tổ tiên ta sống từ đời này qua đời khác. Người có học không có nghĩa là giới hạn ở những người được đến trường, mà theo cách hiểu rộng “Con đi trường học, mẹ đi trường đời” trong câu hát đâu gian. Tóm lại, đó là những người có kiến thức, có ý thức tôi luyện bản thân và hướng về quê hương – Tổ quốc – dân tộc. Những hình ảnh về Tổ quốc rất giản dị mà thiêng liêng đến lạ: đó có khi là một dòng sông xanh biếc “Nước gương trong soi bóng những hàng tre” mà khi đi xa Tế Hanh đã nhớ đến quặn lòng; là cầu tre nhỏ, là hương cau rụng trắng ngoài thềm trong tâm cảm của Đỗ Trung Quân; là con đường đưa anh đến trường; là núi Bút, non Nghiên gợi đến tinh thần hiếu học của cậu trò trong ý thơ của Nguyên Khoa Điềm; là cánh đồng quê và trời chiều trong tâm tưởng yêu thương muôn đời của mỗi con người Việt Nam,… Như vậy, Tổ quốc là nơi ta gởi những yêu thương nhung nhớ khi ta đi xa; khi nơi ấy tươi sáng, người người ấm no làm ta vui sướng; nơi ấy tiêu điều xơ xác làm ta nhói lòng. Nguyền Đình Thi nhói lòng, thốt lên đau đớn khi hình ảnh quê hương bị tàn phá: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu; Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Hoàng Cầm nức nở, cụ thể hoá nỗi đau quê hương tiêu điều ấy bằng hình ảnh: “Nghe xót xa như rụng bàn tay”. Và cao hơn nữa “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”. Khi dân tộc li tán, đau thương, Trưng nữ vương gác nỗi đau riêng làm cho “Ai Bắc quân thù kinh vó ngựa; Giáp vàng khăn trở, lạnh đầu voi” (khăn trở: khăn tang). Nguyễn Trãi gạt nước từ biệt cha chốn quan san về dâng “Bình Ngô sách” và mười năm ròng rã bên Lê Lợi “nằm gai nếm mật” nuôi chí đánh đuổi giặc Minh; Trần Quang Khải và Trần Hưng Đạo đứng trước vận nước ngả nghiêng, đã dẹp bỏ sự tị hiềm của gia đình cùng đứng bên nhau đánh đuổi giặc Nguyên. Trần Bình Trọng với câu nói đanh thép “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc, Nguyễn Đình Chiểu đã đùng ngòi bút kiên định của mình “chở đạo – đâm gian”; Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và biết bao sĩ phu, chí sĩ, chiến sĩ đã dùng sở học của mình suốt đời vì sự hưng thịnh của đất nước và dân tộc.

Chứng kiến dân tộc chìm trong bể máu của chủ nghĩa thực dân; chứng kiến cảnh “nhà tù nhiều hơn trường học” trên đất nước mình, người con xứ nghệ Nguyễn Sinh Cung cũng chính là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của đời mình quyết ra đi tìm kè sách giải phóng dân tộc là một minh chứng tuyệt vời bậc nhất của Việt Nam về tinh thần “người học cần có Tổ quốc”. Sở học, tư tưởng và tấm lòng, nhàn cách Hồ Chí Minh mãi mãi là điểm son tươi sáng trong lịch sử dân tộc Việt Nam về tình yêu dân tộc và Tổ quốc.

Ngày nay, sống trong một thời đại hoà bình và tận hưởng những vinh quang của tri thức nhân loại thời mở cửa, thời của toàn cầu hoá, thời của sự tỏ sáng về công nghệ thông tin,… mỗi chúng ta có rất nhiều điều kiện học tập, trau dồi tri thức. Khi vững vàng về tri thức, người ta dễ phân biệt được đúng sai và chắc chắn mồi chúng ta đều hiệu giá trị thiêng liêng của Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc. Lần giở những trang sử xưa, ta càng thêm tự hào tổ tiên ta nâng niu trân trọng quê hương đất nước như thế nào cũng là cách giúp ta tự nhắc nhở mình sống và làm việc vì quê hương, đất nước. Và không ai có thể phủ nhận “Trong anh và em hôm nay; Đều có một phần Đất Nước” như cách nói của Nguyễn Khoa Điềm.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button