Dàn ý nghị luận bàn về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
Dàn ý nghị luận về lòng hiếu thảo của con người
Mẫu dàn ý 1:
1. Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo.
2. Thân bài
a. Giải thích
– Lòng hiếu thảo là gì?
+ Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình.
+ Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.
b. Phân tích, chứng minh
– Biểu hiện của lòng hiếu thảo?
+ Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn.
– Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?
+ Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này.
+ Lòng hiếu thảo là chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam.
+ Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến.
+ Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”.
+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình.
c. Mở rộng
– Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi.
⇒ Những người như thế thật đáng chê trách.
d. Bài học nhận thức và hành động
– Sống phải có lòng hiếu thảo.
– Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề: Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
Mẫu dàn ý 2:
1. Mở bài
– Lòng hiếu thảo là truyền thống lâu đời tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
2. Thân bài
a. Định nghĩa
– Lòng hiếu thảo là gì: Lòng hiếu thảo là tình cảm yêu quý, kính trọng của bề dưới đối với bề trên trong gia đình.
– Biểu hiện lòng hiếu thảo: Qua lời nói, cử chỉ và hành động:
+ Của con cái đối với cha mẹ
+ Của con cháu đối với ông bà, tổ tiên: Kính trọng; lễ phép; chăm lo; phụng dưỡng; yêu tương; tôn kính
b. Ý nghĩa của lòng hiếu thảo
– Thể hiện nếp sống văn hóa người Việt
– Gợi nhớ về nguồn cội
– Xóa bỏ sự vô cảm; khoảng cách giữa những người thân trong gia đình
– Thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa
– Xã hội phát triển, văn minh hơn
c. Tại sao con người cần có lòng hiếu thảo
– Để thực hiện chức năng gia đình
– Để báo đáp công ơn sinh thành nuôi dưỡng
– Để hoàn thiện bản thân
d. Dẫn chứng về lòng hiếu thảo
– Chử Đồng Tử
– Cậu bé 10 tuổi bán bánh xèo nuôi cả nhà
e. Mở rộng
– Đi ngược lại với lòng hiếu thảo: Bất hiếu; ăn chơi sa đọa; bỏ bê học hành
– Lòng hiếu thảo được mở rộng hơn là lòng hiếu nghĩa
f. Liên hệ bản thân
– Tích cực học tập; tu dưỡng đạo đức
– Giúp đỡ ông bà cha mẹ
– Giúp đỡ cộng đồng
3. Kết bài
– Nêu tầm quan trọng của lòng hiếu thảo.
– Trách nhiệm bản thân đối với người sinh thành.
» Tham khảo thêm: Top những bài văn hay nhất nghị luận về lòng hiếu thảo
Tham khảo bài mẫu nghị luận bàn về lòng hiếu thảo trong cuộc sống hiện nay
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Từ ngàn năm qua, phẩm chất quý báu ấy đã là sợi chỉ kết nối tình cảm gia đình và dân tộc tạo nên một lối sống nghĩa tình, đằm thắm của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
Lòng hiếu thảo có nghĩa tôn trọng, kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. Hiếu thảo vốn là trung tâm trong hệ thống đạo đức của Nho giáo.
Lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, tình cảm mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể. Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ. Họ luôn biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, học hiếu thuận vâng lời, lắng nghe dạy bảo. Lúc cha mẹ ốm đau, già yếu, hộ hết lòng chắm sóc, phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, họ thành tâm thờ cúng.
Trong cuộc sống, lòng hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Lòng hiếu thảo còn được lãnh tụ Hồ Chí Minh mở rộng trong thời đại cách mạng. Không những hiếu thảo với người thân mà còn nên hiếu thảo với dân tộc, với đất nước. Biết quý trọng những người cùng chung vận mệnh với mình, có mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ. Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất người cách mạng trong nhiệm vụ chống kẻ thù và dựng xây đất nước.
Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo? Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn. Họ luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Mỗi con người sinh ra đều có nguồn cội, thân tộc. Bởi thế, ta phải biết ơn những người đã sinh thành, dưỡng nuôi và giáo dục ta nên người. Lòng hiếu thảo thể hiện lòng tri ân sâu sắc và lối sống nghĩa tình của dân tộc trong bao đời nay.
Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi.
Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp. Biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Biết thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm. Người có lòng hiếu thảo luân được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống.
Cha mẹ hiếu thảo với với ông bà là tấm gương sáng khiến con cái học tập và trưởng thành hơn. Lòng hiếu thảo trở thành bài học giáo dục sâu sắc cho mọi thế hệ. Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình. Mọi thành viên được sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỉ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý. Giá trị con người được thể hiện sâu sắc qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ. Hiếu nghĩa với cha mẹ là cách trả ơn những bậc sinh thành. Bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân.
Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ. Từ lâu, dân tộc ta coi đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời. Hiếu thảo với cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái. Có cho đi mới được nhận lại. Bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống này.
Cần phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo? Biết kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu. Trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự hào của gia đình. Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các bậc cha mẹ. Nhận lãnh trách nhiệm thờ phụng tổ tiên chu toàn, vẹn tất. Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ. Thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.
Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.
Sống phải có lòng hiếu thảo. Sống biết ơn ông bà, cha mẹ và các bậc sinh thành khác. Không những thế, hiếu nghĩa với nhân dân, với đất nước là trách nhiệm con người trong thời đại mới. Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. Mỗi hành vi biết ơn đều thể hiện một nét đẹp trong đời sống con người. Đặc biệt, ông bà, cha mẹ là những người đã dành cho ta tất cả.
Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa. Đó mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam. Cần rèn luyện tấm lòng hiếu thảo để có được lối sống nghĩa tình, hòa hợp với xung quanh. Lối sống giàu tình cảm giúp ta tìm kiếm được hạnh phúc trong cuộc sống này.
– Văn mẫu lớp 12 chọn lọc hay nhất / Đọc Tài Liệu sưu tầm và tổng hợp –
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!