Tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân ta đối với … – Tech12h

Đối với mỗi người dân Việt Nam ai ai cũng có một lòng kính yêu chân thành nhất đối với Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của dân tộc. Mặc dù Bác đã ra đi nhưng tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân ta đối với Bác vẫn luôn còn mãi. Tình cảm đó đã được nhà thơ Viễn Phương thể hiện thành công qua bài Viếng lăng Bác. Bằng cảm xúc chân thực và ngôn ngữ thơ gợi cảm, bài thơ đã nói hộ lòng người rằng: Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong lòng nhân dân ta.

Bài thơ ra đời năm 1976, khi lần đầu tiên sau giải phóng miền Nam, Viễn phương ra thăm Lăng Bác. Bài thơ rất ngắn gọn, súc tích nhưng có sức gợi tạo nên sự xúc động cho người đọc. Bài thơ cho chúng ta thấy được lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác. Tình cảm thiết tha ấy được thể hiện theo mạch cảm xúc khi ở ngoài lăng, khi vào trong lăng và cuối cùng là khi ra về.Như một người con xa, nay mới có dịp được trở về viếng thăm “người cha” đã khuất, Viễn Phương vô cùng bồi hồi, xúc động:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Câu thơ đầu tiên, thể hiện sự xúc động trào dâng của tác giả. Đó là tình cảm rất đỗi chân thành của một người con miền nam đối với vị cha già của dân tộc. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng máu thịt. Câu thơ giản dị nhưng bao hàm một ý nghĩa lớn. Trong tim Bác và trong tim miền Bắc, Miền Nam luôn luôn là nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ thương, là niềm tự hào, là biểu tượng anh hùng, bất khuất, dũng cảm, kiên cường, là thành đồng Tổ Quốc… Giờ đây, nhà thơ mang theo cả niềm tự hào đó của đồng bào miền Nam để đến với Bác.Trong giây phút xúc động ngẹn ngào ấy, hình ảnh “hàng tre bát ngát” trong sương sớm hiện lên thật đẹp khiến nhà thơ phải thốt lên:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”.

Đọc thêm:  Hướng dẫn tạo Danh sách thả xuống Drop List đơn giản dễ dàng

Khung cảnh ở đây thật thiêng liêng. Hình ảnh hàng tre bát ngát gợi lên một quang cảnh đẹp mang đậm nét làng quê. Cảnh quang ấy đã làm cho nhà thơ cảm nhận nơi đó có một linh hồn quen thuộc của quê hương đất Việt. Tre hiện lên trong bài thơ cũng giống như hình ảnh con người Việt Nam anh hùng bất khuất vậy. Dù có gặp bao khó khăn, hiểm nguy, gian khó, con người Việt Nam vẫn hăng say lao động, hiên ngang, yêu nước và sẵn sàng chiến đấu quên mình để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Cây tre đứng thẳng hàng trong bão táp mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc trước thăng trầm lịch sử.Theo đoàn người, nhà thơ vào thăm lăng Bác, ông đã nhìn thấy:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

“Mặt trời’’ đi qua trên lăng là hình ảnh thật của vũ trụ-Mặt trời mang sự sống đến cho vạn vật làm sâu sắt hơn ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ.Với niềm tiếc thương vô hạn và biết ơn sâu sắc, đứng giữa quảng trường Ba Đình, nhà thơ thấy một mặt trời đi qua trên lăng, đó là mặt trời của thiên nhiên. Còn nhìn vào bên trong lăng, vẫn có một mặt trời đỏ rực là Bác Hồ. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” thật đẹp. Bởi trái đất này làm sao có thể tổn tại nếu không có mặt trời. Nó cũng giống nhưđất nước Việt Nam nhờ có Bác mới có cuộc sống độc lập tự do như ngày hôm nay Bác là người đã soi sáng, dẫn dường đưa dân tộc Việt Nam đến với độc lập, tự do. Bằng hình ảnh này, tác giả đã thể hiện tấm lòng biết ơn thành kính nhất đối với.Bác – người đem lại cho nhân dân, cho đất nước ta một cuộc sống mới hạnh phúc, tự do. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả. Độc đáo hơn, nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh khác nữa để ca ngợi Bác:

Đọc thêm:  Cảm nghĩ của em về cây chuối - Bài văn mẫu lớp 7 - VnDoc.com

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

Không chỉ có một ngày, hai ngày mà ngày ngày đều có người đến viếng lăng Bác. Dòng người như một tràng hoa với muôn ngàn sắc hương từ mọi miền đất nước dâng lên Bác. Trong khung cảnh trang nghiêm, tĩnh lặng ấy, ai cũng xúc động, thành kính và tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Thêm một hình ảnh ẩn dụ so sánh đặc sắc khác nữa khi nhà thơ không nói Bác bảy mươi chín tuổi, mà thay vào đó ông nói “bảy mươi chín mùa xuân”. Cách ví von so ánh giàu sức gợi, bởi lẽ bảy mươi chín năm qua của Người hi sinh cho dân tộc Việt Nam, bảy mươi chín năm của Người là bảy mươi chín mùa xuân mang đến những bông hoa đẹp đẽ, tỏa ngát hương thơm và rực rỡ nhất. Sau bảy mươi chín năm “trọn một đời Bác có ngủ yên đâu” thì giờ Người được nằm trong lăng với giấc ngủ bình yên:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim.”

Tác giả đã cho ta cảm nhận không gian và thời gian như ngưng đọng trước một hình ảnh thiêng liêng. Ta cảm nhận như Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ bình yên chứ không phải Bác đi về cõi vĩnh hằng. Bác đã ra đi nhưng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam thì Bác như còn sống mãi, tấm lòng yêu thương Bác dành cho dân tộc như mãi ở bên. Vầng trăng sáng ấy thật trong trẻo, thật tinh khiết gợi lên tấm lòng của Bác và cũng gợi lên những bài thơ đầy ánh trăng của Bác. Nỗi đau mất Bác trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và trong lòng mỗi người dân miền Nam nói riêng được xoa dịu bớt phần nào khi Bác yên nghỉ trong không gian rất tĩnh lặng. Lặng nhìn giấc ngủ bình yên nơi di hài Bác, nhà thơ vẫn không sao kìm nén được niềm xúc động, nỗi đau khi nhìn về sự thật rằng Người đã ra đi. Nhà thơ dùng hình ảnh “ trời xanh là mãi mãi” một cách tinh tế để kìm nén lại sự mất mát lớn lao này nhưng vẫn thấy “nhói ở trong tim”. Nỗi đau ấy nó âm thầm nhưng thể hiện sự tiếc nuối vô hạn đối với vị lãnh tụ, vị cha già kính yêu.

Đọc thêm:  Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân

Tinh cảm của tác giả cũng như của nhân dân ta đối với Bác được thể hiện rõ nét nhất ở khổ cuối bài thơ.

“Mai về miền nam thương trào nước mắtMai về miền nam nhớ Bác khôn nguôiMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Điệp ngữ muốn làm lặp lại ba lần đã gợi tả cảm xúc thiết tha, tình yêu nồng cháy của tác giả đối với Bác. Nhà thơ muốn làm con chim ca hát và làm đóa hoa tỏa ngát hương thơm để đem niềm vui đến cho Bác, muôn tỏ lòng trung hiếu để đền đáp công ơn như trời biển của Bác, muốn ở mãi nơi lăng Bác như hàng tre xanh ngát bốn mùa ở Ba Đình lịch sử. Ước muốn của tác giả chỉ giản đơn là được ngày ngày ở bên Bác nhưng đấy lại là ước muốn cháy bỏng, chân thành và thiết tha nhất. Cảm xúc mãnh liệt của tác giả giờ đây được dâng trào, được thể hiện rất mạnh mẽ: Mai về miền Nam thương trào nước mắt. Những giọt nước mắt ấy thôi cũng đủ nói lên tất cả, đủ thể hiện hết nỗi lòng của người dân Việt Nam. Giọt nước mắt ấy là chân thành và còn có sức truyền cảm mạnh mẽ hơn mọi lời nói.

Viếng lăng Bác là lòng thương nhớ không nguôi, lòng kính phục vô hạn của nhà thơ Viễn Phương và của nhân dân ta đối với Bác Hồ. Bài thơ là “một nén hương trầm thơm ngát thành kính dâng lên Bác”, để lại trong trái tim người đọc nhiều dư vang sâu lắng.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button