Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió
Đề bài: Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Bạn Đang Xem: Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
I. Dàn ý Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Chuẩn)
1. Mở bài
Xem Thêm : Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân
– Giới thiệu khái quát về tác giả Đỗ Phủ và tác phẩm Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, khẳng định tấm lòng nhân ái của nhà thơ trong tác phẩm.
2. Thân bài
– Khái quát hoàn cảnh và nội dung tác phẩm:+ Ra đời năm 760 khi nhà thơ mới cất được mái nhà tranh cạnh khe núi+ Nhà thơ đau khổ và bất lực trước cảnh nhà tranh bị gió thu phá nát…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá tại đây.
II. Bài văn mẫu Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Chuẩn)
Xem Thêm : Vật Lí 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện – Giải bài tập SGK Vật Lí 7 Bài 22
Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một trong những tác phẩm tiêu biểu đặc sắc nhất của nhà thơ Đỗ Phủ, bài thơ là một tuyệt tác phản ánh hiện thực xã hội loạn lạc nghèo đói vì chiến tranh của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, đồng thời còn mang nặng giá trị nhân đạo sâu sắc. Giá trị nhân đạo của tác phẩm chính nằm ở tấm lòng nhân ái cao cả của nhà thơ, tư tưởng nhân đạo sâu sắc đã được Đỗ Phủ thể hiện qua ước nguyện của mình trong đoạn thơ cuối:
“Ước được nhà rộng muôn ngàn gianChe khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoanGió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn.Than ôi ! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắtRiêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”
Có thể nói, cuộc đời của Đỗ Phủ là một cuộc đời quanh quẩn trong đau khổ, bệnh tật và nghèo đói, tuy làm quan nhưng cũng không được tín nhiệm nên ông đã từ quan. Số phận nghèo khổ, nhờ bạn bè mà ông dựng được mái nhà tranh thế nhưng chỉ một trận gió mùa thu kèm theo mưa rét đã phá tan nát mái nhà duy nhất của ông. Mái tranh bay đi khắp nơi, trẻ con vì nghèo khổ cũng tranh nhau cướp từng tấm tranh, trong đêm thu tối đen như mực gia đình ông rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Mưa dột khắp nhà, chăn rách, lót nát, cái lạnh mưa rét thấu da thịt. Hoàn cảnh của gia đình Đỗ Phủ là đại diện tiêu biểu cho hàng ngàn gia đình trong xã hội Trung Quốc đương thời, tuy bất lực trước hoàn cảnh của mình nhưng tác giả lại sáng ngời tấm lòng nhân đạo, hướng đến sự ấm no cho nhân dân, đó chính là ước nguyện cao cả của ông “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian”. Nhà mình còn đang dột nát không thiếu chỗ nào nhưng Đỗ Phủ không ước cho bản thân mình mà đi ước cho khắp thiên hạ, ông đã bỏ qua ngôi nhà riêng mà hướng đến ngôi nhà chung che mưa che nắng, vững chãi và chắc chắn cho bao số phận nghèo khổ ngoài kia. Dù trong hoàn cảnh bần cùng khốn khổ, thân mình chưa lo xong nhưng tác giả vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng nhân ái của mình. Đỗ Phủ còn có một tấm lòng vị tha cao cả khi chấp nhận “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”, chỉ cần có ngôi nhà muôn ngàn gian cho thiên hạ, bản thân ông vui lòng chấp nhận thiếu thốn khổ sở. Tuy thực tế không có ngôi nhà nào rộng được muôn ngàn gian, nó chỉ có trong suy nghĩ của tác giả nhưng chính hình ảnh về ngôi nhà đã cho thấy được ước nguyện cao cả, tấm lòng bao la, giữa thời loạn lạc ấy ngôi nhà càng to lớn, càng vững chãi là ước muốn mong mỏi của bất kì ai. “Than ôi !” là tiếng than thở đầy bất lực của tác giả, ông vừa trách bản thân mình bất lực, vô dụng vừa oán trách thời thế loạn lạc, chiến tranh phi nghĩa đã đẩy dân chúng vào cảnh khốn cùng khổ sở, đó là sự đồng cảm sâu sắc dạt dào tư tưởng nhân nghĩa của tác giả.
Có thể nói, bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” với giá trị nhân đạo hay chính tấm lòng nhân ái của Đỗ Phủ đã ảnh hưởng một cách sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc sau này. Dù trải qua nhiều thế kỉ nhưng giá trị của bài thơ cũng như vẻ đẹp về tấm lòng Đỗ Phủ vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
—————-HẾT—————-
Để củng cố kiến thức về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, bên cạnh bài Tấm lòng nhân ái của nhà thơ Đỗ Phủ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Phân tích 5 câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Phân tích bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Nguồn: Trung tâm Ngoại ngữ ILC – Blog Giáo dục Danh mục: Lớp 7
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!