Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật ngụ ngôn
Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật ngụ ngôn
Phần 1: Dàn ý tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật ngụ ngôn
Phần 2: Bài văn mẫu Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật ngụ ngôn
Bài làm:
Tôi là một người nông dân hàng ngày làm việc chăm chỉ trong ngôi làng thân yêu của mình. Một hôm, tôi đang trên đường đi về nhà. Tôi đã gặp một chuyện vô cùng thú vị và hài hước. Tuy nhiên, qua câu chuyện này, tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích. Đó là ở đời phải xem xét tổng thể sự vật, sự việc, không nên mới chỉ xem một khía cạnh đã vội vàng đưa ra kết luận để rồi dẫn đến một tình huống đáng thương nhưng cũng bi hài. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện mà tôi đã gặp về năm ông thầy bói mù xem voi.
Hôm nay, khi tôi đang trên đường về nhà, tôi bắt gặp cảnh tượng rất hỗn loạn đó là năm ông thầy bói mù đang đánh nhau. Người nào người nấy áo quần xộc xệch, giằng co nhau không ngừng. Thấy thế, tôi liền vội vàng chạy đến can ngăn họ. Vất vả lắm tôi mới đỡ được một ông thầy bói ra ngoài, sau đó, nhờ mọi người giúp đỡ.
Nhân tiện, thấy ông thầy bói bình tĩnh hơn, tôi mới lân la hỏi chuyện: “Tại sao các thầy lại đánh nhau đến toác đầu, mẻ trán thế?” Ông thầy bói nhăn nhó kể lại câu chuyện xem voi của năm người. Chẳng là khi năm ông thầy bói mù này trong lúc rảnh rỗi không có khách ngồi tán gẫu với nhau, cả năm người chưa từng thấy con voi bao giờ nên họ rất tò mò không biết hình dáng nó ra sao.
Đúng lúc nghe thấy dân nói có voi về làng, năm ông liền chung tiền biếu người quản voi để được chiêm ngưỡng và sờ xem hình dáng con voi nó như thế nào? Câu chuyện bắt đầu từ đây. Khi cả năm người cùng nhau lại để sờ voi, điều kỳ lạ đã xảy ra bởi họ chỉ sờ một bộ phận của con voi và đưa ra kết luận về hình dáng của nó.
Năm người mỗi người sờ vào một bộ phận của con voi. Ông thứ nhất sờ vào cái vòi của con voi và phán “Tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa!” Ông sờ ngà phán: “Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài, cứng cứng như cái đòn càn đấy chứ!” Ông sờ tai thì lại nói “Không phải! Nó bè bè như là cái quạt thóc”, ông sờ chân phản đối: “Nó sừng sững như là cái cột đình vậy!” và cuối cùng ông sờ đuôi nói: “Tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi sể cùn”.
Khi họ sờ xong mỗi người lại đưa ra kết luận khác nhau dẫn đến bất đồng quan điểm. Họ lại không ai nhường ai dẫn đến xô xát và đánh nhau toác đầu mẻ trán. Bởi điều họ không ngờ tới chính là con voi quá to lớn, mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của con voi: Người sờ vòi, người sờ ngà, người sờ tai, người thì sờ chân, người sờ đuôi. Nhận xét của họ đều rất đúng, đây là năm bộ phận của cơ thể con voi nhưng điều họ không nghĩ tới là đó đều là những bộ phận tạo nên hình dáng của một con voi nên dẫn đến đưa ra kết luận nhầm lẫn.
Tôi giải thích cho năm ông thầy bói về hình dáng thật của con voi. Cả năm ông đều nói rất đúng về năm bộ phận của con voi nhưng nó vẫn chỉ là bộ phận mà thôi. Con voi được tạo bởi các bộ phận ghép lại. nghe các ông ghép từng bộ phận lại. Năm ông thầy bói như ngộ ra điều mới lạ. Họ giảng hòa với nhau với thái độ niềm nở và vui vẻ như trước.
Có lẽ họ đã nhận ra bài học quý giá cho mình, vì vậy, họ đã cảm ơn tôi và tôi cảm thấy mình đã làm được một việc có ích. Và qua câu chuyện mà tôi gặp hôm nay, tôi đã rút ra được bài học cho bản thân mình. Mọi sự vật, sự việc, hiện tượng,…đều có nhiều khía cạnh khác nhau. Khi bạn tìm hiểu về chúng, bạn cần lắp ghép tất cả các bộ phận và khía cạnh của nó lại, đưa ra cái nhìn đa chiều thì kết luận mới chính xác được.
https://thuthuat.taimienphi.vn/tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-gap-go-voi-mot-nhan-vat-ngu-ngon-47824n.aspx
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!