Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua hai bài thơ Khi
Đề bài 1:
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua hai bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng.
Dàn ý phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua hai bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng
1. Mở bài:
Học sinh cần giới thiệu được:
Những nét thật cơ bản về hai tác giả,hai tác phẩm và khẳng định được đây là hai sáng tác đặc săc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung.
2. Thân bài.
Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ,học sinh có thể làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người tù cách mạng qua hai bài thơ như sau:
– Tình yêu thiên nhiên đất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ).Có lẽ bởi trước hết họ là nhà thơ ,là những người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp.
+ Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoáng đạt, thanh bình, nên thơ. Có bầu trời xanh lồng lộng. Có sắc vàng của bắp, sắc đào của nắng. Có cánh chim tu hú chao liệng….
+ Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng – người bạn cố tri với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào. Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’. Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ được. Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
– Vẻ đẹp thứ hai đó là khát vọng tự do. Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao-Tinh thần ở ngoài lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn muốn“vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng còn dang dở.
– Thứ ba đó là vẻ đẹp của ý chí cách mạng, tinh thần lạc quan yêu đời. Vượt qua mọi khó nhăn gian khổ, thiếu thốn, giam cầm,tra tấn của trốn lao tù, người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ. Ngược lại họ luôn nghĩ về, tìm về với cuộc sống, với cái đẹp, đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa chọn. Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa, con đường vinh quang. Với Hồ Chí Minh, ở trong tù nhưng người luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, cách mạng sẽ thành công. Với Tố Hữu “Tiếng chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu.
3. Kết bài
Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng, với những vẻ đẹp tầm hồn của họ luôn là hình ảnh đẹp nhất, đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hôm nay. Vì thế, những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên, không thể không tự hào và ngưỡng mộ
*Lưu ý:
– Học sinh có thể gộp ý thứ hai và ý thứ ba làm một.
– Để làm sáng tỏ mỗi ý học sinh phải trích dẫn được những câu thơ đặc sắc trong từng bài thơ.
Xem thêm:
Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú
Phân tích hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú
Đề bài 2:
Cùng chung hoàn cảnh bị giam giữ trong ngục tù nhưng tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú có gì khác so với tâm trạng của người tù cách mạng trong bài Ngắm trăng?
* Lưu ý: Đây cũng là một biến tấu, mở rộng của đề phân tích tâm trạng, vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua hai bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng.
Dàn ý:
1. Mở bài:
– Dẫn dắt
– Nêu luận điểm chung và khác nhau
2. Thân bài:
LĐ1: Với “Cảnh Khuya”, Hồ Chí Minh đã bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, đất nước rất tha thiết.
Yêu thiên nhiên:
– Mở các giác quan để cảm nhận thiên nhiên:
+ Thính giác: tiếng suối = tiếng hát xa (cảm nhận tinh tế)
+ Thị giác: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (phân tích hình ảnh này ở phương diện trực tiếp và gián tiếp => rất khéo)
– Tâm hồn của Người:
+ Yêu thiên nhiên: Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, tâm hồn của Người vẫn rất ung dung, khoan khoái trước vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng.
+ Yêu nước thương dân: lo lắng cho vận mệnh nước nhà
* Bất chấp hoàn cảnh tù ngục, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng, vẫn say sưa thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng sáng. Đó chính là tình yêu thiên nhiên tha thiết, là sự giao hòa mãnh liệt với vẻ đẹp thiên nhiên, là tâm hồn luôn trân trọng và khát khao cái Đẹp của người nghệ sĩ.
* Bài thơ cũng cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ đã để tâm hồn mình vượt rakhỏi song sắt tàn bạo của nhà tù để hướng ra ngoài bầu trời tự do, nơi có vầng trăng sáng lung linh. Đó chính là một tinh thần thép, là một phong thái ung dung, một nghị lực cứng cỏi của người chiến sĩ cách mạng.
– Chú ý: Đây là sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ.
– Những cảm nhận vô cùng tinh tế đã chỉ ra được tình yêu quê hương thiên nhiên đất nước đầy lãng mạn.
LĐ2: Chốn tù ngục khó khăn vẫn không làm tình yêu thiên nhiên đất nước của Tố Hữu phai nhạt mà còn thêm mãnh liệt cùng niềm khát khao tự do chãy bỏng.
– Tâm trạng của người tù khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè.
+ Lúa chiêm, cây trái
+ tiếng ve: có thể là tiếng ve ngoài không gian, có thể là tiếng gọi thôi thúc trong tâm trí nhà thơ, là tiếng gọi của tự do
+ Bắp rây, nắng đào
+ Sáo diều “lộn nhào”: khát vọng tự do mãnh liệt
* Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhíp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,… trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy.
– Tâm hồn: nhức nhối, khó chịu
+ Muốn “chết uất”
+ Chân muốn đạp tan phòng
-> Sử dụng động từ mạnh -> muốn toát khỏi lao tù, trở về với tự do
Yêu đất nước
– Niềm khát khao tự do đến cháy bỏng (chú ý đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ) : Người thanh niên Tố Hữu lúc này như được chiếu sáng tâm hồn bởi ánh sáng cách mạng. Dường như ông muốn được tự do, được phục vụ đất nước.
– Chú ý: Giọng điệu thiết tha, giản dị.
=> Tâm trạng xuyên suốt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chinh là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thúc bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại luận điểm
–
Trên đây là dàn ý phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua hai bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng cùng một dạng bài khác biến tấu, mở rộng từ đề bài này là sự khác nhau giữa tâm trạng người tù cách mạng trong hai bài thơ. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các em học tập và thi cử thuận lợi hơn. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 8 hay nhất được Đọc Tài Liệu chọn lọc.
Chúc các em học tốt!
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!