Đặng Lê Nguyên Vũ: Tiểu sử, sự nghiệp, thành tựu, từ tuổi thơ gian
Đặng Lê Nguyên Vũ: Tiểu sử, sự nghiệp, thành tựu, từ tuổi thơ gian khó đến vua cà phê Việt Nam
Cà phê đã trở thành ngành công nghiệp với chuỗi giá trị hàng chục tỷ đô, chỉ xếp sau duy nhất dầu lửa. Nhận thấy tiềm năng to lớn trong ngành cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ đã gây dựng và phát triển một đế chế cà phê hùng mạnh cho riêng mình. Cà phê Trung Nguyên dần trở thành biểu tượng khẳng định khát vọng vươn tầm thế giới của ông vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ.
Song, để xây dựng được một thương hiệu ghi dấu ấn lớn trong bản đồ cà phê thế giới, đó lại là cả một câu chuyện dài đầy hấp dẫn và đáng học hỏi của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ. Hãy để Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoábooks cùng bạn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp đầy hấp dẫn của vua cà phê đại tài này nhé!
Bạn đang xem bài: Đặng Lê Nguyên Vũ: Tiểu sử, sự nghiệp, thành tựu, từ tuổi thơ gian khó đến vua cà phê Việt Nam
Nội dung chính
Tiểu sử Đặng Lê Nguyên Vũ với tuổi thơ gian khó nung nấu ý chí làm giàu
Đặng Lê Nguyên Vũ (10/2/1971) là một doanh nhân Việt Nam với tư cách là nhà sáng lập, chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Trung Nguyên. Được mệnh danh là vua cà phê Việt với khối lượng tài sản khổng lồ, song ít ai biết rằng, để xây dựng được thành công như ngày hôm nay là cả một quá trình gian khó và vất vả.
Hình ảnh Đặng Lê Nguyên Vũ
Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo khó ở huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, tuổi thơ ông là một chuỗi ngày cơ cực. Đó là 9 năm trời lội bộ đi học ròng rã trên con đường đất đỏ đầy bùn lầy. Đồng thời, phải làm thuê từ sớm để trang trải phụ giúp gia đình.
Năm 1992, ông thi đỗ Y Khoa Tây Nguyên. Cậu học trò nghèo nhưng học giỏi nhất nhì, mang theo ước mơ trở thành bác sĩ khăn gói đi học đại học. Ông cũng đã phải làm rất nhiều nghề để có thể trang trải được cuộc sống. Nhưng càng học, ông càng nhận ra sự thật chua xót: Muốn cuộc sống dư dả bớt nghèo đói hơn, phần nhiều những người học Y đều quên “lời thề Hippocrate”. Với ông, cách duy nhất để không phạm phải đó là… bỏ nghề y.
22 tuổi, cái đói nghèo đeo bám gia đình và ông khiến khát khao làm giàu trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tình cảnh khốn cùng lên đến đỉnh điểm khi gia đình ông không thể chạy nổi 2 triệu đồng để bố chữa bệnh. Cay đắng với cái nghèo, ông quyết tâm bỏ học vào Đà Nẵng lập nghiệp.
Ông bày tỏ suy nghĩ: Một, đi không trở lại; hai, việc gì cũng làm và ba, nhất định phải đổi đời. Mặc dù người chú cương quyết bắt về…học cho xong, nhưng với khao khát sục sôi trong máu, ông biết mình không thể tiếp tục học y được.
Khởi nghiệp từ những hạt cà phê
Thời sinh viên, bạn bè thường cho rằng ông là kẻ “điên hạng nặng” khi quyết tâm dứt áo ra đi và những suy nghĩ khác thường. Lúc ấy, chỉ có những người bạn cùng phòng chung chí hướng và thấu hiểu cho những trăn trở của ông. Về sau, họ đã cùng ông khởi nghiệp và bắt đầu trải qua chuỗi ngày khốn khó vất vả cùng với những thất bại đầu tiên.
Sinh ra và lớn lên cùng với những hạt cà phê ngon có tiếng, nhưng những người làm ra hạt cà phê như bố mẹ ông chưa bao giờ hết khổ. Ông thường đặt ra những trăn trở rằng: Tại sao trong khi có nhiều quốc gia không có cà phê nhưng lại giàu vì cà phê, còn nông dân trồng cà phê Việt Nam cứ mãi nghèo?
Suy nghĩ ấy thôi thúc ông tìm ra được mấu chốt vấn đề: Muốn giàu thì chỉ có thể đi theo con đường chế biến cà phê.
Đây giờ đã là suy nghĩ phổ biến, bởi nguyên liệu thô chiếm tỉ trọng giá trị nhỏ nhất trong mỗi cốc cà phê ở nước ngoài. Song thời bấy giờ, với quan niệm tập trung vào xuất khẩu, đây lại là một suy nghĩ mang tầm đổi mới cách tân, thay đổi cục diện cà phê VIệt Nam trong tương lai.
Đặng Lê Nguyên Vũ và triết lí giữa đạo và đời
Khởi đầu của hãng cà phê Trung Nguyên là một máy rang xay cà phê nhỏ cũ kĩ, được góp bởi vốn của những người bạn cùng phòng. Chẳng mấy chốc, mọi người bắt đầu biết đến cà phê của đám sinh viên nghèo ấy, và ông cũng học được cách tuyển chọn và rang xay những hạt cà phê ngon, chất lượng. Logo Cà phê Trung Nguyên ban đầu là một mũi tên hướng thẳng lên trời, tượng trưng cho khát vọng vươn lên cháy bỏng của Đặng Lê Nguyên Vũ.
Vượt qua những lời cười chê xung quanh, năm 1996 hãng cà phê Trung Nguyên chính thức khai trương bảng hiệu đầu tiên ở một căn nhà cũ nát, ọp ẹp.
Năm 1998 có thể coi là đánh dấu mốc son trong sự nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ, khi ông đã đưa Trung Nguyên Nam tiến thành công. Đây là quán cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh theo đuổi mô hình kinh doanh cà phê nhượng quyền thương hiệu. Mặc dù theo đuổi mô hình nhượng quyền, nhưng ông vẫn khẳng định mục tiêu cốt lõi của Trung Nguyên là tính đồng nhất dù bạn thưởng thức cà phê ở bất cứ đâu, hương vị vẫn như nhau.
Đặng Lê Nguyên Vũ đã có một nước đi khôn ngoan khi bán miễn phí cà phê trong vòng 10 ngày. Khách truyền tai nhau đổ tới uống thử rất đông, dần khẳng định hình ảnh của mình trong lòng khách hàng. Đó là một nơi mà khách hàng có thể được thử nhiều loại cà phê khác nhau, dần hình thành nên cách “thưởng thức cà phê Trung Nguyên”.
2003 là một dấu mốc son vàng trong sự nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ, khi nhãn hiệu cà phê G7 ra đời. Đây là một bước phát triển mới của cà phê Trung Nguyên, giúp củng cố và nâng cao thị phần trong thị trường cà phê VIệt.
Dần dần, tên tuổi và hãng cà phê của ông được càng nhiều người biết đến. Cà phê Trung Nguyên đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới với hàng nghìn cửa hàng nhượng quyền.
Những thành tựu đặc biệt của vua cà phê Việt Nam
Tiểu sử về ông là những trang thành tựu đáng học hỏi. Tháng 8 năm 2012, ông được tạp chí Forbes – một tờ báo có uy tín của Mĩ vinh danh là Vua cà phê Việt Nam. Về sau, đây trở thành danh xưng mỗi khi được báo chí và công chúng mến mộ nhắc đến. Không những vậy, ông còn được trao tặng nhiều giải thưởng quý giá và quan trọng như Huân chương lao động hạng III, bằng khen của thủ tướng chính phủ… cho những đóng góp to lớn của mình.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ gặp mặt báo chí lần đầu tiên sau nhiều năm
Cà phê Trung Nguyên đã trở thành niềm tự hào của ông, với những giải thưởng và danh hiệu lớn trong và ngoài nước, đạt danh hiệu sản phẩm chất lượng cao. Với hàng nghìn cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước, đồng thời xuất hiện ở 60 quốc gia trên toàn thế giới, Trung Nguyên từng bước khẳng định thị phần và dấu ấn của mình trong lòng khách hàng. Như ông Vũ đã từng tuyên bố: ““Sự xuất hiện của Trung Nguyên đã đem lại không khí thưởng thức cà phê mới ở Việt Nam”.
Chỉ trong vòng đúng 10 năm, Trung Nguyên đã trỗi dậy mạnh mẽ với 6 công ty thành viên bao gồm: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG ) với các ngành nghề chính thức bào gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại
Đồng thời, kinh doanh sản xuất và chế biến cà phê còn đem lại cho Đặng Lê Nguyên Vũ một khối tài sản lớn. Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của tập đoàn đạt 5.696 tỷ đồng. Nhằm quảng bá và nâng tầm cà phê, ông còn cho xây dựng bảo tàng thế giới cà phê ở thành phố Buôn Ma Thuột, hay làng cà phê Trung Nguyên với diện tích gần 20000m2, xuất phát từ ý tưởng “thủ phủ cà phê” của chính Đặng Lê Nguyên Vũ.
Triết lí trong kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ coi Trung Nguyên không chỉ là một tập đoàn kinh doanh cà phê thuần túy, mà là cả một tôn giáo. Ông có những mục tiêu và triết lý đặc biệt như toàn cầu hóa Trung Nguyên, đóng góp phát triển chiến lược cho Việt Nam và nâng tầm những triết lý cà phê.
Đối với Đặng Lê Nguyên Vũ, muốn trở thành người đi đầu, bạn phải cạnh tranh với đối thủ đang đứng đầu. Ông không hề giấu khát vọng đưa công ty Trung Nguyên trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Đồng thời, ông cũng có những phát ngôn gây sốc như: “Starbucks là nước có mùi cà phê pha đường”, “Tôi muốn làm nhà lãnh đạo cà phê thế giới”… Một lần nữa khẳng định khao khát và tầm nhìn của ông trên con đường chinh phục bản đồ cà phê thế giới.
Đặng Lê Nguyên Vũ và cuộc hôn nhân gây xôn xao dư luận
Những phát biểu chấn động tại tòa của ông
Vốn là vua cà phê nổi tiếng với những triết lý kinh doanh về cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ còn được biết đến thông qua cuộc hôn nhân ồn ào kéo dài suốt 3 năm với vợ mình là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Cả hai kết hôn từ năm 1998 và cùng nhau xây dựng tập đoàn cà phê Trung Nguyên hùng mạnh. Đến năm 2016, bà Thảo đệ đơn ly hôn ra tòa và chính thức bắt đầu 3 năm ròng rã tranh chấp về tài sản. Dư luận từng nín thở hồi hộp theo dõi từng diễn biến trong vụ việc này, đặc biệt là những phát ngôn gây sốc của ông như “Tiền nhiều để làm gì? Để mà hôm nay ngồi đây như thế này?”.
Cuối cùng, chiều ngày 27/3/2019, tòa chấp thuận ly hôn và đưa ra phán quyết bà Thảo dành hoàn toàn quyền nuôi con và mỗi năm ông Vũ phải cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng cho đến khi đủ 18 tuổi. Ông Vũ nắm toàn bộ quyền điều hành công ty và có trách nhiệm trả lại tiền cho bà Thảo tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu.
Truyền động lực đến những người trẻ
Luôn sẵn lòng đối thoại với người trẻ, Đặng Lê Nguyên Vũ có thể coi là một nguồn cảm hứng lớn về nghĩ giàu làm giàu cho người trẻ. Ông dành nhiều thời gian chia sẻ và giúp đỡ những bạn trẻ – thế hệ sinh viên thanh niên Việt Nam, truyền cho họ kinh nghiệm và cảm hứng để có thêm ý chí và bản lĩnh tiếp tục con đường làm giàu để phát triển bản thân và đất nước. Hàng ngàn buổi chia sẻ của ông đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ có hoài bão khát khao lớn, đến để học tập và phát triển con đường tương lai của bản thân sau này.
Hy vọng đây sẽ là bài chia sẻ có ích đối với bạn. Hãy nêu ra những ý kiến của bản thân để Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá cùng biết nhé!
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận! Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/dang-le-nguyen-vu-tieu-su-su-nghiep-thanh-tuu-tu-tuoi-tho-gian-kho-den-vua-ca-phe-viet-nam/
Trang chủ: tmdl.edu.vn Danh mục bài: Giáo dục
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!