Thông tư sửa đổi chế độ nâng bậc lương, chế độ phụ cấp thâm niên

Thông tư số 03/2021/TT-BNV: Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (dù cùng ngạch hoặc khác ngạch).

Thông tư số 03/2021/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2021 (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 và Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

Hướng dẫn rõ hơn một số quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn

Theo Bộ Nội vụ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực kể từ ngày 29/9/2020), trong đó tại khoản 1 Điều 63 và khoản 1 Điều 65 đã phân cấp đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I.

Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2020), trong đó tại khoản 1 Điều 73 và khoản 1 điều 74 đã phân cấp đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

Đồng thời qua thực tiễn thực hiện, một số địa phương đề nghị hướng dẫn rõ hơn một số quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Thông tư số 08/2013/TT-BNV) và việc kéo dài thời gian xét nâng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do bị kỷ luật hoặc bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Mục III Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Thông tư số 04/2005/TT-BNV).

Theo đó, để đảm bảo việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức được thống nhất đồng bộ thì việc ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2013/TT-BNV và sửa đổi điểm 1.3 khoản 1 Mục III Thông tư số 04/2005/TT-BNV là cần thiết.

Nội dung chủ yếu của Thông tư 03/2021/TT-BNV

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2013/TT-BNV

– Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV về đối tượng áp dụng Thông tư số 08/2013/TT-BNV là những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

– Bổ sung điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV về thời gian được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên là thời gian phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.

– Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV về thời gian không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm: thời gian tập sự (bao gồm trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự), thời gian đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ, thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo và thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

Đọc thêm:  Mã PD là gì? Cách tìm mã PD khách hàng - QuanTriMang.com

– Sửa đổi tiêu chuẩn 1 điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV đối với cán bộ, công chức thành được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

– Sửa đổi khoản 3 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV các nội dung:

+ Bổ sung trường hợp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.

+ Sửa đổi trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật Đảng.

– Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV về quy định không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (dù cùng ngạch hoặc khác ngạch).

– Sửa đổi điểm b và điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 08/2013/TT-BNV về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người

lao động thuộc thẩm quyền quản lý (bao gồm cả các trường hợp là chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương).

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung tại Thông tư số 04/2005/TT-BNV

– Bổ sung điểm 1.3 khoản 1 Mục I về đối tượng áp dụng là những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ (sau đây gọi là người lao động).

– Sửa đổi điểm 1.3 khoản 1 Mục III như sau: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài bằng thời gian quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này.

– Bổ sung cụm từ “và người lao động” sau cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức” trong các quy định của Thông tư số 04/2005/TT-BNV.

Những nội dung chính sách mới, quy định mới trong Thông tư 03/2021/TT-BNV

Về Thông tư số 08/2013/TT-BNV:

Bổ sung thời gian được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên là thời gian phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.

Bổ sung về thời gian không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm: thời gian tập sự (bao gồm trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự), thời gian đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ, thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo và thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

– Sửa đổi tiêu chuẩn đánh giá đối với cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên thay vì hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực theo quy định cũ.

– Bổ sung và làm rõ trường hợp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng.

– Làm rõ trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng mà chưa thực hiện kỳ luật về hành chính thì thực hiện việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật Đảng.

– Sửa đổi quy định không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (dù cùng ngạch hoặc khác ngạch).

Đọc thêm:  Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá mới nhất

– Sửa đổi về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý (bao gồm cả các trường hợp là chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương).

Về Thông tư số 04/2005/TT-BNV:

– Bổ sung đối tượng áp dụng là những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

– Sửa đổi nội dung cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài như thời gian bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên do bị kỷ luật.

– Bổ sung cụm từ “và người lao động” sau cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức” trong các quy định của Thông tư số 04/2005/TT-BNV./.

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN, NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN VÀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

1. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 1 như sau:

“Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.”

2. Bổ sung điểm b khoản 1 Điều 2 như sau:

“- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.”

3. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 2 như sau:

“- Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

– Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

– Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

– Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.”

4. Sửa đổi tiêu chuẩn 1 điểm a khoản 2 Điều 2 như sau:

“Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên;”

5. Sửa đổi khoản 3 Điều 2 như sau:

“Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:

a) Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp:

– Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

– Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

b) Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:

– Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

Đọc thêm:  Bài tham luận trong Đại hội Liên đội (5 mẫu) - Download.vn

– Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;

– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.

c) Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.

d) Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

đ) Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.

e) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này”

6. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 3 như sau:

“d) Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.”

7. Sửa đổi điểm b và điểm c khoản 3 Điều 4 như sau:

“b) Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý (bao gồm cả ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao cấp).

c) Việc quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý thực hiện theo phân cấp hiện hành.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

1. Bổ sung điểm 1.3 khoản 1 Mục I như sau:

“Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là người lao động).”

2. Sửa đổi điểm 1.3 khoản 1 Mục III như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài được xác định như các trường hợp kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này.

3. Bổ sung cụm từ “và người lao động” sau cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức” trong các quy định của Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button