Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển theo Luật Biển Việt Nam

Ảnh minh họa

Theo thông lệ quốc tế, quốc gia ven biển có đặc quyền trong việc lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Tuy nhiên, việc vận dụng và thực thi nội dung này ở mỗi nước có những đặc thù riêng. Đối với nước ta, Luật Biển Việt Nam, Điều 34 quy định: “1. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm: a) Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển; b) Các loại báo hiệu hàng hải; c) Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển. 2. Nhà nước có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh”. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước về Luật Biển năm 1982), Điều 60 (Khoản 1 và 2) nêu rõ: “Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng: (a) Các đảo nhân tạo; (b) Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56…”; đồng thời, có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó kể cả quyền tài phán về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư1.

Đọc thêm:  Chật chội hay Trật trội, từ nào đúng chính tả tiếng Việt? - Thủ thuật

Đối với việc thiết kế, xây dựng, tháo dỡ và thông tin về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó, Luật Biển Việt Nam, Điều 34 còn quy định: “3. Các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển và các bộ phận kèm theo hoặc phụ thuộc có vành đai an toàn 500 mét (m) tính từ điểm nhô ra xa nhất của đảo, thiết bị, công trình hoặc các bộ phận đó, nhưng không có lãnh hải và các vùng biển riêng. 4. Không xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế. 5. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trên biển phải được tháo dỡ khỏi vùng biển Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Đối với phần còn lại của thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn thì phải thông báo rõ vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và nguy hiểm thích hợp. 6. Thông tin liên quan tới việc thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, việc thiết lập vành đai an toàn xung quanh và việc tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển phải được cung cấp chậm nhất là 15 ngày trước ngày bắt đầu thiết lập hoặc tháo dỡ đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế”. Về vấn đề này, Công ước về Luật Biển năm 1982, tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 (Điều 60) đã quy định chi tiết về quy chế được hưởng, vị trí xây dựng và chiều rộng của khu vực an toàn (xung quanh các đảo, thiết bị và công trình trên biển); việc tháo dỡ các thiết bị, công trình đó theo quy phạm do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra; duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu hàng hải và về thông báo việc thiết lập, tháo dỡ các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó theo quy chuẩn quốc tế, v.v.

Đọc thêm:  Viet-chu-in-dam-tren-facebook-mach-ban-cach-viet-cuc-chat

Như vậy, quy định về Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển của Luật Biển Việt Nam là thống nhất với Công ước về Luật Biển năm 1982.

Tạ Quang thực hiện ___________

1 – Nội dung này cũng được quy định đối với vùng đặc quyền kinh tế (Điều 80 của Công ước).

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button