Top 5 dãy núi dài nhất trên Trái Đất | TopXepHang.com

Dựa vào số liệu thống kê của các nhà khoa học trên thế giới , dưới đây là 5 dẫy núi dài nhất đã được xác nhận trên thế giới.

1.Andes Dãy Andes (Quechua: Anti(s)) là dãy núi dài nhất thế giới, gồm một chuỗi núi liên tục chạy dọc theo bờ tây lục địa Nam Mỹ. Dãy Andes dài hơn 7000 km, và có chỗ rộng đến 500 km (khoảng từ 18° đến 20° vĩ độ nam). Dãy Andes có chiều cao trung bình khoảng 4000 m.

Dãy Andes về cơ bản bao gồm 2 dãy núi lớn: Cordillera Oriental và dãy Cordillera Occidental, cách nhau bởi một bình nguyên hẹp thấp hơn. Xen vào đó là các dãy núi nhỏ tách ra ra từ hai bên hông của hai dãy núi lớn.

Dãy Cordillera de la Costa là trường hợp điển hình, xuất phát từ cực nam của châu Mĩ và chạy theo hướng bắc-nam, song song với bờ biển. Miền nam rặng núi này bị biển lấn vào, tạo ra một số hải đảo. Khi nhập vào đất liền thì Cordillera de la Costa tạo nên ranh giới phía tây của thung lũng lớn của Chile. Về phía bắc, dãy núi duyên hải này tiếp tục bằng một số dãy núi nhỏ, có khi chỉ là rặng đồi lẻ dọc theo bờ Thái Bình Dương cho đến tận Venezuela, tạo ra một thung lũng dài dọc suốt sườn tây của dãy Cordillera Occidental.

Dãy Andes trải dài qua 7 quốc gia: Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela. Trong số đó một vài quốc gia được mệnh danh là “Những xứ Andes”.

Tên Andes vốn từ chữ anti tiếng Quechua có nghĩa là đỉnh cao.

Dãy Andes là dãy núi cao nhất bên ngoài châu Á với đỉnh cao nhất Aconcagua cao đến 6.962 m trên mực nước biển. Đỉnh núi Chimborazo (núi lửa) thuộc Ecuador là cao điểm trên mặt đất xa nhất nếu tính từ trung tâm địa cầu vì vị trí của núi ở trên đai “phình” xích đạo. Dãy Andes không cao như Himalaya nhưng dài gấp đôi Himalaya.

Đọc thêm:  Mẫu đơn xin gia hạn giấy phép hoạt động văn phòng đại diện mới

2.Rocky Mountains Dãy núi Rocky hay đơn giản là Rockies (phát âm như “Roóc-ky”, đôi khi còn được biết đến với tên Rặng Thạch Sơn), là dãy núi khá rộng ở miền Tây Bắc Mỹ. Dãy núi Rocky chạy dài hơn 4.800 kilômét (3.000 dặm) từ cực bắc British Columbia (Canada) đến New Mexico (Hoa Kỳ). Đỉnh cao nhất là Núi Elbert ở Colorado cao 4.401 mét (14.440 foot) trên mực nước biển. Núi Robson ở British Columbia có độ cao 3.954 m (12.972 foot) là đỉnh cao nhất của Dãy núi Rocky phần phía Canada. Song song với dãy Rocky nhưng lui về phía tây là dãy núi Cascade và dãy núi Duyên hải Thái Bình Dương (Pacific Coast Ranges).

Dãy núi Rocky hình thành cách đây 80 đến 55 triệu năm bởi biến động địa thể “Laramide” khi những mảng kiến tạo từ phía tây bị dồn vùi xuống dưới mảng Bắc Mỹ, đôn cao mặt đất sinh ra rặng núi cao. Kể từ đó, do quá trình xói mòn thiên nhiên của nước và băng mà đất đá bị rạn nứt, chỗ thì khoét sâu thành thung lũng và lòng chảo, chỗ thì tỉa gọt đỉnh núi thêm chót vót. Cuối thời kỳ băng hà gần đây nhất, con người mới đặt chân đến vùng núi Rocky; đó là thổ dân châu Mỹ. Sau đó, người gốc châu Âu, như Alexander MacKenzie, Meriwether Lewis và William Clark dần dẫn cuộc xâm nhập dãy núi, thám hiểm địa hình cùng tìm kiếm khoáng sản và lông thú (những nguồn tài nguyên giá trị rất được ưa chuộng vào thế kỷ 18-19). Cho đến nay vùng núi Rocky vẫn là miền đất tương đối thưa dân cư, không như vùng đồng bằng phía đông lục địa hay duyên hải Thái Bình Dương phía tây.

Đọc thêm:  Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng và song song với

Ngày nay, một phần lớn vùng núi Rocky thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, thu hút khách du lịch muốn đi bộ đường dài, cắm trại, leo núi, câu cá, săn bắt, xe đạp leo núi, trượt tuyết, và trượt ván trên tuyết.

3.Himalayas Himalaya (còn có tên Hán-Việt là Hy Mã Lạp Sơn lấy từ “Hi Mã Lạp Nhã sơn mạch 喜馬拉雅山脈”, do người Trung Quốc lấy các chữ Hán có âm gần giống “Himalaya” để phiên âm) là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Mở rộng ra, đó cũng là tên của một hệ thống núi hùng vĩ bao gồm cả Himalaya theo đúng nghĩa của từ này, Karakoram, Hindu Kush và các dãy núi nhỏ khác trải dài từ Pamir Knot. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Sanskrit himālaya, một tatpurusa từ kép mang ý nghĩa “nơi ở của tuyết” (từ chữ hima “tuyết”, và ālaya “nơi ở”; xem thêm Himavat).

Tất cả cùng với nhau, hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest. Để thấy được kích thước khổng lồ của những dãy núi trong dãy Himalaya, hãy so với Aconcagua, trong dãy Andes, với độ cao 6.962 m, là đỉnh cao nhất bên ngoài Himalaya, trong khi hệ thống núi Himalaya có trên 100 núi khác nhau vượt quá 7.200 m.

Dãy Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh.

Đọc thêm:  Con gái học khối A1 nên thi ngành gì phù hợp và dễ xin việc

4.Great Dividing Range Great Dividing Range, Cao nguyên Đông, là dãy núi lớn nhất của Úc và phạm vi đất liền dài thứ ba trên thế giới. Dãy núi trải dài hơn 3.500 km (2.175 dặm) từ đảo Dauan ngoài khơi mũi phía Đông Bắc Queensland, chạy toàn bộ chiều dài của bờ biển phía đông thông qua New South Wales, sau đó vào Victoria và quay về phía tây, trước khi mờ dần vào vùng đồng bằng trung tâm tại Grampians ở miền tây tiểu bang Victoria. Chiều rộng của dãy núi vi dao động từ khoảng 160 km (100 mi) đến hơn 300 km (190 dặm).

Sự gia tăng rõ rệt giữa các vùng đất thấp ven biển và vùng núi phía đông đã ảnh hưởng đến khí hậu của Australia, chủ yếu là do lượng mưa địa hình, và các khu vực chênh lệch cao nhất đã tạo ra một xứ có các hẻm núi ấn tượng.

5.Trans-Antarctic Mountains Các dãy núi Transantarctic (viết tắt TAM ) bao gồm một dãy núi của nâng lên đá trầm tích ở Nam Cực mà mở rộng, với một số gián đoạn, trên khắp lục địa từ Cape Adare ở miền bắc Victoria Land để Coats đất . Những ngọn núi này phân chia Đông Nam Cực và Tây Nam Cực . Chúng bao gồm một số nhóm núi khác biệt, được chia thành các dãy nhỏ hơn.

Phạm vi được James Clark Ross lần đầu tiên nhìn thấy vào năm 1841 tại cái được đặt tên là Ross Ice Shelf để tôn vinh ông. Lần đầu tiên nó được vượt qua trong cuộc thám hiểm Nam Cực Quốc gia Anh năm 1901-1904.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button