Điều kiện thành lập nhà xuất bản theo quy định hiện nay – LawKey

Hiện nay, cá nhà xuất bản được thành lập tương đối nhiều. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể thành lập được nhà xuất bản. Dưới đây là các điều kiện thành lập nhà xuất bản theo quy định hiện nay.

Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản

Đối với nhiều độc giả thì các nhà xuất bản nổi tiếng như Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản giáo dục, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật hay Nhà xuất bản Tư pháp,… không còn quá xa lạ. Việc thành lập mới một nhà xuất bản đòi hỏi tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện nhất định. Và trước hết là phải thuộc các đối tượng được thành lập nhà xuất bản.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật xuất bản 2012 có quy định về các cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản) bao gồm:

– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;

Đọc thêm:  Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân - Luật Dương Gia

– Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.

Nhà xuất bản có thể được tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.

Xem thêm: Nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản

Điều kiện thành lập nhà xuất bản

Tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng được phép thành lập nhà xuất bản theo quy định trên cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

Một là, về tổ chức hoạt động

Nhà xuất bản được thành lập phải có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.

Hai là, về nhân sự

Một trong những điều kiện tiên quyết trong việc thành lập nhà xuất bản đó là phải có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật xuất bản 2012 để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu. Cụ thể:

Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:

– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

Đọc thêm:  Australia – kẻ ở nhờ xưng vương châu Á - Công an Nhân dân

– Có trình độ đại học trở lên;

– Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;

– Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:

– Có chứng chỉ hành nghề biên tập;

– Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;

– Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

Ba là, về điều kiện đảm bảo hoạt động

Nhà xuất bản được thành lập phải đảm bảo các điều kiện về trự sở, nguồn tài chính bao gồm:

– Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích phù hợp, đáp ứng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;

– Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;

– Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản;

– Các điều kiện khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định,

Bốn là, phù hợp chiến lược phát triển

Nhà xuất bản được thành lâp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.

Xem thêm: Vi phạm quy định về liên kết trong hoạt động xuất bản

Đọc thêm:  Trợ giảng là gì? Vai trò, nhiệm vụ, mô tả công việc trợ giảng

Hành vi vi phạm quy định về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button