Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 12 năm 2022 – 2023
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 2 Ngữ văn 12 gồm giới hạn kiến thức kèm theo các dạng bài tập trọng tâm và đề thi minh họa. Qua đề cương Ngữ văn 12 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Ngữ văn 12 mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Văn 12 năm 2022 – 2023
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG THPT ………….
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn
LỚP 12
NĂM HỌC: 2022 – 2023
A. Nội dung ôn thi học kì 2
Phần I. Đọc hiểu văn bản
1. Văn bản: Một đoạn văn bản ( ngoài chương trình)
2. Nội dung trọng tâm:
– Các yếu tố nội dung của văn bản: đề tài, chủ đề/thông tin chính, đặc điểm của hình tượng/nội dung cụ thể, cảm hứng chủ đạo của văn bản, cảm xúc/tình cảm/tư tưởng/quan điểm của tác giả…
– Các yếu tố hình thức của văn bản: phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, bố cục/cấu trúc của văn bản, cách sử dụng ngôn ngữ, biên pháp tu từ…
Phần II. Làm văn
– Kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học.
– Nội dung: Nghị luận về một đoạn trích, một hình tượng, một vấn đề trong đoạn văn bản.
– Phạm vi ôn tập: Các tác phẩm
1. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
2. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
3. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
4. Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( trích) (Lưu Quang Vũ)
B. Thời gian làm bài
Thời gian làm bài: 90 phút
C. Cấu trúc đề thi
Gồm 02 phần
Phần I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm)
– Ngữ liệu: 01 đoạn văn bản ( ngoài chương trình)
– Câu hỏi: 4 câu hỏi, thuộc các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Phần II: Làm văn ( 7,0 điểm)
Dạng đề: Nghị luận về một đoạn văn xuôi. Từ đó, rút ra nhận xét về một vấn đề về phong cách tác giả, đặc sắc về nội dung tư tưởng hoặc nghệ thuật của tác phẩm.
D. Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Mức độ
Tổng số
Phần
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I.Đọc hiểu văn bản
(01 đoạn văn bản)
– Nêu phong cách ngôn ngữ/ phương thức biểu đạt chính, thể thơ, thao tác lập luận…
Hoặc:
– Tìm/ chỉ ra vị trí của thông tin chính/nổi bật hoặc cách thức tổ chức/trình bày thông tin chính/nổi bật trong văn bản.
– Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính mà văn bản đề cập.
Hoặc:
– Làm rõ đặc trưng phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Hoặc:
– Làm rõ nghĩa của các từ hoặc cụm từ hoặc câu trong văn bản.
Hoặc:
– Lí giải/suy luận về thông tin chính/nổi bật nêu trong văn bản hoặc cách thức trình bày của văn bản.
Hoặc:
– Lí giải quan điểm/tư tưởng của tác giả.
Hoặc:
– Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ
– Nhận xét/ đánh giá về một yếu tố hình thức hoặc nội dung của văn bản.
Hoặc:
– Bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối với một ý kiến được nêu ra trong văn bản.
– Vận dụng những hiểu biết từ văn bản để nêu suy nghĩ/bàn luận/giải quyết một vấn đề/ tình huống thực tiễn.
Hoặc:
– Từ văn bản, rút ra bài học/ thông điệp có ý nghĩa
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,75
5%
1
0,75
7,5%
1
1,0
7,5%
1
0,5
10%
4
3,0
30%
II. Làm văn
Viết 01 bài văn nghị luận văn học để giải quyết yêu cầu của đề bài.
Số điểm
Tỉ lệ
6,25
62,5%
0,75
7,5%
7,0
70%
Tổng chung:
Số điểm
Tỉ lệ
0,75
5%
0,75
7,5%
7,25
70%
1,25
17,5%
10,0
100%
E. Đề thi minh họa
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đã từng nói như vậy.
Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là một xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.
Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xoá bỏ những ý nghĩ không hay nếu có. Văn minh đơn giản chỉ là vậy.
(…) Cảm ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha mẹ.
(Trích Lòng biết ơn, Tony Buổi sáng 17/10/2017)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản.
Câu 3. Anh/chị có cho rằng: Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha mẹ không? Tại sao?
Câu 4. Qua văn bản trên, anh/chị rút được bài học gì cho bản thân.
II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua cách miêu tả của tác giả Xuân Quỳnh trong đoạn trích sau:
Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ.
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 155, NXB Giáo dục)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận (nghị luận)
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm
0,75
2
Nội dung của văn bản:
– Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh.
Hoặc:
– Cảm ơn là một tiêu chí đánh giá một con người có văn minh (có giáo dục) hay không.
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm.
0,75
3
Học sinh cần nêu rõ quan điểm; lí giải hợp lí thuyết phục. Chẳng hạn như:
* Đồng tình thì kiến giải:
– Biết ơn thể hiện sự ứng xử văn minh, lịch sự.
– Cách ứng xử đó là kết quả sự tu dưỡng của cá nhân, do sự giáo dục, đặc biệt từ gia đình.
* Không đồng tình thì kiến giải:
– Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách, lối ứng xử.
– Nhưng sự hình thành nhân cách do nhiều yếu tố: giáo dục gia đình, nhà trường… đặc biệt sự tự tu dưỡng, rèn luyện, bản lĩnh của mỗi cá nhân.
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời thuyết phục: 1,0 điểm.
– Học sinh trả lời sơ sài: 0,25 điểm
– Học sinh trả lời đồng tình hoặc không đồng tình mà ko có kiến giải: 0,25 điểm
– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm.
1,0
4
Bài học:
– Lòng biết ơn.
– Văn minh đơn giản là biết ơn…
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh rút bài học thuyết phục: 0,5 điểm
– Học sinh không trình bày được hoặc tư tưởng sai lệch: 0 điểm
0,5
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
* KN: Biết ơn là ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình.
* Ý nghĩa:
– Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn thể hiện lối sống có nhân cách cao đẹp: tình nghĩa, cách ứng xử có văn hóa, văn minh.
– Nếu không biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, bất nhân, thiếu đạo đức.
– Lòng biết ơn sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn, văn minh, tiến bộ hơn.
Hướng dẫn chấm:
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm
0,5
2
Phân tích đoạn thơ hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu (khổ 1,2)
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới hạn phạm vi phân tích: khổ 1,2
Hướng dẫn chấm:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0.25 điểm
– Giới hạn phạm vi phân tích: khổ 1,2: 0.25 điểm
0,5
*Khái quát chung: Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, hình tượng Sóng
* Phân tích :
+ Khổ 1:
– Con sóng được miêu tả trong những trạng thái mâu đối lập
à Những trạng thái, cảm xúc phức tạp trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
– Hành trình của sóng từ không gian nhỏ hẹp đến không gian rộng lớnà quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh: người phụ nữ chủ động, quyết liệt trên hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc.
+ Khổ 2:
– Quy luật của sóng: trường tồn, bất biến trong dòng thời gian vô tận.
– Chân lý: tình yêu là khát vọng muôn đời của con người, nhất là trong trái tim tuổi trẻ.
* Nghệ thuật:
– Thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp tự do, linh hoạt
– Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng
– Sử dụng thành công các biện pháp tu từ
– Ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc.
– Ngôn ngữ thấm đẫm cảm xúc.
Hướng dẫn chấm:
– Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm
– Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm- 1,25 điểm.
– Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm
2,5
* Đánh giá: Đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
Hướng dẫn chấm:
– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm:
Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với cáctác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
– Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
– Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25
0,5
Tổng điểm
10,0
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!