Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 – VnDoc.com

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Tài liệu sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức môn học như: Dao động và sóng điện từ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, … và tổng hợp một số câu hỏi, bài tập trắc nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây nhé.

  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
  • Trọn bộ công thức giải nhanh môn Vật lý lớp 12 cực đầy đủ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ LỚP 12

CHƯƠNG IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

I. MẠCH DAO ĐỘNG:

1. Mạch dao động là một mạch kín gồm một tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm có độ tự cảm L.

2. Mạch dao động lí tưởng là mạch dao động có điện trở của mạch bằng không và mạch không bức xạ sóng điện từ.

3. Định luật biến thiên điện tích, cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch dao động lí tưởng.

  • Sự biến thiên điện tích của một bản tụ điện: q = q0cos(ωt + φ).
  • Sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch: i = -I0sin(ωt + φ) = I0cos(ωt + φ + π/2).

(Với I0 = ωq0)

  • Sự biến thiên hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12

q0: điện tích cực đại trên một bản tụ điện (đơn vị C).I0: cường độ dòng điện cực đại trong mạch (đơn vị A).U0: hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện (đơn vị V).

Độ tự cảm của cuộn cảm: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12

(trong đó, N là số vòng dây quấn của ống dây điện chiều dài l, có tiết diện ống dây S)

Nhận xét: i nhanh pha π/2 so với q, và so với u. Và q cùng pha với u.

Chú ý:

5. Định nghĩa dao động điện từ tự do: là sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i (hoặc của cường độ điện trường Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12và cảm ứng từ ) trong mạch dao động.

Đọc thêm:  Giải Vật Lí 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

6. Năng lượng điện từ trong mạch dao động lí tưởng.

– Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện.

Nhận xét:

Năng lượng trong mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

Mạch dao động có tần số góc ω, tần số f và chu kỳ T thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn với tần số góc 2ω, tần số 2f và chu kỳ T/2.

Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn luôn không đổi. Nói cách khác, năng lượng điện từ trường của mạch dao động luôn bảo toàn.

Năng lượng điện trường cực đại = năng lượng từ trường cực đại = năng lượng điện từ trường.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12

II. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG (TRƯỜNG ĐIỆN TỪ)

1. Giả thuyết của Mắc-xoen về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường.

  • Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy, là điện trường có các đường sức điện là đường cong kín, bao quanh các đường sức từ.
  • Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường, có các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện.

2. Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

III. SÓNG ĐIỆN TỪ:

1. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

2. Những tính chất (đặc điểm) của sóng điện từ.

Sóng điện từ truyền được trong tất cả các môi trường vật chất, kể cả chân không. Vận tốc lan truyền sóng điện từ trong chân không bằng vận tốc ánh sáng trong chân không : c = 3.108 m/s.

– Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình truyền sóng, tại một điểm bất kì trên phương truyền, vecto E và vecto B luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng v. Ba vecto E, B, v tạo thành một tam diện thuận.

Đọc thêm:  Vật lý 12 Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ - HOC247

– Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn biến thiên tuần hoàn theo không gian và thời gian, và luôn cùng pha với nhau.

– Sóng điện từ cũng tuân theo các định luật phản xạ, khúc xạ; cũng có thể giao thoa, nhiễu xạ … như ánh sáng.

– Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc bốn của tần số.

– Sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilômét được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến và được gọi là sóng vô tuyến.

3. Sóng điện từ và thông tin vô tuyến.

Sóng vô tuyến được chia thành: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn và sóng cực ngắn.

– Sóng dài: Bước sóng λ khoảng trên 103 m (f khoảng dưới 3.105 Hz).

– Sóng trung: Bước sóng khoảng từ 102 m đến 103 m (f khoảng từ 3.105 Hz đến 3.106 Hz).

– Sóng ngắn: Bước sóng khoảng từ 10 m đến 102 m (f khoảng từ 3.106 Hz đến 3.107 Hz).

– Sóng cực ngắn: Bước sóng khoảng từ 10-2 m đến 10 m (f khoảng từ 3.107 Hz đến 3.1010 Hz).

IV. SỰ PHÁT VÀ THU SÓNG VÔ TUYẾN.

1. Sự phát sóng vô tuyến.

a) Nguyên tắc phát sóng vô tuyến.

– Dùng các sóng điện từ cao tần.

Vì

+ chúng mang năng lượng lớn.

+ phản xạ tốt trên tầng điện li, mặt đất và mặt nước, nên có thể truyền đi xa được.

+ mặt khác, các phân tử khí trong khí quyển hấp thụ mạnh các sóng điện từ. Chỉ trong một số ít khoảng bước sóng (hoặc tần số) của sóng điện từ hầu như không bị các phân tử khí hấp thụ. Trên mặt các máy thu thanh đều có ghi rõ các vị trí này, chẳng hạn với các sóng ngắn có các vị trí của các bước sóng khoảng 19 m, 25 m, 31 m, 49 m, 75 m … ứng với các dải tần số khoảng 16 MHz, 12 MHz, 9,7 MHz, 6 MHz, 4 MHz …

– Biến điệu sóng cao tần.

Âm nghe được có tần số từ 16 Hz đến 20 000 Hz. Còn sóng cao tần có tần số cỡ MHz, tai người không nghe được.

Đọc thêm:  Giải bài 29 vật lí 12: Thực hành: Đo bước sóng ánh sáng ... - Tech12h

b) Sơ đồ khối của một máy phát vô tuyến đơn giản

Mỗi máy phát vô tuyến gồm ít nhất 7 bộ phận sau:

– Micrô (1): biến dao động âm cơ học thành dao động điện cùng tần số (có tần số âm).

– Bộ phận khếch đại dao động điện âm tần (2).

– Máy phát dao động điện từ cao tần (3).

– Bộ phận khếch đại dao động điện từ cao tần (4).

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12, chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được nội dung ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2023 được tải nhiều nhất

Trọn bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 tất cả các môn học khác nhau như: môn Toán; môn Văn, nhóm môn Tự nhiên (Lý – Hóa – Sinh) và nhóm Xã hội (Sử – Địa – GDCD) giúp các em học sinh lớp 12 ôn thi trọn bộ THPT Quốc Gia 2022 hiệu quả.

  1. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  2. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2023 môn Văn
  3. Bộ đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn Anh
  4. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2023 môn Lý
  5. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2023 môn Hóa
  6. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2023 môn Sinh
  7. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2023 môn Sử
  8. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2023 môn Địa
  9. Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2023 môn GDCD
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button