Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Địa lý 11 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Địa lí 11 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Địa lý 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 Địa lý 11, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Địa lí 11 năm 2022 – 2023
Câu 1.1. Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ nước Nga bao gồm
A. Toàn bộ Đồng bằng Đông Âu.B. Toàn bộ phần Bắc Á.C. Phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.D. Toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á.
Câu 1.2. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 1.3. Từ đông sang tây, lãnh thổ nước Nga trải ra trên
A. 8 múi giờ. B. 9 múi giờ.C. 10 múi giờ. D. 11 múi giờ.
Câu 2.1. Về mặt tự nhiên, gianh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là
A. dãy núi Uran. B. sông Ê – nít – xây.C. sông Ô bi. D. sông Lê na.
Câu 2.2. Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê – nít – xây là
A. đồng bằng và vùng trũng.B. núi và cao nguyên.C. đồi núi thấp và vùng trũng.D. đồng bằng và đồi núi thấp.
Câu 2.3. Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là cao ở phía
A. bắc, thấp về phía nam.B. nam, thấp về phía bắc.C. đông, thấp về phía tây.D. tây, thấp về phía đông.
Câu 3.1. Năm 2005, dân số nước Nga là
A. 142 triệu người. B. 143 triệu người.C. 124 triệu người. D. 134 triệu người.
Câu 3.2. Là một nước đông dân, năm 2005 dân số của Liên bang Nga đứng thứ
A. năm trên thế giới. B. sáu trên thế giới.C. bảy trên thế giới. D. tám trên thế giới.
Câu 3.3. Liên bang Nga là nước có tới trên 100 dân tộc trong đó dân tộc Nga chiếm
A. 60 % dân số cả nước. B. 78% dân số cả nước.C. 80 % dân số cả nước. D. 87% dân số cả nước.
Câu 4.1. Chiến lược kinh tế mới đang đưa nền kinh tế nước Nga trở lại vị trí cường quốc được thực hiện từ
A. đầu năm 2000. B. giữa năm 2000.C. cuối năm 2000. D. đầu năm 2001.
Câu 4.2. Nhận định nào sau đây không đúng về thành tựu của nền kinh tế Nga sau năm 2000?
A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng trưởng cao.B. Dự trữ ngoại tệ đúng thứ ba thế giới (năm 2005).C. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô-Viết.D. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Câu 4.3. Năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP của nước Nga đạt
A. 8%. B. 9%. C. 10%.D. 11%.
Câu 5.1. vùng tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên của nước Nga là
A. đồng bằng Đông Âu.B. đồng bằng Tây Xi – bia.C. cao nguyên Trung Xi – bia.D. dãy núi U ran.
Câu 5.2. Về trữ lượng, các loại khoáng sản mà Liên bang Nga đứng đầu thế giới là
A. than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.B. dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt.C. khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali.D. than đá, quặng sắt, dầu mỏ.
Câu 5.3. Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi mhọn của Liên bang Nga, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn là
A. công nghiệp khai thác dầu khí.B. công nghiệp khai thác than.C. công nghiệp điện lực.D. công nghiệp luyện kim.
Câu 6.1. Vùng không phải là nơi khai thác dầu tập trung của nước Nga là
A. đồng bằng Tây Xi-bia.B. đồng bằng Đông Âu.C. vùng núi Đông Xi-bia.D. vùng núi Uran và biển Caxpi.
Câu 6.2. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 6.3. Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về
A. công nghiệp luyện kim của thế giới.B. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới.C. công nghiệp chế tạo máy của thế giới.D. công nghiệp dệt của thế giới.
Câu 7.1. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là
A. công nghiệp luyện kim.B. công nghiệp chế tạo máy.C. công nghiệp quân sự.D. công nghiệp chế biến thực phẩm.
Câu 7.2. Đóng vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế vùng Đông Xia bia của nước Nga thuộc về loại hình vận tải
A. đường ôtô. B. đường sông.C. đường sắt. D. đường biển.
Câu 7.3. Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?
A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới. C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ. D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.
Câu 8.1. Đâu là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới thuộc nước Nga?
A. Hồ Bankhat. B. Hồ Baikal.C. Hồ Great Bear. D. Hồ Tanganyika
Câu 8.2. Hai trung tâm dịch vụ lớn của nước Nga là
A. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. B. Nô-vô-xi-biếc và Ma-nhi-tơ-gooc.C. Va-la-đi-voxtoc và Kha-ba-rốp. D. Ê-tin-carenbua và Magadan.
Câu 8.3. Phía Tây Liên Bang Nga có các đồng bằng lớn nào sau đây?
A. Matx-cơ-va và Đông Âu.B. Trung Xibia và Đông Âu.C. Tây Xibia và Đông Âu.D. Matx-cơ-va và Trung Xibia.
Câu 9.1. Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê – nít – xây thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là các
A. đồng bằng và vùng trũng.B. núi và cao nguyên.C. đồi núi thấp và vùng trũng.D. đồng bằng và đồi núi thấp.
Câu 9.2. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là?
A. Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp. C. Hạn chế mở rộng ngoại giao. D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
Câu 9.3. Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp
A. mới. B. thủ công. C. truyền thống. D. hiện đại.
Câu 10.1. Trong 4 vùng kinh tế quan trọng sau đây của Liên bang Nga, vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất là
A. Vùng Trung ương. B. Vùng Trung tâm đất đen.C. Vùng U-ran. D. Vùng Viễn Đông.
Câu 10.2. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển công nghiệp nhưng nông nghiệp còn hạn chế là
A. Vùng Trung ương. B. Vùng Trung tâm đất đen.C . Vùng Uran.D. Vùng Viễn Đông.
Câu 10.3. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến cá của Liên bang Nga là
A. Vùng Trung ương.B. Vùng Trung tâm đất đen.C. Vùng U-ran.D. Vùng Viễn Đông.
Câu 11.1. Vấn đề về dân số mà Liên Bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay là?
A. Dân số tăng nhanh. B. Thiếu nguồn lao động. C. Tuổi thọ trung bình thấp.D. Nhiều thành phần dân tộc.
Câu 11.2. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH LIÊN BANG NGA NĂM 2020
Dân số (nghìn người)
Diện tích (nghìn km2)
145 919
16 299
Theo bảng số liệu, mật độ dân số Liên Bang Nga năm 2020 là
A. 9 người/km2.B. 85 người/km2. C. 90 người/km2. . D. 8 người/km2.
Câu 11.3. “Trên 70% dân số Liên Bang Nga sống ở thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh”. Điều này mang lại thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Liên Bang Nga?
A. Hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa. B. Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động. C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.D. Nền văn hóa độc đáo, đa dạng.
Câu 12.1. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư phân bố thưa thớt?
A. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. B. Địa hình chủ yếu là đầm lầy. C. Đất đai kém màu mỡ. D. Khí hậu lạnh giá.
Câu 12.2. Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã
A. tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn. B. đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng. C. phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới. D. vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.
Câu 12.3. Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là ngành nào sau đây?
A. Năng lượng. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ.
Câu 13.1. Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga?
A. Quỹ đất nông nghiệp lớn. B. Khí hậu phân hoá đa dạng. C. Giáp nhiều biển và đại dương.D. Có nhiều sông, hồ lớn.
Câu 13.2. Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của Liên Bang Nga?
A. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu. B. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ. C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt. D. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.
Câu 13.3. Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?
A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế. B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á. C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực. D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.
………….
B. PHẦN TỰ LUẬN:
-Trình bày điều kiện tự nhiên của Liên Bang Nga,Nhật Bản.
– Trình bày đặc điểm dân cư của Liên Bang Nga, Nhật Bản.
– Trình bày đặc điểm các ngành kinh tế của của Liên Bang Nga,Nhật Bản.
– Trình bày đặc điểm các ngành kinh tế của liên bang Nga, Nhật Bản.
– Nhận xét bảng số liệu , vẽ biểu đồ .
– Nhận xét , giải thích .
………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Địa lí 11