Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 Cánh diều – Download.vn

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Hóa học 10 Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm.

Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 Hóa học 10 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 10, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 10 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 Cánh diều

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……

TRƯỜNG THPT ………..

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

Môn: HÓA HỌC

Khối: 10

Năm học: 2022-2023

I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10

Chủ đề 4: Phản ứng oxi hóa – khử

– Khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa – khử.

– Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.

– Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn.

Chủ đề 5: Năng lượng hóa học

– Phản ứng hóa học và enthalpy

Đọc thêm:  Tổng Hợp đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Anh Lào Cai (Có Đáp Án)

– Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10

Câu 1: Trong phản ứng oxi hóa – khử thì:

A. chất oxi hóa nhường electron và chất khử nhận electron.B. quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.C. quá trình nhường electron gọi là quá trình khử.D. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.

Câu 2: Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là:

2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

A. chất khử.B. chất oxi hóa.C. chất khử và môi trường.D. chất oxi hóa và môi trường

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng:

Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O

Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là:

A. 3 và 12.B. 3 và 18.C. 3 và 10.D. 3 và 22.

Câu 4: Trong phản ứng:

FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ

A. nhận (2y – 3x) electron.B. nhường (2y – 3x) electron.C. nhường (3x – 2y) electron.D. nhận (3x – 2y) electron.

Câu 5: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là:

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl

A. chất oxi hóa.B. chất khử.C. axit.D. vừa là axit vừa là chất khử.

Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng :

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất sau phản ứng là:

A. 10.B. 9.C. 29.D. 25.

Câu 7 Cho 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là

Đọc thêm:  Bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn 10 tập 2 - Đọc Tài Liệu

A. Fe2O3.B. FeO.C. Fe3O4.D. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 8: Cho phương trình phản ứng:

a Al + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.

Tỉ lệ a:b là:

A. 1:1B. 2:3C. 1:2D. 1:3

Câu 9: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì

A. xảy ra phản ứng thế.B. không xảy ra phản ứng.C. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.D. xảy ra phản ứng trao đổi.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại Zn vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được 0,448 lít khí X duy nhất (đktc). Khí X là:

A. N2.B. NO.C. N2O.D. NO2.

Câu 11: Dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử?

A. Tạo ra chất kết tủaB. Tạo ra chất khíC. Có sự thay đổi màu sắc của các chấtD. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Câu 12: Cho 16,2 gam kim loại M tác dụng với O2 thu được 25,8 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Kim loại M là:

A. Fe.B. Mg.C. Al.D. Zn.

Câu 13: Trong phản ứng:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓. Nguyên tử Ag trong AgNO3:

A. bị oxi hóaB. không bị oxi hóa hoặc khửC. bị khửD. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử

Câu 14: Cho 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là

A. Fe2O3.B. FeO.C. Fe3­O4.D. FeO hoặc Fe3­O4.

Câu 15: Cho phương trình phản ứng:

a Al + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.

Tỉ lệ a:b là:

A. 1:1B. 2:3C. 1:2D. 1:3

Đọc thêm:  Điểm chuẩn lớp 10 năm 2023 Bạc Liêu công bố chính thức

Câu 16: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Mg.B. Zn.C. Al.D. Fe.

Câu 17: Khi cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?

A. Dung dịch HI.B. Dung dịch HCl.C. Dung dịch HBr.D. Dung dịch HF.

Câu 18: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO, clo đóng vai trò

A. không là chất oxi hóa, không là chất khử.B. là chất oxi hóa.C. là chất khử.D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 19 Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HF không được bảo quản trong bình làm bằng chất liệu nào?

A. Nhựa.B. Gốm sứ.C. Thủy tinh.D. Polime.

Câu 20: Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

A. 4,48 lít.B. 2,24 lít.C. 6,72 lít.D. 7,84 lít.

Câu 21: Cho 0,1 mol KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (ở đktc) là

A. 0,56 lít.B. 5,6 lít.C. 2,24 lít.D. 0,112 lít.

Câu 22: Khi cho mẩu quỳ tím ẩm vào bình đựng khí Cl2, hiện tượng thu được là

A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ.B. quỳ tím không chuyển màu.C. quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu.D. quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button