TOP 3 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 năm 2022 – 2023 – Download.vn
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 năm 2022 – 2023 bao gồm 3 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 11 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Lịch sử lớp 11 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 2 đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 11, đề thi giữa kì 2 Toán 11.
Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử lớp 11
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Nước tư bản nào đã liên quân với Pháp để tấn công Đà Nẵng vào 1858?
A. Hà Lan.B. Anh. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha.
Câu 2: Chọn đáp án đúng để sắp xếp các Hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp theo trình tự thời gian
1. Hiệp ước Hác – măng. 2. Hiệp ước Nhâm Tuất.
3. Hiệp ước Pa – tơ – nốt. 4. Hiệp ước Giáp Tuất.
A. 2 – 4 – 1 – 3. B. 3 – 2 – 4 – 1.C. 2 – 3 – 1 – 4.D. 1 – 2 – 3 – 4.
Câu 3: Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?
A. Quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.B. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.C. Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.D. Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
Câu 4: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”B. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của PhápC. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dânD. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”
Câu 5: Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga
A. Chiến tranh thế giới thứ nhấtB. Cách mạng tháng HaiC. Cách mạng tháng MườiD. Luận cương tháng tư
Câu 6: Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sựB. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng BìnhC. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của PhápD. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa
Câu 7: Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng (1858)
A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.B. bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.C. Buộc pháp phải lập tức thực hiện kế hoạch tấn công bắc kì.D. buộc pháp phải lập tức chuyển hướng tiến công cửa biển Thuận An.
Câu 8: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia
A. tự do trong Liên bang Đông Dương. B. độc lập, có chủ quyền.C. dân chủ, có chủ quyền.D. độc lập trong Liên bang Đông Dương.
Câu 9: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Hácmăng.C. Hiệp ước Patơnốt. D. Hiệp ước Giáp Tuất.
Câu 10: Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?
A. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.B. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.C. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.D. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do
A. âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản.B. các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.C. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.
Câu 12: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) vì:
A. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.B. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.D. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.
Câu 13: Thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) mà không tốn một viên đạn vì
A. thực dân Pháp tấn công bất ngờ.B. nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.C. triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.D. quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
Câu 14: Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là
A. Phát xít Đức B. Anh, PhápC. Mĩ D. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám B. Cao Điền và Tống Duy TânC. Phan Đình Phùng và Cao ThắngD. Tống Duy Tân và Cao Thắng
Câu 16: Bản chất của phong trào Cần vương là
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiếnB. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sảnC. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sảnD. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Câu 17: Liên Xô là cụm từ viết tắt của
A. Liên bang Xô viếtB. Liên hiệp các Xô viếtC. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viếtD. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa
Câu 18: Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày tháng năm nào?
A. 15/08/1945.B. 25/08/1945. C. 05/08/1945. D. 30/08/1945.
Câu 19: Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là
A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầuB. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranhC. Nạn thất nghiệp tràn lanD. Sản xuất đình đốn
Câu 20: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương
A. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung BộB. tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớnC. Chỉ hoạt động cầm chừngD. Chấm dứt hoạt động
Câu 21: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)B. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)C. Bổ sung lực lượng quân sựD. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
Câu 22: Đâu không phải là hành động của nhân dân Bắc Kì khi Gác-ni-ê đưa quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?
A. Bất hợp tác với Pháp.B. Bỏ thuốc độc vào các giếng nước uống.C. Đốt kho thuốc súng của Pháp. D. Tìm cách thỏa hiệp với Pháp.
Câu 23: Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?
A. Anh, Pháp, Đức, Italia. B. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.C. Đức, Áo, Hung, Bỉ. D. Anh, Pháp, Nhật, Italia.
Câu 24: Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là
A. Đề Thám B. Đề NắmC. Phan Đình PhùngD. Nguyễn Trung Trực
Câu 25: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là
A. Hưởng ứng chiếu Cần vươngB. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà NguyễnC. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đìnhD. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương
Câu 26: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa của đồng bào Tây NguyênB. Khởi nghĩa Hương KhêC. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông ĐàD. Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 27: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đã đưa ông đi đày ở đâu?
A. Mêhicô B. Angiêri C. Tuynidi D. Nam Phi
Câu 28: Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861)
A. Trương ĐịnhB. Nguyễn Trung TrựcC. Nguyễn Hữu Huân D. Dương Bình Tâm
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 29 (1đ) Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX.
Câu 30 (2đ) Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX theo bảng sau:
Nội dung/ Giai đoạn
Lãnh đạo
Lực lượng
Địa bàn
Kết quả
Đáp án đề thi giữa kì 2 Sử 11
I. Phần trắc nghiệm (7đ, 1 câu = 0,25đ)
1C6C11D16A21B26D2A7B12C17C22D27B3A8B13C18A23A28B4D9D14A19B24A5C10D15C20B25D
II. Phần tự luận (3đ)
Câu
Đáp án
Thang điểm
29
Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX.
1đ
1. Nguyên nhân khách quan
– Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản, đỉnh cao là chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về thị trường và nguyên liệu …
0,5
2. Nguyên nhân chủ quan
– Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc…triều đình nhà Nguyễn đã không có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc kháng chiến…
0,25
– Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy được truyền thống đánh giặc của dân tộc: đoàn kết, đường lối đấu tranh vũ trang…; bỏ qua nhiều cơ hội để xoay chuyển cục diện chiến tranh…
0,25
30
Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
2đ
Nội dung
Giai đoạn thứ nhất (1885 – 1888)
Giai đoạn thứ hai (1888 – 1896)
Lãnh đạo
Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
Văn thân, sĩ phu yêu nước.
Lực lượng
Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số
Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số
Địa bàn
– Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.
– Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…
– Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.
– Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…
Kết quả
Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.
0,5
0,5
0,5
0,5
………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 năm 2022 – 2023
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!