Đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 11 năm 2022 – 2023 – Download.vn
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lý 11 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Vật lý 11 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Vật lý 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 Vật lý 11, mời các bạn cùng tải tại đây.
A. Giới hạn kiến thức thi giữa kì 2 Vật lí 11
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC
CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG
II. CÁC NỘI DUNG KHÔNG KIỂM TRA
+ Mục “V. Từ trường trái đất“ trong bài Từ trường.
+ Mục II. Chuyển động của hạt điện tích trong bài Lực Lo-Ren-Xơ.
B. Hướng dẫn ôn thi giữa kì 2 Vật lí 11
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của nam châm.
2. Các khái niệm: tương tác từ, lực từ, từ tính.
3. Từ trường: định nghĩa, hướng của từ trường.
4. Đường sức từ: định nghĩa, các tính chất của đường sức từ. Đường sức từ và cách xác định chiều đường sức từ trong các dạng mạch điện đặc biệt (dây dẫn thẳng dài, khung dây tròn, ống dây). 5. Từ trường đều.
6. Lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện. Cảm ứng từ.
7. Xác định được véc tơ cảm ứng từ ( hướng, độ lớn) trong mỗi dạng mạch: dây dẫn thẳng dài (tại điểm bất kì trong từ trường của dây), khung dây tròn (tại tâm khung dây), ống dây (trong lòng ống dây).
8. Nguyên lí chồng chất từ trường.
9. Lực lorenxơ: định nghĩa, hướng và độ lớn của lực lorenxơ.
II. BÀI TẬP
Tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức trong chương trình.
C. Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bài tập minh họa
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ. Khi chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ thì
A. lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.B. lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.C. lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.D. lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.
Câu 2. Hãy tìm và khoanh vào phát biểu sai dưới đây:
Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
Câu 3. Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có
A. phương ngang hướng sang trái.B. phương ngang hướng sang phải.C. phương thẳng đứng hướng lên.D. phương thẳng đứng hướng xuống.
Câu 4. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng
A. lực hút lên các vật đặt trong nó.B. lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.C. lực điện lên điện tích đặt trong nó.D. lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
Câu 5. Hãy tìm và khoanh vào phát biểu sai dưới đây:
Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau.B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.D. các đặc điểm bao gồm cả A và B.
Câu 6. Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ như hình vẽ.
Thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây
A. bằng không.B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây.C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung.D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung.
Câu 7. Một dây dẫn mang dòng điện không tác dụng lực từ lên
A. một đoạn dây dẫn kim loại song song, đặt gần nó.B. một nam châm nhỏ, đứng yên đặt gần nó.C. một nam châm nhỏ, chuyển động đặt gần nó.D. một hạt mang điện chuyển động song song với nó.
Câu 8. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Nam châm tác dụng lực từ lên dòng điện, nhưng dòng điện không tác dụng lực từ lên nam châm.B. Hai điện tích cùng dấu đẩy nhau và hai dòng điện song song cùng chiều đẩy nhau.C. Xung quanh một nam châm thẳng, đứng yên hoặc chuyển động đều có từ trường.D. Nam châm đặt gần dây dẫn sẽ chịu tác dụng của lực từ do từ trường của nó gây ra.
Câu 9. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ trường đều
A. không phụ thuộc vào độ dài đoạn dây.B. tỉ lệ thuận với điện trở của đoạn dây.C. không phụ thuộc vào độ lớn cảm ứng từ.D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây.
Câu 10. Hãy tìm và khoanh vào câu sai dưới đây:
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện chạy qua có phương
A. vuông góc với đoạn dây dẫn.B. vuông góc với đường sức từ.C. vuông góc với đoạn dây dẫn và đường sức từ.D. tiếp tuyến với đường sức từ.
Câu 11: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m² đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là
A. 1,28V.B. 12,8V.C. 3,2V.D. 32V.
Câu 12: Nếu một vòng dây dẫn quay trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với từ trường, dòng điện cảm ứng
A. đổi chiều sau mỗi vòng quay.B. không đổi chiều.C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng.D. đổi chiều sau nửa vòng quay.
Câu 13: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo = 2.105 m/s theo phương song song với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là
A. 3,2.10-14N.B. 3,2.10-15N.C. 6,4.10-14 N.D. 0 N.
Câu 14: Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:
A. 2.10-8T.B. 2.10-6T.C. 4.10-7T.D. 4.10-6T.
Câu 15: Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có hệ số tự cảm L, mang dòng điện i, được tính bằng công thức
A. W = Li²/2.B. W = Li/2.C. W = Li².D. W = L²i/2.
Câu 16: Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức
.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.B. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.C. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.D. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
Câu 18: Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị 2.10-6 N, nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 9.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị là
A. f2= 5.10-5N.B. f2 = 4,5.10-5 N.C. f2 = 1,0.10-5 N.D. f2 = 6,8.10-5 N.
Câu 19: Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2A và I2 = 5A. Lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài của mỗi dây là
A. lực đẩy có độ lớn 4.10-7(N).B. lực hút có độ lớn 4.10-6 (N).C. lực hút có độ lớn 4.10-7(N).D. lực đẩy có độ lớn 4.10-6(N).
Câu 20: Một khung dây hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó là
A. 30°.B. 0°.C. 45°D. 60°.
Câu 21: Đáp án nào sau đây là sai. Hệ số tự cảm của ống dây
A. phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây.B. được tính bằng công thức L = 4π.10-7.NS/ℓ.C.càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây càng nhiều.D. có đơn vị là Henri (H).
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 4. Cho dòng điện I = 1 A chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Tính cảm ứng từ tại điểm M nằm cách dây dẫn 10 cm? Đáp số: 2.10-6 T.
Câu 5. Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, cùng cường độ I1 = I2 = 9 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách đều hai dây dẫn một khoảng 30 cm.
Đáp số: 4.10-6T.
Câu 6. Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 A và I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài, song song cách nhau 10 cm trong chân không mang dòng điện ngược chiều nhau. Hãy xác định véc tơ cảm ứng từ do hai dòng điện trên cùng gây ra tại điểm M nằm cách I1 là 6cm và cách I2 là 8 cm?
Đáp số: 3,0.10-5T.
Câu 7. Hai dòng điện chạy trong 2 dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 50cm theo cùng một chiều và có cường độ lần lượt là 3A, 2A. Xác định những điểm tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. Đáp số: cách dòng 1 là 30cm, dòng 2 là 20 cm. Câu 8. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song trong không khí cách nhau một đoạn d = 12 cm có các dòng điện cùng chiều I1 = I2 = I = 10 A chạy qua. Một điểm M cách đều hai dây dẫn một đoạn x.
a. Khi x = 10 cm. Tính độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn gây ra tại điểm M.
b. Hãy xác định x để độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra đạt giá trị cực đại. Tính giá trị cực đại đó.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!