Đề cương quán triệt các nội dung hội nghị Trung Ương 8 khóa XII

Pgdphurieng.edu.vn trân trọng giới thiệu Đề cương quán triệt các nội dung hội nghị Trung Ương 8 khóa XII được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Đây là tài liệu quan trọng để các Đảng viên tham khảo viết bài thu hoạch nghị quyết TW 8 khóa 12. Sau đây là toàn bộ nội dung hội nghị TW 8 khóa 12 với nhiều nghị quyết và chính sách quan trọng, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề cương quán triệt nội dung hội nghị Trung Ương 8

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XII, từ ngày 02/10 đến ngày 06/10/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã họp Hội nghị lần thứ tám và thống nhất ban hành Nghị quyết Hội nghị, gồm:

1) Kết luận về “Tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019”;

2) Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

3) Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 20130, tầm nhìn đến năm 2045.

Sau đây là nội dung cơ bản các Kết luận, Nghị quyết của Hội nghị, mời các bạn cùng Pgdphurieng.edu.vn tham khảo tài liệu tại đây.

KẾT LUẬNVỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018; KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019———

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thống nhất ban hành Kết luận số 37-KL/TW ngày 17 tháng 10 năm 2018 “về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.”

I. BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018

1. Bối cảnh năm 2018

– Thế giới: Năm 2018, tiếp theo xu hướng từ đầu nhiệm kỳ, tình hình thế giới diễn biến phức tạp; xung đột xảy ra ở nhiều nơi; cạnh tranh địa chính trị gay gắt. Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng rủi ro, bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng; khoa học công nghệ phát triển nhanh và Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động sâu rộng trên nhiều phương diện.

– Trong nước, kế thừa thành tựu 30 năm đổi mới, thế và lực của ta lớn mạnh hơn nhiều, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém tích tụ từ trước; thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề.

Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình KTXH nước ta tiếp tục đà chuyển biến tích cực, năm sau tốt hơn năm trước, năm 2018 tốt hơn các năm 2016-2017, đạt được những kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và tạo ra những nền tảng quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.

2. Tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018

a. Kết quả đạt được

Ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành đã quyết liệt triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; ban hành và thực hiện nghiêm túc hiệu quả các Chương trình hành động triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương trên các lĩnh vực. Nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực, toàn diện. Dự báo năm 2018 sẽ hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức.

Bảng 1: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2018.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạchnăm 2018 Ước thựcnăm 2018 Đánh giá 1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) % 6,5 – 6,7 6,7 Đạt 2. Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu % 7 – 8 11,2 Vượt 3. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu % < 3 Xuất siêu 0,4% Vượt 4. Tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng (CPI) bình quân % Khoảng 4 < 4 Vượt 5. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP % 33 – 34 34 Đạt 6. Giảm tỷ lệ hộ nhgèo theo chuẩn nghèo đa chiềuRiêng các huyện nghèo giảm % 1 – 1,34 1 – 1,5> 4 Vượt 7. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị % < 4 3,14 Vượt 8. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tếTrong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo % % 58 – 60 23 – 23,5 58,6 23 – 23,5 Đạt 9. Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) Giường bệnh 26 26,5 Vượt 10. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế % 85,2 86,9 Vượt 11. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường % 88 88 Đạt 12. Tỷ lệ che phủ rừng % 41,6 41,65 Vượt

Nổi bật là:

(1)- Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát.

– Tăng trường GDP ước vượt chỉ tiêu đề ra (6,7%); quy mô nền kinh tế tăng nhanh.

– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 4%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 475 tỉ USD, xuất siêu năm thứ ba liên tiếp.

– Thu ngân sách nhà nước vượt 3% dự toán; bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn chỉ tiêu đề ra; nợ công giảm.

– Thị trường tiền tệ ổn định.

– Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt; giải ngân vốn FDI đạt cao nhất từ trước đến nay.

– Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được triển khai thực hiện các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

(2)- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chỉ đạo đồng bộ và đạt nhiều kết quả tích cực.

– Đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Tỉ lệ hộ nghèo còn 5,2-5,7%, giảm 1-1,5% (riêng các huyện nghèo giảm trên 4%).

Đọc thêm:  Kiến thức bài Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng - Đọc Tài Liệu

– Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu có bước tiến bộ.

– Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo quyết liệt, đạt nhiều hiện quả, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

– Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và đạt nhiều thành tựu nổi bật. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

b. Hạn chế, yếu kém

Kinh tế – xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

(1) Sức ép lạm phát còn lớn; tính tự chủ của nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Giải ngân vốn đầu tư công, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chưa đạt được mục tiêu đề ra. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.

(2) Đời sống của một bộ phận nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn khó khăn.

(3) Hành vi xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội; bạo lực gia đình, bạo hành, xâm hại trẻ em; buôn lậu ma túy, tai nạn… còn xảy ra nhiều; tính chất và hành vi của nhiều loại tội phạm ngày càng táo tợn, dã man.

(4) An ninh mạng còn nhiều phức tạp, công tác phòng, chống hiệu quả chưa cao.

(5) Năng lực xây dựng thể chế, chính sách còn hạn chế.

(6) Việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, rừng, tài nguyên, khoáng sản còn lãng phí và vi phạm; ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện; năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế; thiên tai, bão lũ, sạt lở đất gây thiệt hại về người và tài sản còn nhiều.

(7) Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều nơi chưa nghiêm.

(8) Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh; công tác cán bộ còn hạn chế, yếu kém. Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập chậm.

(9) Tình hình an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội tại một số địa bàn diễn biến phức tạp. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỀN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019

Dự báo tình hình:

– Tình hình thế giới, khu vực thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh ảnh hưởng, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng quyết liệu; rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng; thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng nặng nề. Khoa học, công nghệ phát triển nhanh và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện.

– Ở trong nước, tiếp tục đà phát triển thuận lợi những năm gần đây, tiềm lực đất nước đã vững mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và tiếp tục gặp những khó khăn, thách thức lớn. Chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, chưa bền vững; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp. Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực lớn. Tiềm lực, sức cạnh tranh của khu vực kinh tế trong nước còn thấp, chưa tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao ở nhiều ngành, lĩnh vực còn hạn chế. Việc phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ… là áp lực lớn mà chúng ta phải vượt qua để phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng.

1. Phương hướng

(1) Tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đẩy mạnh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; quyết liệt đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng hiệu quả Cách mạng công nghiệp 4.0.

(2) Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

(3) Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

(4) Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ.

(5) Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

12 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2019

STT Chỉ tiêu Kế hoạch 1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6,6-6,8% 2 Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4% 3 Tổng kim ngạch xuất khẩu 7-8% 4 Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3% 5 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 33-34% GDP 6 Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5%, riêng huyện nghèo là 4% 7 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4% 8 Tỷ lệ lao động qua đào tạoĐào tạo có văn bằng, chứng chỉ 60-62%24-24,5% 9 Số giường bệnh/một vạn dân 27 giường 10 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 88,1% 11 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn 89% 12 Tỷ lệ che phủ rừng 41,85%

3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Một là, tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thức đẩy tăng trưởng kinh tế

(1)- Tăng cường năng lực, chủ động phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời, không để bị động, bất ngờ. Điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa.

(2)- Triệt để tiết kiệm chi; cắt giảm mạnh chi hội họp, đi công tác trong, ngoài nước. Tạo chuyển biến rõ nét trong giải ngân vốn đầu tư công, đặt hàng dịch vụ công và trong công tác đấu thầu, áp dụng rộng rãi đấu thầu qua mạng, bảo đảm thực chất, công khai, minh bạch. Tiếp tục cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, chi đầu tư và giảm tỷ trọng chi thường xuyên; giảm bội chi NSNN; quản lý và sử dụng hiệu quả, bảo đảm an toàn nợ công.

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học

(3)- Đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, tìm kiếm thêm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Kiểm soát tốt nhập khẩu bằng các hàng rào kỹ thuật phù hợp; phấn đấu cân bằng thương mại bền vững.

(4)- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu sớm vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN, hướng đến tiêu chuẩn của các nước phát triển (OECD) và nâng cao hơn nữa xếp hạng quốc tế của Việt Nam. Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp. Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Hai là, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các đột phá chiến lược

(1)- Tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa, thí điểm các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả, nhất là trong những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao. Phát triển mạnh các thị trường vốn, bất động sản, lao động và khoa học – công nghệ; có cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực.

(2)- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Tập trung nguồn lực đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách. Khẩn trương xây dựng dự án luật về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư; thu hút mạnh đầu tư ngoài nhà nước vào phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà đầu tư, người dân và Nhà nước.

(3)- Có chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo, chú trọng quản lý chất lượng đầu ra, phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Phát triển mạnh thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống thông tin kết nối. Cải thiện vị trí xếp hạng quốc tế về chỉ số phát triển con người (HDI). Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, tận dụng cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nâng cao hiệu quả thị trường khoa học – công nghệ, coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới, sáng tạo. Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao.

Ba là, tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh

(1)- Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu lại DNNN và phát triển kinh tế tư nhân. Chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại. Xây dựng chương hình quốc gia về tăng năng suất lao động; phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng họp (TFP).

(2)- Khẩn trương sửa đổi Luật Đầu tư công và các luật có liên quan để đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Rà soát, hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, bảo đảm tính kết nối đồng bộ. Tạo chuyển biến cơ bản trong xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ; tập trung sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp. Tạo cơ chế, chính sách thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân; thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế quy mô lớn, hiệu quả và sức canh tranh cao.

(3)- Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Rà soát quy hoạch đất lúa để chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi hiệu quả cao hơn. Phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra cho nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Phát triển bền vững kinh tế rừng, kinh tế biển.

(4)- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa vào vận hành các công trình công nghiệp trọng điểm. Phấn đấu tăng trưởng công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 8%, tiếp tục là động lực chủ yếu của tăng trưởng.

(5)- Tập trung phát triển các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao như bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; tiếp tục mở rộng áp dụng thị thực điện tử. Phấn đấu thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế; tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,5%.

Bốn là, phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

(1)- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng; giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách đã ban hành. Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và thiết chế văn hoá tại các khu công nghiệp.

(2)- Tích cực triển khai các nghị quyết Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, tiền lương, giáo dục – đào tạo, y tế, dân số. Tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, mô hình y tế gia đình; mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế. Quản lý chặt chẽ thuốc chữa bệnh; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đọc thêm:  TOP 7 bài Cảm nhận về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

(3)- Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục – đào tạo cho vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách.

(4)- Ngăn chặn sự suy thoái đạo đức, lối sống và phòng, chống bạo lực gia đỉnh, xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội. Phát triển thể dục, thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao, chuyên nghiệp.

Năm là, chấn chỉnh công tác quản lý tài nguyên, môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu

(1)- Hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện nghiêm các quy định về đánh giá, xác định trữ lượng, đấu giá quyền khai thác khoáng sản và đấu giá quyền sử dụng đất.

(2)- Cải tiến công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường; xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng tiết kiệm năng lượng.

(3)- Chú trọng bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21).

(4)- Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, an toàn hồ đập, chống sụt lở, khắc phục lũ quét, tình trạng mặn hoá. Ưu tiên nguồn lực đầu tư sửa chữa các hồ đập có nguy cơ mất an toàn và các dự án phòng, chống thiên tai.

Sáu là, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết liệt phòng, chống tham những, lãng phí

(1)- Siết chặt kỷ luật hành chính, tăng cường thanh tra công vụ. Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và hiệu lực thực thi pháp luật.

(2)- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát quyền lực và trách nhiệm giải trình. Quyết liệt rà soát, đơn giản hoá, cắt giảm thực chất hơn nữa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh.

(3)- Đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh, chính phủ điện tử. Tiếp nhận, xử lý nhanh và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp.

(4)- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

(5)- Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát.

Bẩy là, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế

(1)- Thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển, nâng cao vị thế của đất nước. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế – xã hội và phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh. Nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, nhất là Biển Đông, chủ động ứng phó phù hợp, kịp thời. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ.

(2)- Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương. Sớm phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đẩy mạnh vận động sớm ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVPTA). Chủ động phòng ngừa, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao phục vụ phát triển, quan tâm công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân.

Tám là, làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, xây dựng niềm tin và khát vọng dân tộc

(1)- Triển khai có hiệu quả công tác thông tin truyền thông, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, tăng cường kỷ luật báo chí. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng.

(2)- Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc; có giải pháp khắc phục tình trạng đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước.

(3)- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đối ngoại về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

(4)- Làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất ý chí, hành động, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chín là, về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2019 -2021

Yêu cầu các cấp, các ngành chỉ đạo điều hành quyết liệt, quản lý thu chi ngân sách nhà nước và nợ công hiệu quả hơn nữa, theo dõi sát diễn biến tình hình và yêu cầu thực tiễn để có chính sách, biện pháp phù hợp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, góp phần ổn định kinh tế

…………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button