Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài (Robin Sharma) có đáp án chi tiết

Đời ngắn đừng ngủ dài, thế nên, bạn và tôi, tất cả chúng ta nên sống với chính bản thân mình, đừng để những đánh giá, nhận xét của người khác mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của mỗi chúng ta là những lời chia sẻ mà Robin Sharma muốn gửi đến độc giả. Để giúp các em hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản, cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề nhé:

Trọn bộ đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài

Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Carlson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don’t Get Scroogled (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương “Chấp nhận: giải pháp tối thượng”. Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Richard viết: “Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại – nó trở thành bản chất thứ hai của bạn.”

Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghịch cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr 38)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn.

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan niệm của tác giả?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?

Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài số 1

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: nghị luận

Câu 2: Biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn là biện pháp tu từ ẩn dụ ” lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn.”

– Tác dụng: người viết muốn nhấn mạnh những tác động tích cực khi con người ta chấp nhận ” điều phải đến” mang lại. Đó là những gian nan sẽ trôi nhanh và điều tốt đẹp sẽ đến.

Câu 3: Phương tiện để ta trưởng thành theo quan niệm của tác giả là thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an. Đây đều là những thử thách để tôi luyện bản thân ta ngày càng cứng cáp và vững vàng hơn. Vượt qua được những điều này con người sẽ có kinh nghiệm và trưởng thành nên rất nhiều.

Câu 4: Em đồng tình với câu châm ngôn bởi vì đó là một lẽ dĩ nhiên. Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm ấm, thuận buồm xuôi gió theo cái cách mà ta hằng mong muốn. Nhưng đôi khi chính những khó khăn ấy cho ta những bài học, những giá trị, những trải nghiệm mà một lúc nào đó ta sẽ cần đến.

Đề số 2: đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc thêm:  Kể về một lần mắc lỗi không làm bài về nhà - Thủ thuật

(1) Mọi người đều tránh xa xung đột. Nó khiến ta cảm thấy tồi tệ nên ta tránh né, và hy vọng bằng cách nào đó xung đột tự hóa giải. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Thay vì vậy nó cứ mưng mủ như một vết thương nhiễm trùng (điều ta né tránh thường lại dai dẳng).

(2) Quan điểm của tôi về nó: xung đột không gì khác hơn là một cơ hội để trưởng thành và kết nối sâu xa hơn với người khác. Mọi xung đột đều ẩn chứa cơ hội học hỏi một bài học quý giá, và cơ hội phát triển bản thân (về hiểu biết, nhận thức và quan điểm). Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với người đó. Bằng cách biến đổi sự bất mãn thành thời khắc thú vị cho cả hai bên.

(3) Vậy đừng trốn chạy xung đột. Đừng chỉ gửi email khi biết mình cần mặt đối mặt để nói rõ sự thật. Vai trò lãnh đạo cũng bao hàm cả sự quân bình giữa lòng trắc ẩn với sự can đảm. Mặc dù bạn có thể cảm thấy xung đột thật rắc rối, nhưng nó thực sự là một món quà. Hãy đón nhận nó. Hãy thưởng thức những tiềm năng mà nó mang theo. Xung đột sẽ phục vụ đắc lực cho bạn.

( Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Tác giả: Robin Sharma,

Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ, 2014, tr 34)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Xác định nội dung của văn bản trên?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong đoạn văn (1)

Câu 4: Tại sao tác giả cho rằng: Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để tôi rèn mối liên lạc gần gũi hơn giữa ta với người đó?

Câu 5: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Vậy đừng trốn chạy xung đột của tác giả hay không? Nêu rõ lí do tại sao.

Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài số 2

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: Nghị luận

Câu 2: Nội dung của văn bản trên là: Cách giải quyết các vấn đề xung đột trong cuộc sống.

Câu 3: Biện pháp tu từ trong đoạn văn (1) là: Biện pháp tu từ so sánh: Xung đột như một vết thương nhiễm trùng.

– Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong đoạn văn (1) là: Giúp người đọc có thể hình dung ra được sự việc một cách rõ ràng , tăng thêm tính sinh động cho câu văn. Qua đó, tác giả cho thấy xung đột không bao giờ tự hoá giải mà sẽ tồn tại dai dẳng, thậm chí ngày càng nặng nếu không biết cách giải quyết.

Câu 4: Tác giả khẳng định: “Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với người đó?” Vì nếu khi xung đột được giải quyết một cách ổn thỏa thì mỗi người sẽ có cơ hội để hiểu về nhau hơn và trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với những người đó.

Câu 5: Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình rồi đưa ra lập luận chứng minh cho quan điểm của mình.

Ví dụ:

– Nếu đồng tình: Xung đột bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Nếu chạy trốn xung đột, đồng nghĩa chúng ta tự cắt đứt sợi dây quan hệ. Vì thế, ta cần đối mặt và tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách triệt để. Đó cũng là cơ hội để mỗi bên rút ra bài học quý giá…

– Nếu không đồng tình: Nhiều khi xung đột quá giới hạn cho phép, có khả năng không thể giải quyết được, chúng ta cần lùi một bước trên tinh thần một điều nhịn, chín điều lành để giữ hoà khí…

Đề số 3: đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài

Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề chữ Tự do. Bên phải đề chữ Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo và sống một cuộc đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để giữ sự quân bình mong manh giữa hai điều trên. Nói một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.

Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình mang tính sống còn chính là giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận hưởng giây phút này. Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải mái. Sống cho hiện tại. Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn thành những công việc quan trọng. Làm tròn bổn phận.

Đọc thêm:  Cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh ... - Loigiaihay.com

Cuộc sống của bạn – giây phút này đây – ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách nhiệm? Quá nhiều thời gian cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi hỏi để xây dựng sự nghiệp và bổn phận hàng ngày? Hoặc ngược lại? Ở thái cực nào cũng đều mất quân bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem trạng thái đứng giữa sẽ như thế nào. Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn đúng sẽ dẫn đến kết quả khả quan.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,

Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 35)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như thế nào?

Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ liệt kê khi tác giả bàn về Tự do và trách nhiệm

Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý tưởng lớn của tác giả ở cuối văn bản hay không? Nêu rõ lí do.

Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài số 3

Câu 1: Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như sau: Bên trái đề chữ Tự do, bên phải đề chữ Trách nhiệm và cây kim đồng hồ thì ở chính giữa.

Câu 2: Tác dụng biện pháp tu từ liệt kê khi tác giả bàn về Tự do và trách nhiệm là:

– Biện pháp tu từ liệt kê (Tự do- Tận hưởng giây phút này- Sống đầy đam mê-Thư giãn thoải mái-Sống cho hiện tại. Trách nhiệm- Phải đề ra mục tiêu- Giữ lời hứa-Hoàn thành những công việc quan trọng- Làm tròn bổn phận.

– Tác dụng: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của lối sống tự do và sống có trách nhiệm.

Câu 3: Tác giả khẳng định: “Cây kim đồng hồ đo nên ở chính giữa” vì tác giả muốn cân bằng sự tự do và trách nhiệm, để ta không quá lạm dụng tự do mà quên đi trách nhiệm và chính mình trong cuộc sống này. Việc gì cũng nên có sự cân bằng và biết tiết chế lại.

Câu 4: Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình sau đó dùng lập luận để bảo vệ ý kiến đó.

Ví dụ: Đồng tình với ý tưởng lớn của tác giả ở cuối văn bản vì câu nói đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa ý thức và lựa chọn để hành động của con người. Một khi ta có ý thức tốt, ý thức đúng thì sẽ biến ý thức thành việc làm cụ thể, đem lại lợi ích cho bản thân và mọi người. Người có ý thức tốt sẽ sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho người khác.

Đề số 4: đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài

Đọc văn bản :

Tôi vừa đọc một bài trong tạp chí GQ. Bài báo trích dẫn lời của diễn viên Andy Garcia nói rằng: “Điều quan trọng khi bạn theo đuổi một mục tiêu là không bao giờ quên tính toàn vẹn của hành trình ấy.” Tôi rất thích cách diễn tả này. Và Garcia đã đúng. Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó (nếu không nói là quan trọng hơn). Có một điều tôi mong bạn hãy suy ngẫm: hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi. Tại sao? Bởi vì chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến thắng tới đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, can đảm, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. Tất nhiên, đạt tới ước mơ sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời. Tôi luôn đồng ý như vậy. Nhưng nó không mang lại những quà tặng tương tự như những gì bạn nhận được qua cuộc hành trình. Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.

Đọc thêm:  Khối D83 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Vậy mỗi khi bạn cảm thấy nôn nóng, tuyệt vọng hay chán nản trên đường tiến tới một cuộc đời mình mong muốn, hãy nhớ rằng chính nơi bạn dừng chân có thể là nơi tốt nhất dành cho bạn. Và có lẽ hành trình còn tốt hơn cả đích đến.

(Trích Hành trình và đích đến, trong Đời ngắn đừng ngủ dài,

Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2018, tr 204 – 205)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, hành trình theo đuổi một mục tiêu nào đó đem lại cho mỗi người những giá trị và phần thưởng nào?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi”?

Câu 4. “Mỗi khi bạn cảm thấy nôn nóng, tuyệt vọng hay chán nản trên đường tiến tới một cuộc đời mình mong muốn, hãy nhớ rằng chính nơi bạn dừng chân có thể là nơi tốt nhất dành cho bạn.” Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài số 4

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: nghị luận.

Câu 2: Hành trình theo đuổi một mục tiêu nào đó đem lại những giá trị và phần thưởng là:

– “ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến thắng tới đâu”;

– “dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người”, “phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, can đảm, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết.”

Câu 3: Ý kiến: “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi” được hiểu như sau:

– Hành trình leo núi được hiểu là quá trình đến đích, hay vươn đến mục tiêu.

– Đỉnh núi: Là những mục tiêu, giá trị, thành công mà con người muốn đạt tới.

=> Ý cả câu : Quá trình chúng ta bỏ công sức theo đuổi một mục tiêu nào đó sẽ đem lại cho ta nhiều phần thưởng. Đó là những bài học, kinh nghiệm, sự tôi luyện về ý chí, tinh thần giúp ta có thể đạt đến những mục tiêu và thành công lớn lao hơn so với mục tiêu ban đầu.

Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân của mình, đồng tình hoặc không đồng tình sau đó dùng lập luận để làm sáng tỏ cho quan điểm đó.

Ví dụ: Đồng tình với quan điểm trên vì: chỉ có bản thân ta mới có quyền quyết định con đường phía trước thành công hay thất bại. Con đường đó là hoa hồng hay trông gai phụ thuộc vào quyết định và việc chúng ta làm ngày hôm nay. Và để bình tâm đón nhận tất cả những điều trái với mong muốn thì hãy nhớ

  • Tất cả mọi khó khăn thử thách chỉ là tạm thời
  • Oán thán cũng chẳng thay đổi được gì
  • Mỗi lần thất bại đều là một bài học quý giá
  • Phải nếm qua cay đắng mới cảm nhận được ngọt bùi
  • Đừng bận tâm đến những phản ứng tiêu cực của người khác
  • Chuyện gì phải đến ắt sẽ đến
  • Thay vì ngồi than khóc, hãy mạnh dạn đứng lên.

Trên đây là một số đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài mà Đọc tài liệu đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!

Thường xuyên truy cập vào trang để cập các đề đọc hiểu ngữ văn 12 được Đọc tài liệu tổng hợp nhé!

Giới thiệu thêm: Robin Sharma là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng: The Monk Who Sold his Ferrari, The Leader Who Had No Title, Who You Cry When You Die, những cuốn sách trên được độc giả hưởng ứng nhiệt liệt, làm thay đổi nhận thức của nhiều người khiến nhiều người thành công và trở nên tích cực hơn trong cuộc sống. Banjan min Franklink đã từng nói: “Sau khi chết rồi, bạn sẽ có dư thời gian để ngủ”. Vì vậy, hãy thực hiện tất cả những dự định, mong ước của mình vào thời gian rảnh rỗi, thay vì dành thời gian đó cho giấc ngủ, thay vì bị giường chiếu cám dỗ.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button