Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri

Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 bao gồm 3 đề có đáp án chi tiết kèm theo.

Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa lớp 10 tập 2. Thông qua đề thi Ngữ văn 10 học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài văn để làm bài kiểm tra học kì 2 lớp 10 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 3 Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây.

Bộ đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức – Đề 1
  • Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức – Đề 2

Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức – Đề 1

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

MỘT BỮA NO

Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, ti tỉ giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi.

[…]

Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.

Tuy vậy mà bà vẫn phải ăn. Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu còn có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng: những bà già tính cẩn thận và chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí cũng đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm… Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán. Người ta nhận ra rằng: thuê một đứa trẻ con lại có phần thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu. Những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu: ác! Nhưng bà lão đầu đã bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu, đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng cũng run run. Cơm vương vãi. Tương mắm rớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta lại phải tìm cớ tổng bà đi.

[…] Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn được ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng, bà không còn sức mà khóc nữa. Bà nằm ẹp bụng xuống chiếu, nghĩ ngợi. Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế. Bà ra đi.

Cứ đi được một quãng ngắn, bà lại phải ngồi xuống nghi. Nghỉ một lúc lâu, trống ngực bà mới hết đánh, tai bà bớt lùng bùng, mắt bà bớt tối tăm, người tàm tạm thôi quay quắt. Bà nghỉ tất cả năm sáu quãng. Thành thử đến tận non trưa, bà mới tới nhà mình định tới: ấy là nhà bà phó Thụ, nuôi cái đĩ. Bà quen gọi như vậy, ngay từ khi nó còn nhỏ; cái đi tức là đứa con của anh con trai đã cướp công bà để về với đất, yên thân mà mặc tất cả những gì còn lại. Anh con trai chẳng còn phải khổ sở như bà ngày nay.

[…] Bây giờ dám gọi sao? Chó thính tai mà lại rất mau chân. Chúng xộc cả ra thì khốn. Ấy thế là bà lão đành ngồi đợi dịp. Cải đi bế em ra ngõ chơi chẳng hạn… Hay là có người nào trong nhà đi đâu … Hay là có người đàn ông khoẻ mạnh nào đến nhà bà phó Thụ, để cho bà đi ghẹ…

Bà ngồi rỗi, tưởng tượng ra đủ mọi cái may mắn tương tự thế. Chỉ còn mỗi một cái bà chưa nghĩ đến: ấy là lúc chính bà phó Thụ ra, hoặc đi đâu về. Thì chính bà phó Thụ đi chợ về. Mới thoạt trông thấy bà lão, bà tưởng là một con mẹ ăn mày. Bà hơi cau mặt:

– Ai kia? Ai ngồi làm gì kia? Chó nó ra, nó lôi mỡ ra cho đấy. Sao mà bạo thế?

Bà lão quay lại mỉm cười móm mém:

– Bẩm bà đi chợ về….

Bà phó Thụ mở to đôi mắt đỏ ngầu, nhìn kĩ hơn một chút. Bà nhận ra bà cái đĩ ở. Tức thì mặt bà nguỷu xuống. Bà lão này còn muốn quấy quả gì nữa đây? Để vòi tiền thêm chăng? Bà lão nên một tiếng và chống tay lên đầu gối, bẩy rẩy đứng lên. Bà phó hỏi:

– Bà đi đâu thế?

Bà lão lại rên tiếng nữa để mở đầu câu nói (bà rên cũng như một vài người khác bạ lúc nào cũng thở dài. Cái ấy thành thói quen).

– Bẩm bà, con lên chơi với cháu. Lâu lắm, cháu không được về, con nhớ cháu quả!

– Úi dào ôi! Vẽ cái con chuột chết! Nó phải làm chứ có rỗi đâu mà bà chơi với nó? Nhà tôi không có cơm cho nó ăn để nó cứ nồng nỗng nó chơi. Bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về nhà, tìm cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hãy bảo nó lên. Tôi không giữ. Bà tưởng nó đã làm giàu làm có cho tôi rồi đấy, hẳn?

Đọc thêm:  TOP cấu trúc tốt nhất để loot đồ hiếm trong Minecraft 1.19

Bà cần phải nói ráo riết ngay để chặn họng, không cho bà lão mở mồm vòi vĩnh. Bà lão bị những lời tàn nhẫn ấy hắt vào mặt quả nhiên không còn nói sao được nữa. Bà củi đầu, như một con mẹ ăn cắp lúa, bị tuần sương tóm được. Bà phó chiếp chiếp mồm luôn mấy cái, rồi vác mặt lên trời mà bảo:

– Chơi với bời! Cái lúc nó mới đến, trông như con giun chết, cạy gỉ mũi còn chưa sạch thì không thấy chơi với bời. Người ta nuôi mãi, bây giờ mới trơn lông đỏ da một tỉ, đã phải đến mà giở quẻ. Tưởng báu ngọc lắm đấy! Tưởng người ta đã phải giữ khu khu lấy đấy… Úi chào! Có phải mả tổ nhà người ta đâu mà người ta giữ? Muốn bắt nó về, cho nhà nào nó nuôi làm bà cô tổ nhà nó thì cứ bắt. Ai người ta thiết? Cứ trả lại tiền người ta..

Bà lão rưng rưng nước mắt. Khôn nạn, bà có ý quăt quéo thế đâu? Bà lão mếu máo:

– Bẩm bà, bà dạy thể thật oan cho con quả. Trời để con sống bằng này tuổi đầu, con còn dám lừa lọc hay sao? Thật có trời trên kia làm chứng, nếu con quả định đến đây để dỗ dành cháu về để đem cho người khác thì trời cứ vật chết con đi! Con chi xin bà cho được trông thấy cháu, bà cháu chơi với nhau một lúc. Cũng chẳng còn mấy chốc nữa mà con chết, con cũng tưởng đi chơi dối già một bận…

– Nó không được rỗi mà chơi với bà. Chẳng chơi bời gì cả! Bà đã trót lên thì vào đây, tôi cho một bữa cơm. Bận sau thì đừng vẽ con khi nữa. Nhà tôi không có thói phép cho chúng nó như thế được. Con tôi đi học tận Hà Nội, dễ tôi cũng phải nay ra chơi, mai ra chơi với nó đẩy! Đã đi ở mà còn không biết phận… Chơi với bời! …

Môi bà lại chiệp chiệp và xìa ra…

Cái đĩ vừa trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó cúi đầu, khẽ hỏi:

– Bà đi đâu đấy?

– Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm.

Câu nói rất thật thà ấy, bà lão dùng giọng đùa mà nói. Như thế người ta gọi là nửa đùa nửa thật. Một cách lấp liếm cái ý định của mình bằng cách nói toạc nó ra. Cái đã bế em, dắt bà ra đầu chái, để không bị ai nhìn nữa…

– Da bà xấu quá! Sao bà gầy thể?

– Chỉ đói đẩy thôi, cháu ạ. Chẳng sao hết.

– Lớp này bà ở cho nhà ai?

– Chẳng ở với nhà ai.

Thế lại đi buôn à?

Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được. Người nhọc lắm.

Thế thì lấy gì làm ăn?

– Chỉ nhịn thôi chứ lấy gì mà ăn!

Bà cháu mới kịp trao đổi với nhau từng ấy câu thì bà phó đã the thẻ hỏi:

Nó bế em đi đâu rồi?

Ấy là dấu hiệu bà sắp gọi. Cái đĩ vội đặt em xuống đất, bảo:

– Bà giữ nó hộ con một tí.

Nó cởi dải yếm lấy ra một cái túi rút con con. Trong túi xóc xách mấy đồng trinh. Nó rút ra, đếm lấy hai xu, giúi cho bà…

– Con biểu bà để bà ăn bánh đúc. Bà về đi!

Tiếng bà phó giục:

– Cái đĩ đi đâu rồi? Đem em về đây, rồi quét nhà, dọn cơm.

– Vâng!

Nó tất tưởi bế em chạy về. Bà lão hãi chó, lẽo đẽo đi theo cháu. Bà phó trông thấy mà

lộn ruột. Bà xa xả:

– Bà đừng theo đít nó thế. Bà cứ ngồi một chỗ rồi mà ăn cơm, Khiếp thật thôi!

Vơơơng!…

Bà lão “vâng” thành một tiếng rên. Bà vào nhà, ngồi xón vén vào một xó ngay xuống đất. Bà phó cất lấy con. Cái đi lụt cụt chạy xuống nhà dưới. Một lát sau, tiếng đũa bát bắt đầu lạch cạch… Bà phó bảo:

Bà xuống dưới này mà ăn cơm.

Bà bế con ra. Bà lão theo sau. Tiếng khung cửi đã ngừng. Mấy cô dệt cửi đều là con gái hoặc con nuôi bà phó Thụ, đang tới tấp, cô xới cơm, cô bỏ rau, cô sẻ mắm, chung quanh cái mâm gỗ đặt ngay trên mặt đất. Cả nhà quây quần vào, chỉ ngồi có một mâm. Bà lão chẳng đợi ai phải bảo, ngồi ngay xuống cạnh cháu, tay run run so đũa. Trông bà so đũa mà ngửa mắt! Bà phó muốn giật xoét lấy làm thật nhanh cho đỡ bực. Nhưng bà nhịn được. Bà chỉ chép miệng và lừ lừ đôi mắt, tỏ ý khó chịu. Cái đi hiểu nên chỉ nhìn xuống đất. Nó giận bà nó lắm.

Nó đã bảo bà nó về đi mà bà nó không chịu về…

Bà phó chẳng nói nửa lời, bê lấy bát cơm ăn. Mặt bà vẫn hằm hằm. Lũ con gái, con nuôi, con ở, biết hiệu, vội vàng cũng làm theo. Chậm một tí, bà chửi cho phải biết! Có khi bà hắt cả bát cơm vào mặt. Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:

– Mời bà phó…

Nhưng bà vừa mới hả mồm ra thì bà phó đã cau mặt quát:

– Thôi, bà ăn đi! Đừng mời!

Bà lão vội vàng ăn ngay. Nhưng họ ăn nhanh quả. Mọi người đều lặng lẽ, cắm củi, mải mốt. Đôi đũa này lên lại có đôi khác xuống. Liên tiếp luôn như vậy. Cứ tăm tắp tăm tắp. Tay bà lão lờ rờ, không biết lợi dụng lúc nào để gắp rau vào bát mắm. Lập cập quá, bà đánh rơi cả mắm ra ngoài bát. Bà phó lại cau mặt, gắt:

– Sẻ riêng cho bà ấy một bát mắm, để ra cạnh mâm cho bà ấy!

Một cô vội làm ngay. Từ đấy, bà lão dễ xoay xở hơn một chút. Nhưng bà mới ăn chưa hết hai lượt cơm thì bà phó đã quăng bát đũa xuống đất. Chỉ một thoáng sau, mọi người khác cũng thôi. Họ thôi gần đều một lượt. In như bà mẹ ra hiệu cho họ vậy. Thật ra thì lệ mỗi người chỉ được ăn có ba vực cơm thôi. Mà phải ăn nhanh để còn làm. Nhưng bà lão nhà nghèo, đã quen sống vô tổ chức, làm gì hiểu trong những nhà thừa thóc, thừa tiền, lại có sự hạn chế miệng ăn như vậy? Bà đoán rằng họ khảnh ăn. No dồn, đói góp. Người đói mãi, vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa thấm tháp. Nhưng người no mãi, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn. Ăn đến kì no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật. Cái đĩ ngượng quá, duỗi cổ ra, trợn mắt, nuốt vội mấy miếng cơm còn lại như một con gà con nuốt nhái. Rồi nó buông bát đĩa.

Bà bảo cháu:

– Ăn nữa đi, con ạ. Nồi còn cơm đấy. Đưa bát bà xới cho.

Nó chưa kịp trả lời thì bà phó đã mắng át đi:

– Mặc nó! Nó không ăn nữa! Bà ăn bằng nào cho đủ thì cứ ăn!

À! Bây giờ thì bà lão hiểu. Người ta đứng lên tất cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì khi tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì.

Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn, và bảo con bé cháu:

Đọc thêm:  [Review] #10 trường mầm non quốc tế Hà Nội tốt nhất 2023

– Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?

– Khô mặc kệ nó! Bà có ăn được hết thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nữa. Ăn cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì?

Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm.

Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thoả thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!

Xế chiều hôm ấy, bà lão mới ra về được. Bà bảo: về muộn cho đỡ nắng. Thật ra thì bà tức bụng, không đi nổi. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đã khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng. Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch.

Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật thì không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lị. Ruột bà đau quằn quặn. Ăn một ti gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết. Bà phó Thụ, nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm một bài học dạy lũ con gái, con nuôi:

– Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào! …

(Trích Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại, 2010)

Câu 1: Truyện ngắn “Một bữa no” viết về đề tài gì?

A. Người nông dân.B. Người trí thức.C. Người phụ nữ.D. Cái đói.

Câu 2: Nhân vật bà cụ trong truyện rơi vào tình cảnh như thế nào?

A. Chồng con chết, sống một mình cô đơn.B. Nghèo, cô đơn sống một mình.C. Nghèo, chồng chết, đứa con duy nhất cũng chết, phải một mình nuôi đứa cháu gái, cuối cùng cũng bán đứa cháu duy nhất cho bà phó Thụ mà vẫn không hết nghèo, số phận khổ đau khiến bà gạt đi cả lòng tự trọng để chết bằng “một bữa no”D. Cái chết đau đớn, vật vã – chết no

Câu 3: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Điểm nhìn được đặt vào nhân vật nào?

A. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn được đặt vào nhân vật bà lãoB. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn được đặt vào nhân vật bà lãoC. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn có sự kết hợp giữa người kể chuyện và nhân vật bà lãoD. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn có sự kết hợp giữa người kể chuyện và nhân vật bà lão.

Câu 4: No dồn đói góp được nhắc tới trong câu chuyện là

A. Tục ngữB. Thành ngữC. Ca daoD. Danh ngôn

Câu 5: No dồn đói góp nghĩa là gì?

A. Tình trạng ăn uống, tiêu pha không có chừng mực hoặc thất thường, lúc thì quá đầy đủ, thừa thãi, lúc lại thiếu thốn mọi thứB. Dồn những bữa no, bữa đói lạiC. Thiếu thốn nhiềuD. Ham ăn, ham uống

Câu 6 : Qua nhân vật bà lão trong câu chuyện, Nam Cao muốn phản ánh điều gì về người nông dân?

A. Người nông dân vốn là những người nghèo nhưng hay sĩ diệnB. Đời sống khổ sở của người nông dân, phải nhịn đói cho qua ngày rồi chết trong một bữa noC. Người nông dân vốn là những người lương thiện, nhưng sự hà khắc của chế độ phong kiến cùng với sự bóc lột của bọn thực dân đã đẩy họ vào con đường tha hóa, bần tiệnD. Người nông dân sống cuộc đời nghèo khổ cuối cùng được sung sướng cho dù chết vì no

Câu 7: Giọng văn của Nam Cao được thể hiện trong câu chuyện:

A. Chua xót, mỉa maiB. Hả hê, sung sướngC. Giễu cợt, trào phúngD. Ngậm ngùi, xót thương

II. VIẾT (4đ)

Viết nào văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Một bữa no (Nam Cao)

—-Hết—-

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,75 2 C 0,75 3 C 0,75 4 B 0,5 5 A 0,5 6 C 2,0 7 A 1,0 II VIẾT 4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Viết văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Một bữa no (Nam Cao)

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

2.0

Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm “Một bữa no” ( Nam Cao)

– Nêu nội dung khái quát cần phân tích và đánh giá: những đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện và những đánh giá về nội dung, chủ đề của tác phẩm

Thân bài

– Xác định đề tài, chủ đề của truyện: đề tài người nông dân, chủ đề người nông dân vốn là những người lương thiện, nhưng sự hà khắc của chế độ phong kiến cùng với sự bóc lột của bọn thực dân đã đẩy họ vào con đường tha hóa, bần tiện

– Phân tích đánh giá chủ đề của truyện được thể hiện trong những sự kiện và tình tiết nào đáng chú ý?

– Đánh giá những đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện: sử dụng tình huống truyện nào? (hoàn cảnh éo le của bà lão, bà lão đến xin ăn nhà chủ cái Đĩ – đứa cháu nội), hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp, ngôn ngữ giản dị, ngòi bút đi sâu vào thế giới nội tâm, ngôi kể thứ ba đặt điểm nhìn vào bà lão…

Kết bài

Bài học nhận thức: bài học về ứng xử, bài học về lòng nhân ái…

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. .

Khẳng định những giá trị của truyện trong đề tài về người nông dân của Nam Cao nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

– Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5

I+II

10

Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức – Đề 2

Đề thi cuối kì 2 Văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

…Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

Đọc thêm:  TOP 4 bài Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình II siêu hay

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả về cầu?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đút, không thể nào tán phá nổi ư?”

Câu 4 (1,0 điểm): Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên là gì?

Câu 5 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn nhận xét quan niệm về con người của tác giả qua đoạn trích trên.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội về cách ứng xử trên không gian mạng.

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 Văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

– Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

– Phương thức biểu đạt: tự sự

1,0 điểm

Câu 2

Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết để tả cây cầu: “Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.”, “cảnh một chiếc cầu đổ”.

1,0 điểm

Câu 3

– Biện pháp tu từ ẩn dụ.

– Tác dụng: thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tình yêu, niềm tin vào cuộc sống của người con gái. Tác giả sử dụng biện pháp này nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

1,0 điểm

Câu 4

Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích: ca ngợi, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người con gái, sức mạnh ý chí, nghị lực, niềm tin vào sự sống bất diệt.

1,0 điểm

Câu 5

HS nhận xét quan niệm về con người của tác giả qua đoạn trích.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý: quan niệm nghệ thuật về con người trong đoạn trích: con người thời chiến mang theo vẻ đẹp anh hùng. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp lãng mạn, là sự hòa nhập giữa cái tôi với cái ta cộng đồng. Cái tôi riêng chung ấy chính là quan niệm nghệ thuật của con người thời chiến.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cách ứng xử trên không gian mạng.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội

2. Thân bài

– Khái niệm: Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến với nhiều chức năng khác nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối tại bất kỳ nơi nào bằng phương tiện điện tử như điện thoại, máy tính.

– Thực trạng:

+ Theo làn sóng công nghệ 4.0, mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ biến với tất cả mọi người.

+ Tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều sử dụng ít nhất 1 mạng xã hội, ví dụ Facebook, Zalo, Instagram, …

+ Trên mạng xã hội, mỗi người lại có cách nhìn, cách cư xử khác nhau, có thể là lịch sự, có thể khiếm nhã thậm chí khiếm nhã. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng bạo lực trên mạng xã hội xuất hiện và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

– Nguyên nhân

+ Chủ quan: Do ý thức của một bộ phận chưa tốt, suy nghĩ nông cạn, thường xuyên công kích, nói xấu người khác trên mạng xã hội.

+ Khách quan: do sự kiểm duyệt chưa thật sự chặt chẽ của nhà mạng, công ty chịu trách nhiệm với mạng xã hội, hành lang pháp lý còn thiếu sót, giáo dục chưa thật sự hiệu quả,…

– Hậu quả: Xung đột, cãi vã, các hậu quả nghiêm trọng khôn lường như: tự tử, xung đột ngoài đời thật…

– Dẫn chứng: Tự tử vì bạo lực mạng

– Giải pháp: Tuyển truyền, giáo dục, kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội là vấn đề cần được quan tâm.

Ma trận đề thi học kì 2 Văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

2

2

1

60

2

Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

1*

1*

1*

1*

40

Tổng

25

35

30

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn.

– Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

Hiểu được nội dung của truyện ngắn.

– Hiểu được thông điệp của truyện ngắn

Vận dụng:

– Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button