Đáp án chi tiết đề thi Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2019

Câu 2 (5.0 điểm)

“Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.”

Đọc thêm:  Phân tích một bài ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

HẾT

Đáp án đề thi môn Văn THPT Quốc Gia năm 2019

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1:

– Đoạn trích viết theo thể thơ: Tự do Câu 2:

Nội dung của hai dòng thơ:

– Câu thơ nói lên những khó khăn, cực nhọc, vất vả của biết bao kiếp người.

– Ca ngợi những phẩm chất cần cù, chịu khó, hy sinh của con người.

– Thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa, yêu mến, trân trọng của tác giả đối với những con người gắn bó cuộc đời với biển cả.

Câu 3:

Hiệu quả của phép điệp:

– Phép điệp giúp nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp của biển cả: hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang…

– Từ đó, tác giả thể hiện tình yêu của mình với biển cả; khẳng định, ca ngợi phẩm chất của con người lao động;

– Tạo nhịp điệu cho câu thơ: nhanh, gấp gáp như lời kể về câu chuyện của biển cả muôn đời.

Câu 4:

Học sinh đưa ra những suy nghĩ của bản thân về hành trình theo đuổi khát vọng của con người.

Gợi ý:

– Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trong cuộc sống.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Sơ

– Hành trình theo đuổi khát vọng không bao giờ là đơn giản, thuận lợi, có những hi sinh, những mất mát.

– Nhưng trên tất cả là sự hiên ngang, ý chí nghị lực phi thường luôn sẵn sàng tiến về phía trước.

– Khi đủ đam mê để theo đuổi tận cùng khát vọng, bạn sẽ gặt hái những thành công, những kinh nghiệm hay bài học quý giá. II. LÀM VĂN

Câu 1:

1. Giới thiệu vấn đề: Sức mạnh của ý chí

2. Giải thích

Ý chí: là ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt cho bằng được mục đích.

– Ý chí chính là con đường về đích sớm nhất, khiến con người đạt được ước mơ và hoàn thành được mục tiêu.

3. Bàn luận

* Vai trò của sức mạnh ý chí:

– Ý chí giúp con người có đủ niềm tin, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được những thành công.

– Đối với học sinh, ý chí là điều vô cùng quan trọng giúp các em có đủ tự tin và thành công trong học tập. Gặp những bài toán khó, những bài văn với ý nghĩa sâu xa, thay vì việc “bó tay” hoặc bỏ cuộc, ý chí sẽ giúp các em có thêm niềm tin để tiếp tục tìm hiểu, khám phá và đi đến những kết quả cuối cùng.

* Biểu hiện:

– Từ xưa tới nay, dân tộc ta với truyền thống đánh giặc giữ nước kiên cường, dân tộc ta được xem là dân tộc có ý chí. Từ Bà Trưng Bà Triệu – những nữ vương đánh giặc đến người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, đến những nghĩa sĩ Cần Giuộc,… họ đều tay không bắt giặc mà vẫn làm nên những kì tích. Ngày nay, thời bình, thế hệ con cháu lại càng cần có ý chí hơn nữa để đưa đất nước phát triển vững mạnh…. – Con người trên hành trình cuộc đời cũng vậy, như bơi giữa biển lớn, nếu không có ý chí khát vọng, làm sao có thể cập bến hạnh phúc. Khổ thơ của Vũ Quần Phương bên cạnh việc ngợi ca khát vọng còn đề cao sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Đọc thêm:  Lập dàn ý Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa lớp 6

* Bàn luận mở rộng vấn đề

– Ý chí không tự sinh ra, cũng không phải là thiên hướng bẩm sinh nên đừng tự nhủ là bản thân không có ý chí, đó chỉ là sự bao biện.

– Hãy rèn luyện cho bản thân có ý chí thép từ những hành động nhỏ nhất.

– Thật đáng buồn cho những kẻ không có ý chí, thấy khó khăn là nản lòng, thấy thử thách là chùn bước. Những kẻ đó sẽ chỉ trông vào sự thương hại và giúp đỡ của người khác mà thôi.

* Liên hệ bản thân và rút ra bài học: Ý chí có vai trò quan trọng trong công việc, học tập, Mỗi người cần phải rèn luyện ý chí cho bản thân để khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.

*Tiếp tục cập nhật

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button