Đề thi GDCD 12 Giữa kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (4 đề)

Đề thi GDCD 12 Giữa kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (4 đề)

Phần dưới là danh sách Đề thi GDCD 12 Giữa kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (4 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân lớp 12.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Giáo dục công dân 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: Pháp luật là:

A. hệ thống các qui định chung do nhà nước ban hành.

B. hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật.

C. hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành.

D. hệ thống các điều luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Câu 2: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 3: Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là:

A. kế hoạch.

B. pháp luật.

C. tổ chức .

D. giáo dục.

Câu 4: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi

A. Tính kỉ luật.

B. Tính răn đe.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính phổ biến.

Câu 5: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào trong xã hội?

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp công nhân.

C. Giai cấp tư sản.

D. Giai cấp thống trị.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây là áp dụng pháp luật?

A. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

B. Đi xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.

C. Cảnh sát giao thông phạt người vi phạm.

D. Dừng xe trước đèn đỏ.

Câu 7: Đâu là hành vi thi hành pháp luật?

A. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.

B. Giám đốc công ty ra quyết định tiếp nhận cán bộ.

C. Không đốt pháo, vận chuyển pháo.

D. nam nữ đủ tuổi đăng kí kết hôn.

Câu 8: Hoạt động nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

B. Đốt rừng làm nương.

C. Tiêu thụ động, thực vật hoang dã.

D. Khai thác rừng đầu nguồn.

Câu 9: Hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là dấu hiệu:

A. vi phạm pháp luật.

B. thực hiện pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 10: Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện?

A. Do cán bộ nhà nước thực hiện.

B. Do công chức nhà nước thực hiện.

C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

D. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện.

Câu 11: Công an bắt người trong trường hợp nào sau đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm?

A. Hai học sinh gây gổ với nhau trong cắm trại hè.

B. Hai nhà hàng xóm cãi nhau.

C. Bà C nói xấu con dâu.

D. Tên trộm đang bẻ khóa xe để lấy trộm xe.

Câu 12: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp nào sau đây thì được chở tối đa 2 người?

A. Chở người bệnh đi cấp cứu.

B. Trẻ em dưới 14 tuổi.

C. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 13: Độ tuổi nào được phép điều khiển xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3?

A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 14: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác với tỉ lệ thương tật là 11% trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý nào?

A. trách nhiệm hình sự.

B. trách nhiệm dân sự.

C. trách nhiệm hành chính.

D. trách nhiệm kỉ luật.

Câu 15: Luật Hôn nhân và gia đình quy định độ tuổi kết hôn với nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ từ 18 tuổi trở lên. Anh Hmong ở vùng sâu có tục lệ lấy vợ sớm từ lúc 14 tuổi theo tục lệ của bản làng. Trong trường hợp này, anh Hmong không thực hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm, phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính nghiêm minh.

Câu 16: Xe máy điện được quy định dùng cho người đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. 12 tuổi trở lên.

B. 14 tuổi trở lên.

C. 16 tuổi trở lên.

D. 18 tuổi trở lên.

Câu 17: Do xích mích, nhóm học sinh nữ (17 tuổi) đã dùng giày cao gót đánh vào mặt, tát, đấm, xé áo, bắt bạn nữ quỳ xuống xin lỗi và quay video tung lên mạng xã hội đối với bạn D khiến bạn phải nhập viện và bị sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Nhóm học sinh này bị truy cứu trách nhiệm nào dưới đây?

A. trách nhiệm hình sự.

B. trách nhiệm dân sự.

C. trách nhiệm hành chính.

D. trách nhiệm kỉ luật.

Câu 18: Phát hiện E đang bẻ khóa để lấy xe máy, công an viên B xông vào bắt giữ rồi đưa người và tang vật về trụ sở Côn an phường. Vì E kháng cự quyết liệt nên anh B đã buông lời nhục mạ và đánh gãy tay E. Trong trường hợp này, anh B không vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bất khả xâm phạm về tính mạng.

B. Được bảo hộ về nhân phẩm.

C. Được bảo hộ về sức khỏe.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 19: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền được bắt người?

A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 20: Cơ sở kinh doanh karaoke X chưa đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy nên trong quá trình sửa chữa, tia lửa từ máy hàn bắn ra đã gây hỏa hoạn làm 5 người tử vong. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Chủ cơ sở kinh doanh karaoke X.

B. Thợ hàn.

C. Lực lượng phòng cháy.

D. Các đoàn thanh tra liên ngành.

Câu 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong:

A. Hiến pháp.

B. Hiến pháp và luật.

C. luật Hiến pháp.

D. luật và chính sách.

Câu 22: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:

A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo.

B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.

C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.

D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

Câu 23: Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là một trong những:

A. quyền, bổn phận của công dân.

B. trách nhiệm của công dân.

C. nghĩa vụ của công dân.

D. quyền, nghĩa vụ của công dân.

Câu 24: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

C. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

Câu 25: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là:

A. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

D. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau trừ một số đối tượng được hưởng đặc quyền theo quy định.

Câu 26: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là:

A. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.

B. Bình đẳng về quyền.

C. Tất cả các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như nhau.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 27: Theo em đáp án nào đúng nhất về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay là:

A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng.

B. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

C. Vợ chồng bình đẳng.

D. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Câu 28: Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

B. Quan hệ gia đình và quan hệ XH.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

Câu 29: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình?

A. Có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đỡ nhau.

B. Không phân biệt đối xử giữa các con.

C. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.

D. Có quyền ngang nhau trong lựa chọn nơi cư trú.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con:

A. Cha mẹ phải yêu thương, nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

C. Con có bổn phận yêu quí, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

D. Con cả có trách nhiệm nuôi dưỡng khi cha mẹ về già.

Câu 31: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là?

A. Quyền bình đẳng giữa các cá nhân.

B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Quyền bình đẳng giữa các công dân.

D. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Câu 32: Dân tộc được hiểu theo nghĩa là:

A. một bộ phận dân cư của một quốc gia.

B. một dân tộc thiểu số.

C. một dân tộc ít người.

D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.

Câu 33: Các dân tộc Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình thể hiện nội dung nào?

A. Bình đẳng về chính trị.

B. Bình đẳng về kinh tế.

C. Bình đẳng về văn hóa.

D. Bình đẳng về giáo dục.

Câu 34: Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực của Nhà nước thể hiện:

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. Quyền bình đẳng giữa các vùng miền.

D. Quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Câu 35: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa?

A. Là cơ sở đoàn kết riêng của dân tộc thiểu số.

B. Là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

C. Là cơ sở đoàn kết của các tôn giáo.

D. Tạo nên sức mạnh riêng cho sự phát triển của các dân tộc.

Câu 36: Bất kì ai cũng có quyền được bắt người, khi người đó đang:

A. bị nghi ngờ phạm tội.

B. có dấu hiệu thực hiện phạm tội.

C. thực hiện hành vi phạm tội.

D. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 37: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là:

A. bị hại.

B. bị cáo.

C. bị can.

D. bị kết án.

Câu 38: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm:

A. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.

B. bảo vệ sức khỏe cho công dân theo quy định của pháp luật.

C. ngăn chặn hành vi vô cớ đánh người.

D. bảo vệ về mặt tinh thần, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 39: Hành vi nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?

A. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.

B. Khống chế và bắt giữ người phạm tội quả tang.

C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.

D. Đánh người gây thương tích.

Câu 40: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về:

A. nhân phẩm và danh dự của công dân.

B. tính mạng và sức khỏe của công dân.

C. tinh thần của công dân.

D. thân thể của công dân.

Đáp án

CâuĐáp ánCâuĐáp án 1C21B 2B22C 3B23D 4C24A 5B25A 6C26A 7A27D 8A28C 9D29A 10C30D 11D31B 12D32A 13A33C 14A34A 15A35B 16C36C 17A37B 18D38A 19B39D 20A40B

Đọc thêm:  Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 28: Tia X - VnDoc.com

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Giáo dục công dân 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân. B. tài sản C. gia đình. D. tình cảm.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về nội dung bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo ý muốn của mình.

B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm

C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

B. Chỉ có người vợ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

C. Chỉ có người chồng mới có quyền chọn nơi cư trú và thời gian sinh con.

D. Người vợ phải làm theo các quyết định của chồng.

Câu 4. Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. người sử dụng lao động và đại diện người lao động.

B. người lao động và người sử dụng lao động.

C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

D. người lao động và đại diện người lao động.

Câu 5. Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Ai không tuân thủ quy tắc này là

A. vi phạm kỷ luật B. vi phạm nội quy

C. vi phạm pháp luật D. vi phạm trật tự

Câu 6. Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ

B. Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật

C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ.

Câu 7. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. làm việc theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 8. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là

A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ

B. phạt tiền, cảnh cáo

C. tịch thu tang vật, phương tiện

D. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra

Câu 9. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của PL

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

Câu 10. Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng đối với người chưa thành niên, khung hình cao nhất là

A. 7 năm B. 5 năm C. 3 năm D. 8 năm

Câu 11. Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Nếu H là chị em, em sẽ lựa chọn cách dưới đây cho phù hợp quy định của PL?

A. Khuyên anh chị cứ kết hôn, kệ bố.

B. Đồng ý với bố.

C. Khuyên bố cho anh chị kết hôn.

D. Phân tích cho bố hiểu ngăn cản chị kết hôn như vậy là trái pháp luật.

Câu 12: Anh A là công an, khi tham gia giao thông bằng xe máy anh quên không đội mũ bảo hiểm. Chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ yêu cầu anh A đừng xe xử lý. Theo em anh A bị xử lý như thế nào là đúng quy định của PL?

A. Bị phạt 150.000 đồng

B. Bị phạt 100.000 đồng

C. Nhắc nhở vì là công an.

D. Giữ thẻ công an.

Câu 13. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt như thế nào?

A. Xử phạt 1 hành vi

B. Xử phạt hành vi nguy hiểm nhất

C. Xử phạt hành vi gần nhất

D. Xử phạt tất cả các hành vi

Câu 14. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào

A. khả năng, nhu cầu, lợi ích của mỗi người.

B. tâm lý, kinh nghiệm, năng lực của mỗi người.

C. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

D. trách nhiệm, sở trường, năng lực của mỗi người.

Câu 15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các cơ sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã

A. sử dụng PL B. tuân thủ PL

C. thi hành PL D. áp dụng PL

Câu 16. Đảng và Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế – xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào các dân tộc và miền núi nhằm

A. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về xã hội.

B. tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

C. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.

D. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hóa.

Câu 17. Tôn giáo nào dưới đây không được pháp luật Việt Nam bảo hộ?

A. Đạo Hồ Chí Minh B. Đạo thiên chúa

C. Đạo cao đài D. Đạo phật

Câu 18. Quản lý xã hội bằng phương tiện nào sau đây là hữu hiệu nhất?

A. Chính trị. B. Pháp luật.

C. Tôn giáo. D. Kinh tế.

Câu 19: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ

A. 15 tuổi B. 18 tuổi C. 14 tuổi D. 16 tuổi

Câu 20. Bình đẳng dựa trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung bình đẳng về

A. Lao động B. Kinh doanh

C. Tôn giáo D. Hôn nhân và gia đình

Câu 21. Anh A là chồng, thường xuyên đánh đập vợ là chị B. Hành vi của anh A vi phạm quan hệ nào trong quan hệ vợ chồng sau đây?

A. Quan hệ tài sản B. Quan hệ kinh tế

C. Quan hệ nhân thân D. Quan hệ xã hội

Câu 22. Mối quan hệ nào dưới đây thể hiện nội dung cơ bản trong quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật?

A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội

B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

C. Quan hệ giữa vợ chồng và quan hệ giữa chồng với họ hàng nội, ngoại

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống

Câu 23. Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?

A. 18 tuổi trở lên B. 15 tuổi trở lên

C. 17 tuổi trở lên D. 16 tuổi trở lên

Câu 24. Pháp luật được ban hành dưới dạng nào?

A. Văn bản dưới luật B. Văn bản luật

C. Văn bản D. Công văn

Câu 25. Pháp luật mang bản chất xã hội vì

A. PL bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội.

B. PL do nhà nước ban hành.

C. PL phục vụ đời sông xã hội.

D. PL do nhân dân xây dựng nên.

Câu 26. Cơ quan nào của Nhà nước có quyền ban hành và sửa đối Hiến pháp, pháp luật?

A. Quốc hội B. Viện kiểm sát

C. Tòa án D. Văn phòng chính phủ

Câu 27. Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Bố chị H đã vi phạm quyền gì dưới đây?

A. Bình đẳng trong văn hóa

B. Bình đẳng trong các hoạt đông tín ngưỡng

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo

D. Bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 28. Trường hợp kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

A. Từ hôn B. Hủy hôn C. Hứa hôn D. Li hôn

Câu 29. Các dân tộc không bị phân biệt đối xử, được pháp luật và Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là biều hiện của

A. quyền tự quyết dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. quyền tự do dân chủ giữa các dân tộc.

D. quyền tự do phát triển giữa các dân tộc.

Câu 30. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được hoạt động

A. hoàn toàn tự do.

B. hoàn toàn tự chủ.

C. Tự do theo quy định của tín ngưỡng.

D. tự do trong khuôn khổ của PL.

Câu 31. Anh H lái xe ô tô trên đường, do không quan sát kỹ nên va vào anh C làm anh C bị thương nhưng anh H vẫn tiếp tục đi. CSGT xử lý anh H như thế nào cho đúng PL?

A. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

B. Nhắc nhở.

C. Bỏ qua.

D. Phạt tiền đến 6.000.000 đồng.

Câu 32. Học sinh A là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học tại các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được hưởng chính sách ưu tiên nào dưới đây của Đảng và nhà nước?

A. Miễn giảm học phí và trợ cấp học tập

B. Hỗ trợ phương tiện đi lại

C. Hỗ trợ về chỗ ở

D. Định hướng chương trình học tập

Câu 33. Ba thanh niên chở nhau trên một xe máy bị CSGT yêu cầu dừng xe, lập biên bản xử phạt hành chính. Trong trường hợp trên, CSGT đã

A. thi hành PL B. sử dụng PL

C. tuân thủ PL D. áp dụng PL

Câu 34. Nhà hàng xóm của em có người mắc bệnh ung thư phổi, họ tin vào lời đồn đại là nhờ cô đồng làm lễ giải hạn là sẽ khỏi bệnh. Em ủng hộ quan điểm nào sau đây cho đúng đắn?

A. Kệ họ vì chẳng liên quan đến mình.

B. Ủng hộ nhiệt tình.

C. Khuyên họ không nên làm lễ.

D. Phân tích cho họ thấy đó là hành vi vi phạm PL.

Câu 35. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau, từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. khác nhau. B. tương tự nhau.

C. cùng nhau. D. như nhau.

Câu 36. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm hành chính?

A. Đánh mất xe của người khác.

B. Thường xuyên đi làm muộn.

C. Vượt đèn vàng.

D. Làm hàng giả với số lượng lớn.

Câu 37. Người có hành vi vi phạm PL hình sự thì bị coi là

A. Nghi phạm B. Đồng phạm

C. Tội phạm D. Bị can

Câu 38. Bất kỳ công dân nào VPPL đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Đó là nội dung về quyền bình đẳng của CD về

A. nghĩa vụ. B. trách nhiệm.

C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền và nghĩa vụ.

Câu 39: Anh A kinh doanh mặt hàng VLXD. Hàng tháng, anh đến cơ quan thuế để nộp thuế. Như vậy, anh A đã

A. tuân thủ PL B. thi hành PL

C. sử dụng PL D. áp dụng PL

Câu 40. Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời

A. lợi ích hợp pháp của công dân.

B. trách nhiệm pháp lí của công dân.

C. nghĩa vụ của công dân.

D. nhu cầu chính đáng của công dân.

Đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Giáo dục công dân 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật là:

A. tính truyền thống.

B. tính hiện đại.

C. tính đa nghĩa.

D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 2: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội nên pháp luật mang bản chất:

A. công dân.

B. giai cấp.

C. xã hội.

D. tập thể.

Câu 3: Trong việc điều chỉnh hành vi con người, pháp luật khác đạo đức ở điểm nào dưới đây?

A. Tự giác.

B. Tự nguyện.

C. Bắt buộc.

D. Xã hội lên án.

Câu 4: Pháp luật là phương tiện để công dân:

A. thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. tự do thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Đọc thêm:  Bài 1 trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2 | Soạn bài Ông ... - Đọc Tài Liệu

Câu 5: Pháp luật là phương tiện để nhà nước:

A. quản lý xã hội.

B. phục vụ lợi ích của mình.

C. phát huy quyền lực chính trị.

D. kiểm soát hoạt động của mỗi công dân.

Câu 6: Đâu là khẳng định đúng về tuân thủ pháp luật?

A. Làm những việc mà pháp quy định phải làm.

B. Làm những việc tùy thuộc vào khả năng của mình.

C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.

D. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

Câu 7: Xâm phạm các quy tắc về quản lí nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật:

A. hành chính.

B. hình sự.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 8: Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người vi phạm hình sự từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 9: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm:

A. buộc các chủ thể vppl chấm dứt hành vi trái pháp luật.

B. buộc các chủ thể phải nộp phạt hành chính.

C. bắt người vi phạm giao cho công an.

D. buộc các chủ thể tiếp tục hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây vi phạm hành chính?

A. Đi xe máy gây tai nạn làm chết người.

B. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

C. Làm giả giấy tờ tùy thân.

D. Cán bộ, công nhân đi làm muộn giờ.

Câu 11: Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và luật nhằm:

A. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

B. thể hiện quyền lực của mình.

C. hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. bảo vệ Nhà nước và công dân.

Câu 12: Việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của:

A. Nhà nước.

B. Nhân dân.

C. Các tổ chức chính trị.

D. Các tổ chức xã hội.

Câu 13: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

B. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

D. Người vợ quyết định việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

Câu 14: Luật hôn nhân gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn:

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi.

C. Nam 22 tuổi nữ 20 tuổi.

D. Nam 19 tuổi, nữ 18 tuổi.

Câu 15: Sau khi sinh con, để thuận lợi cho công tác và chăm sóc con, chi A bàn với chồng chuyển đến nhà sống cùng bố mẹ đẻ của chị, chồng chị đã vui vẻ đồng ý. Việc làm trên thể hiện :

A. Bình đẳng trong quan hệ tài sản.

B. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

C. Bình đẳng trong tình cảm vợ chồng.

D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 16: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động:

A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.

C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.

D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Câu 17: Một trong các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?

A. Công bằng.

B. Dân chủ.

C. Trách nhiệm.

D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 18: Trường THPT dân tộc nội trú của tỉnh H có học sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau trong tỉnh, trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường học sinh đều được khuyến khích hát các bài hát và biểu diễn các điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Đó là…

A. Biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Biểu hiện của bản sắc dân tộc, không phải là bản biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Biểu hiện chủ trương, khuyến khích hoạt động văn hóa, văn nghệ.

D. Biểu hiện của bản sắc dân tộc.

Câu 19: Ý kiến nào dưới đây thể hiện Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế:

A. Cho người dân vay vốn với lãi suất thấp.

B. Đầu tư tài chính để mở mang trường lớp ở vùng sâu, vùng xa.

C. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa ở các thôn.

D. Hỗ trợ gạo cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Câu 20: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?

A. Công dân các dân tộc thiểu số được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu.

B. Công dân các dân tộc thiểu số và đa số có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.

C. Chỉ có công dân các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do kinh doanh ở các tỉnh miền núi.

D. Chỉ có công dân các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư kinh doanh ở địa bàn miền núi.

Câu 21: Trong trường PTDT Nội Trú nhà trường luôn khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, hát, múa các tiết mục văn nghệ đặc sắc của dân tộc mình. Việc làm trên thể hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền tự do giữa các dân tộc.

C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 22: Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc. Chủ trương này của Nhà nước là tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc được bình đẳng với nhau trên lĩnh vực gì?

A. Chính trị.

B. Giáo dục.

C. Y tế.

D. Kinh tế.

Câu 23: Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam giữ người?

A. Co quan thi hành án cấp huyện.

B. Phòng điều tra tội phạm công an tỉnh.

C. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông.

D. Tòa án, Viện Kiểm Sát, Cơ quan điều tra các cấp.

Câu 24: Hành vi vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể hiện của việc làm nào dưới đây?

A. Đánh người gây thương tích.

B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.

C. Khám xét nhà khi không có lệnh.

D. Tự tiện bóc mở thư của người khác.

Câu 25: Để bắt người đúng pháp luật, cần tuân thủ đúng:

A. công đoạn.

B. giai đoạn.

C. trình tự, thủ tục.

D. thời điểm.

Câu 26: Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân?

A. Vu khống người khác.

B. Bóc mở thư của người khác.

C. Tự ý vào chỗ ở của người khác.

D. Bắt người không có lý do.

Câu 27: Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.

B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng trọ chữa cháy.

C. Mọi người dân sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.

D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của tòa án.

Câu 28: Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng trọ của người khác là xâm phạm đến quyền:

A. bí mật đời tư của công dân.

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. bất khả xâm phạm về tài sản của công dân.

D. bí mật tự do tuyệt đối của công dân.

Câu 29: Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải:

A. tôn trọng chỗ ở của người khác

B. tôn trọng bí mật của người khác.

C. tôn trọng tự do của người khác.

D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

Câu 30: Hành vi đánh người xâm phạm đến:

A. thân thể của công dân.

B. tính mạng và sức khỏe của công dân.

C. danh dự của công dân.

D. nhân phẩm của công dân.

Câu 31: Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.

B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng chữa cháy khi người thuê không có mặt.

C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.

D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của tòa án.

Câu 32: Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền:

A. Quyền bí mật đời tư của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân.

D. Quyền bí mật tự do tuyệt đối của công dân.

Câu 33: A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của A trên email. Hành vi này xâm phạm:

A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. quyền tự do dân chủ của công dân.

C. quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân.

D. quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 34: Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn.

C. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến.

D. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.

Câu 35: Anh A thấy anh B đang vào nhà hàng xóm trộm tài sản, anh A có quyền gì sau đây?

A. Bắt anh B và giam giữ tại nhà riêng.

B. Bắt anh B giao cho người hàng xóm hành hạ.

C. Bắt anh B giao cho Ủy ban nhân dân gần nhất.

D. Đánh anh B buộc A trả lại tài sản cho người hàng xóm.

Câu 36: Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.

B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.

C. Quyền nhân thân của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

Câu 37: Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 38: Sau một thời gian yêu nhau anh A và chị B chia tay. Sau khi chia tay anh A đăng nhiều hình ảnh nhạy cảm xúc phạm chị B trên mạng xã hội. Việc này làm chị B rất buồn và đau khổ. Trong trường hợp này em chọn cách ứng xử nào để giúp chị B?

A. Khuyên chị không cần để tâm đến kẻ xấu đó.

B. Khuyên chị B trình báo với công an.

C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.

D. Khuyên chị B đến vạch trần bộ mặt anh A.

Câu 39: Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 40: Vào ban đêm, B vào nhà ông X ăn trộm. Ông X bắt được, trói và giữ lại tại nhà để tra hỏi. Đến sáng hôm sau, ông X mới dẫn Bình đến công an xã. Hỏi ông X vi phạm vào quyền gì dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

B. Quyền nhân thân của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.

Đáp án

CâuĐáp ánCâuĐáp án 1D21A 2C22D 3C23D 4C24B 5A25C 6C26A 7A27A 8B28B 9A29A 10B30B 11A31A 12A32B 13C33C 14A34A 15B35C 16C36D 17D37D 18A38B 19A39D 20B40A

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Giáo dục công dân 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Pháp luật với đạo đức.

B. Pháp luật với cộng đồng.

C. Pháp luật với xã hội.

D. Pháp luật với gia đình.

Câu 2: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thì bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nói đến đặc trưng nào của pháp luật?

Đọc thêm:  Bài 1 luyện tập trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 1 - Đọc Tài Liệu

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính nhân văn.

Câu 3: Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là quy phạm pháp luật?

A. Nội quy nhà trường.

B. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

C. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông.

D. Quy ước làng văn hóa.

Câu 4: Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường … Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật?

A. Bản chất giai cấp.

B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất giai cấp và xã hội.

D. Bản chất giai cấp cầm quyền.

Câu 5: Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Giai cấp.

B. Xã hội.

C. Chính trị.

D. Kinh tế.

Câu 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Pháp luật với đạo đức.

B. Pháp luật với cộng đồng.

C. Pháp luật với xã hội.

D. Pháp luật với gia đình.

Câu 7: Bạn A hỏi bạn B: Trong các qui định sau, qui định nào là qui phạm pháp luật?

A. Học sinh phải mang đồng phục của nhà trường khi tới lớp.

B. Qui định của Hội liên hiệp phụ nữ.

C. Công dân phải trung thành với Tổ quốc.

D. Qui định của Đoàn thanh niên.

Câu 8: Theo Nghị định 146/CP/2007 người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi phát hiện bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ, điều này thể hiện:

A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.

C. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

D. bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu 9: Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Để quản lí một cách phù hợp nhất.

B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.

C. Để đất nước ngày càng tự do.

D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 10: Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Đạo đức.

D. Phong tục tập quán.

Câu 11: Một trong những dấu hiệu làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật là hành vi:

A. do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.

C. do người trên 18 tuổi thực hiện.

D. do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện.

Câu 12: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm:

A. hành chính.

B. dân sự.

C. hình sự.

D. kỉ luật.

Câu 13: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có giá trị dưới 20 triệu đồng, không gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lí:

A. trách nhiệm hình sự.

B. trách nhiệm hành chính.

C. trách nhiệm dân sự.

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 14: Hành vi nào thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?

A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.

B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.

C. Bạn C mượn sách của bạn B nhưng không giữ gìn bảo quản.

D. Anh H lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.

Câu 15: Việc làm nào thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?

A. Em H không hỏi trước mà tự ý sử dụng của bạn cùng lớp.

B. Em B đã lấy điện thoại của chị đi cầm đồ thì thiếu tiền chơi game.

C. Nhà bạn A không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

D. Bạn H đã lấy trộm xe đạp của bạn mang đi bán lấy tiền.

Câu 16: Những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, nếu vi phạm pháp luật giao thông đường bộ thì:

A. bị xử lí theo pháp luật dân sự.

B. bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do cố ý gây ra.

C. bị kỉ luật của cơ quan có thẩm quyền.

D. Bị xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật.

Câu 17: Việc xử lí người vi phạm pháp luật căn cứ vào:

A. mức độ thiệt hại.

B. thái độ thành khẩn của người vi phạm.

C. thành phần địa vị xã hội của người vi phạm.

D. tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả do hành vi đó qây ra.

Câu 18: Nam thanh niên đủ từ 18 đến 25 tuổi thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự, thanh niên đó đã:

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 19: Người đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải:

A. chịu trách nhiệm về hình sự.

B. được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

C. Chịu trách nhiệm về các công việc giao dịch dân sự.

D. Không có trách nhiệm dân sự.

Câu 20: Bên thuê nhà không trả tiền đúng thời điểm, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên cho thuê. Đó là hành vi vi phạm pháp luật:

A. Hình Sự

B. Dân Sự.

C. Hành chính.

D. Kỉ luật.

Câu 21: Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc:

A. chịu trách nhiệm pháp lí.

B. thực hiện nghĩa vụ.

C. thực hiện quyền.

D. chịu trách nhiệm pháp luật.

Câu 22: Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Công ty X đã thực hiện:

A. nghĩa vụ của công dân.

B. quyền của công dân.

C. bổn phận của công dân.

D. quyền, nghĩa vụ của công dân.

Câu 23: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào:

A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.

B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.

C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.

D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.

Câu 24: Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về:

A. quyền trong kinh doanh.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. nghĩa vụ pháp lí.

Câu 25: Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:

A. Học sinh 13 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.

B. Học sinh 16 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.

C. Học sinh 17 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.

D. Học sinh 18 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.

Câu 26: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về.

A. trách nhiệm pháp lí.

B. trách nhiệm kinh tế.

C. trách nhiệm xã hội.

D. trách nhiệm chính trị.

Câu 27: Nhận định nào sau đây là đúng nhất.

A. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

C. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều bị pháp luật trừng trị.

D. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Câu 28: Học xong lớp 12, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên A đã xin đi làm công nhân nhà máy May gần nhà, em vừa có thời gian giúp đỡ gia đình, vừa bảo ban các em học hành, điều này thể hiện

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. Bình đẳng trong kinh doanh.

Câu 29: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ:

A. 18 tuổi.

B. 15 tuổi.

C. 14 tuổi.

D. 16 tuổi.

Câu 30: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:

A. Mọi công dân đều không có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.

B. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào.

C. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh theo quy định của pháp luật.

D. Mọi công dân đều có quyền quyết định quy mô bất cứ hình thức kinh doanh nào.

Câu 31: Điều nào dưới đây không thể hiện nội dung bình đẳng trong kinh doanh:

A. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh theo điều kiện và khả năng của mình.

B. Tự chủ trong kinh doanh.

C. Tự do lựa chọn việc làm.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Câu 32: Trang 19 tuổi, cô mở một của hàng tạp hóa tại khu phố nơi mình ở. Theo em B đang thực hiện tốt quyền nào?

A. Quyền bình đẳng trong lao động.

B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.

C. Quyền bình đẳng của hôn nhân.

D. Quyền bình đẳng trong gia đình.

Câu 33: Nhà nước chủ trương “ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ” điều này thể hiện:

A. Bình đẳng trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về việc làm.

C. Bình đẳng giữa vợ và chồng.

D. Bất bình đẳng.

Câu 34: Em đồng ý với ý kiến nào về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

C. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ.

D. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.

Câu 35: Chị Hà đang công tác tại công ty A, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong:

A. 4 tháng.

B. 6 tháng.

C. 8 tháng.

D. 1 năm.

Câu 36: Anh Đại muốn bán xe ô tô, anh không bàn với vợ vì cho rằng xe anh mua, còn vợ thì ở nhà nội trợ không biết gì về xe và giá cả, theo em anh Đại đã vi phạm nội dung:

A. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

B. Bình đẳng trong kinh doanh.

C. Bình đẳng trong lao động.

D. Bình đẳng trong quan hệ tài sản.

Câu 37: Việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thuộc về:

A. Nhà nước.

C. Cá nhân.

B. Công ty.

D. Luật sư.

Câu 38: Chị M là người dân tộc H’ Mông và anh H là người dân tộc Kinh. Họ đã yêu nhau được 2 năm và quyết định kết hôn. Nhưng gia đình chị M không đồng ý và kiến quyết không cho hai người lấy nhau vì lí do anh H không phải là người dân tộc H’ Mông. Hành vi cản trở của gia đình chị M đã vi phạm quyền gì của công dân?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền tự do giữa các dân tộc.

C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 39: Sau giờ học trên lớp, Bình (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê (người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Bình thể hiện?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền tự do, dân chủ của Bình.

C. Sự tương thân tương ái của Bình.

D. Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 40: Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về:

A. chính trị.

B. kinh tế.

C. văn hóa.

D. Xã hội.

Đáp án

CâuĐáp ánCâuĐáp án 1A21B 2C22A 3C23C 4B24B 5B25A 6A26A 7C27B 8B28A 9B29B 10C30C 11A31C 12B32B 13B33A 14A34D 15C35B 16B36D 17D37A 18B38A 19B39A 20B40A

Xem thêm bộ đề thi GDCD lớp 12 mới năm học 2022 – 2023 chọn lọc khác:

  • Đề thi GDCD 12 Học kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (4 đề)
  • Đề thi GDCD 12 Giữa kì 2 năm 2022 – 2023 có đáp án (4 đề)
  • Đề thi GDCD 12 Học kì 2 năm 2022 – 2023 có đáp án (4 đề)

Săn SALE shopee tháng 5:

  • Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
  • SRM Simple tặng tẩy trang 50k
  • Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button