Đề thi Hóa học 10 Giữa kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (20 đề)
Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Hóa học 10, dưới đây là Top 20 Đề thi Hóa học 10 Giữa kì 1 năm 2022 – 2023 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 10.
Đề thi Hóa học 10 Giữa kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (20 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
-
Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
-
Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 10 Cánh diều có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
-
Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2022 – 2023
Môn: Hóa học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học là
A.quỹ đạo chuyển động của Trái đất.
B.tốc độ ánh sáng trong chân không.
C. sựtiến hóa của loài người.
D. sự biến đổi của các chất.
Câu 2: Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton (không chứa neutron). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen này?
A. Đây là nguyên tử nặng nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay.
B. Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu.
C. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng gấp khoảng 1818 lần khối lượng lớp vỏ.
D. Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.
Câu 3: Nguyên tử gồm
A.hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.
B.hạt nhân chứa proton, electron.
C.hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron.
D.hạt nhân và vỏ nguyên tử chứa proton.
Câu 4: Hạt nhân nguyên tử X có chứa 15 proton và 16 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là
A. 30. B. 31. C. 32. D. 46.
Câu 5: Cho các nguyên tử sau: A (Z = 8, A = 16), B (Z = 9, A = 19), C (Z = 8, A = 17), D (Z = 7, A = 17). Trong các nguyên tử trên, các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
A. nguyên tử A và nguyên tử B.
B. nguyên tử C và nguyên tử D.
C. nguyên tử A và nguyên tử C.
D. nguyên tử B và nguyên tử C.
Câu 6: Nguyên tử nitrogen có 7 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
A.+7. B.-7. C.7+. D.7.
Câu 7: Một nguyên tử có chứa 11 electron và 12 neutron. Kí hiệu nguyên tử này là
Câu 8: Trong tự nhiên, lithium có 2 đồng vị là 7Li và 6Li. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,93. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là
A.93%. B.7%. C.78%. D.22%.
Câu 9: Hình ảnh dưới đây chỉ hình dạng của orbital nào?
A.Orbital s.
B.Orbital p.
C.Orbital d.
D.Orbital f.
Câu 10: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào
A. số khối.
B. điện tích hạt nhân.
C. nguyên tử khối.
D. mức năng lượng electron.
Câu 11: Lớp M chứa số electron tối đa là
A. 3. B.6. C. 9. D. 18.
Câu 12: Lớp electron thứ 4 còn được gọi là
A. Lớp K.
B. Lớp M.
C. Lớp N.
D. Lớp L.
Câu 13: Cấu hình electron của nguyên tử sulfur (Z = 16) là
A. 1s22s22p63s23p3.
B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p4.
D. 1s22s22p63s23p6.
Câu 14: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.
Câu 16: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng
A. số thứ tự của nhóm.
B. số thứ tự của chu kì.
C. số thứ tự của ô nguyên tố.
D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s22s22p4. Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 6, chu kì 2, nhóm VIA.
B. ô số 6, chu kì 3, nhóm VIB.
C. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIB.
D. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 18: Nguyên tố aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Al thuộc khối nguyên tố
A.s. B.p. C.d. D.f.
Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất?
A. Fluorine.
B. Bromine.
C. Phosphorus.
D. Iodine.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biến đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.
B. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.
C. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.
D. Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.
Câu 21: Độ âm điện là
A. đại lượng đặc trưng cho khả năng nhường electron của nguyên tử một nguyên tố khi tạo thành liên kết hóa học.
B. đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo thành phân tử.
C. đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo thành nguyên tử.
D. đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố khi tạo thành liên kết hóa học.
Câu 22: Sulfur là nguyên tố hóa học thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxide cao nhất của sulfur là
A. S2O6. B. SO3. C. SO6. D. SO2.
Câu 23: Oxide nào sau đây có tính base mạnh nhất?
A. MgO.
B. Cl2O7.
C. SO3.
D. Na2O.
Câu 24: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?
A. H3PO4.
B. H2SiO3.
C. H2SO4.
D. HClO4.
Câu 25: Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA còn được gọi là
A. nhóm kim loại kiềm.
B. nhóm kim loại kiềm thổ.
C. nhóm halogen.
D. nhóm nguyên tố khí hiếm.
Câu 26: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là
A. 16. B. 14. C. 15. D. 13.
Câu 27: Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s1. Oxide cao nhất của X có tính chất nào sau đây?
A. Tính kim loại.
B. Tính phi kim.
C. Tính acid.
D. Tính base.
Câu 28: Sắp xếp tính base của NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều giảm dần là
A.NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
B.Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
C.Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
D.Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn cách xác định).
Câu 2 (1 điểm): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.
Tính số hạt mỗi loại (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X.
Câu 3 (1 điểm): Cho các nguyên tố sau: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), Na (Z = 11).
Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử, có giải thích ngắn gọn cách sắp xếp.
Hướng dẫn giải:
Phần I: Trắc nghiệm
1-D
2-C
3-A
4-B
5-C
6-A
7-D
8-A
9-A
10-D
11-D
12-C
13-C
14-C
15-A
16-C
17-D
18-B
19-A
20-B
21-D
22-B
23-D
24-B
25-B
26-C
27-D
28-A
Câu 1:
Đáp án đúng là: D
Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các chất và các hiện tượng kèm theo.
Câu 2:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử hydrogen này có:
Khối lượng hạt nhân = khối lượng hạt proton ≈ 1 amu
Khối lượng lớp vỏ = khối lượng hạt electron ≈ 0,00055 amu
⇒ Khối lượng hạt nhân nguyên tử lớn hơn khối lượng lớp vỏ là 10,00055 ≈ 1818 lần.
Phát biểu Asai vì:Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 1 amu, là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay.
Phát biểu B sai vì:Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 1 amu.
Phát biểu D sai vì: Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.
Câu 3:
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.
Câu 4:
Đáp án đúng là: B
Số khối của hạt nhân nguyên tử X là: A = Z + N = 15 + 16 = 31.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tử hóa học khi có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) ⇒ Các nguyên tử A và C thuộc cùng một nguyên tố hóa học (đều có Z = 8).
Câu 6:
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử nitrogen có số proton = số electron = 7.
Điện tích hạt nhân nguyên tử là: +7.
Câu 7:
Đáp án đúng là: D
Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = số electron = 11.
Số khối (A) = Z + N = 11 + 12 = 23.
Vậy kí hiệu của nguyên tử X là
Câu 8:
Đáp án đúng là: A
Gọi phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là x% ⇒ phần trăm số nguyên tử của đồng vị 6Li là (100 − x)%
Ta có: ALi¯=7x+6100−x100=6,93⇒ x = 93
Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là 93%.
Câu 9:
Đáp án đúng là: A
AO s là orbital có dạng hình cầu.
Câu 10:
Đáp án đúng là: D
Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vàomức năng lượng electron.
Câu 11:
Đáp án đúng là: D
Lớp M (n = 3) chứa số electron tối đa là: 2.32 =18 electron.
Câu 12:
Đáp án đúng là: C
Số thứ tự lớp và tên gọi là các chữ cái in hoa như bảng sau:
n
1
2
3
4
5
6
7
Tên lớp
K
L
M
N
O
P
Q
Câu 13:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử sulfur có Z = 16 nên nguyên tử có 16 electron.
⇒ Cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4.
Câu 14:
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron nguyên tử P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3.
Sự phân bố các electron vào AO:
Nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là 3.
Câu 15:
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s2.
Vậy số hiệu nguyên tử X = số electron = 12.
Câu 16:
Đáp án đúng là: C
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng số thứ tự của ô nguyên tố.
Câu 17:
Đáp án đúng là: D
Oxygen có 8 electron nên số hiệu nguyên tử là 8, oxygen ở ô số 8 trong bảng tuần hoàn.
Oxygen ở chu kì 2 (do có 2 lớp electron); nhóm VIA (do 6 electron hóa trị, nguyên tố p).
Câu 18:
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron nguyên tử của Al là: 1s22s22p63s23p1 ⇒ Al thuộc khối nguyên tố p.
Câu 19:
Đáp án đúng là: A
Trong bảng tuần hoàn, fluorine có độ âm điện lớn nhất nên có tính phi kim mạnh nhất.
Câu 20:
Đáp án đúng là: B
Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.
Câu 21:
Đáp án đúng là: D
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố khi tạo thành liên kết hóa học.
Câu 22:
Đáp án đúng là: B
Sulfur là nguyên tố nhóm VIA nên có hóa trị cao nhất trong hợp chất là VI.
Công thức oxide cao nhất của sulfur là SO3.
Câu 23:
Đáp án đúng là: D
Na, Cl, S, Mg đều thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. Na thuộc nhóm IA (hay kim loại ở đầu chu kì 3) nên Na2O có tính base mạnh nhất trong số các oxide đề bài cho.
Câu 24:
Đáp án đúng là: B
Nhóm
IVA
VA
VIA
VIIA
Nguyên tố
Si
P
S
Cl
Công thức hydroxide
H2SiO3
H3PO4
H2SO4
HClO4
Theo quy luật biến đổi tính chất trong một chu kì ta có acid H2SiO3 có tính acid yếu nhất.
Câu 25:
Đáp án đúng là: B
Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA còn được gọi là nhóm kim loại kiềm.
Câu 26:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA.
Cấu hình electron của nguyên tố M là: 1s22s22p63s23p3
Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là: Z = 15.
Câu 27:
Đáp án đúng là: D
Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s1 suy ra X ở nhóm IA trong bảng tuần hoàn.
Oxide cao nhất của X là Na2O, có tính base mạnh.
Câu 28:
Đáp án đúng là: A
Na, Mg, Al cùng thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của hydroxide có xu hướng giảm dần theo thứ tự NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Phần II: Tự luận
Câu 1:
a) Gọi số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố A là Z.
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn nên số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố B là Z + 1.
Theo bài: Z + (Z + 1) = 25 ⇒ Z = 12
⇒ Nguyên tử A có 12 electron, nguyên tử B có 13 electron.
+ Cấu hình electron của A là 1s22s22p63s2.
Nguyên tố A thuộc ô số 12 (do Z = 12), chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm IIA (do 2 electron hóa trị, nguyên tố s).
+ Cấu hình electron của B là 1s22s22p63s23p1.
Nguyên tố B thuộc ô số 13 (do Z =13), chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm IIIA (do 3 electron hóa trị, nguyên tố p).
Câu 2:
Gọi số hạt proton, neutron và electron trong X lần lượt là P, N và E.
Nguyên tử trung hòa về điện nên P = E.
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Giải hệ phương trình được:
P = E = 13 và N = 14.
Câu 3:
Ta có:
+ Li, O, F cùng thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn. Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử giảm dần ⇒ bán kính nguyên tử:
F < O < Li (1)
+ Li và Na cùng thuộc nhóm IA. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử tăng dần ⇒ bán kính nguyên tử: Li < Na (2)
Vậy dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là:
F, O, Li, Na.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Cánh Diều
Năm học 2022 – 2023
Môn: Hóa học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc không đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất.
B. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn.
C. Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.
D. Giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của mưa acid.
Câu 2: Một loại nến được làm bằng paraffin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau:
(1) Paraffin nóng chảy;
(2) Paraffin lỏng chuyển thành hơi;
(3) Hơi paraffin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước.
Quá trình nào có sự biến đổi hoá học?
A. (1). B. (2). C. (3). D. (1), (2), (3).
Câu 3: Khi nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng, các nhà nghiên cứu đã tiến hành: “Nghiên cứu thành phần hóa học, ứng dụng của tinh dầu tràm trà làm nước súc miệng qua các công trình khoa học trên các tạp chí đã được xuất bản”. Bước làm này ứng với bước nào trong phương pháp nghiên cứu hóa học?
A. Xác định vấn đề nghiên cứu.
B. Nêu giả thuyết khoa học.
C. Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng).
D. Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.
Câu 4: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và proton.
B. proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. electron, proton và neutron.
Câu 5: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm là
A. hạt nhân.
B. hạt proton.
C. hạt neutron.
D. hạt electron.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Điện tích của proton và electron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu.
B. Có những nguyên tử không có neutron.
C. Có những nguyên tử không có proton.
D. Khối lượng của proton và neutron xấp xỉ bằng nhau và lớn hơn nhiều khối lượng của electron.
Câu 7: Nguyên tử fluorine (kí hiệu là: F) có 9 proton, 9 electron và 10 neutron. Điện tích hạt nhân nguyên tử F là
A. 9+. B. +9. C. +10. D. 10+.
Câu 8: Hạt nhân nguyên tử X có điện tích là +17,622.10-19 coulomb. Vậy nguyên tử X là
A. Na (Z = 11).
B. K (Z = 19).
C. Ca (Z = 20).
D. Cl (Z = 17).
Câu 9: Thành phần nào bị lệch hướng trong trường điện?
A. Neutron.
B. Electron.
C. Nguyên tử hydrogen.
D. Nguyên tử oxygen.
Câu 10: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là + 26.
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Số hiệu nguyên tử cho biết
A. số proton trong hạt nhân nguyên tử.
B. điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. số electron trong nguyên tử.
D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Một nguyên tử X gồm 16 proton, 16 electron và 16 neutron. Nguyên tử X có kí hiệu là
Câu 13: Số hạt mang điện trong nguyên tử là
A. 3. B. 7. C. 6. D. 4.
Câu 14: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có
A. cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
B. cùng số neutron nhưng khác nhau về số proton.
C. cùng tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron.
D. cùng số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron.
Câu 15: Thông tin nào sau đây không đúng về ?
A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82.
B. Số proton và neutron là 82.
C. Số neutron là 124.
D. Số khối là 206.
Câu 16: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 35,48. Biết trong tự nhiên, X có hai đồng vị, trong đó đồng vị 35X chiếm 75,77% số nguyên tử. Số khối của đồng vị còn lại là
A. 36. B. 37. C. 38. D. 39.
Câu 17: Orbital nguyên tử là
A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron là nhỏ nhất.
B. khu vực không gian xung quanh nguyên tử mà tại đó xác suất có mặt electron là lớn nhất.
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%.
D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định.
Câu 18: Orbital s có dạng
A. hình elip.
B. hình cầu.
C. hình số tám nổi.
D. hình bầu dục.
Câu 19: Số electron tối đa trong phân lớp 3p là
A. 8. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 20: Cấu hình electron nguyên tử nitrogen (Z = 7) là
A. 1s22s22p3.
B. 1s22s32p4.
C. 1s22s22p4.
D. 1s12s12p5.
Câu 21: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X: 1s22s22p63s2;
Y: 1s22s22p63s23p64s1;
Z: 1s22s22p63s23p3;
T: 1s22s22p63s23p63d84s2.
Các nguyên tử của nguyên tố kim loại là
A. X, Y, Z.
B. X, Y, T.
C. Y, Z, T.
D. X, Z, T.
Câu 22: Lớp M có số electron tối đa bằng
A. 3. B. 4. C. 9. D. 18.
Câu 23: Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của
A. số khối.
B. số hiệu nguyên tử.
C. khối lượng nguyên tử.
D. bán kính nguyên tử.
Câu 24: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, chu kì là dãy các nguyên tố mà
A. nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp vỏ ngoài cùng.
B. cấu hình electron giống hệt nhau.
C. nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
D. cấu hình electron lớp vỏ giống hệt nhau.
Câu 25: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3.
B. 3 và 4.
C. 4 và 3.
D. 4 và 4.
Câu 26: Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có
A. 2 nguyên tố.
B. 8 nguyên tố.
C. 10 nguyên tố.
D. 18 nguyên tố.
Câu 27: Nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 thuộc
A. ô 19, chu kì 4, nhóm IA.
B. ô 19, chu kì 4, nhóm IB.
C. ô 19, chu kì 3, nhóm IVA.
D. ô 19, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 28: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố chlorine (kí hiệu: Cl) nằm ở chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron của Cl là
A. 1s22s22p5.
B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s2.
D. 1s22s22p63s23p3.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
a) Xác định thành phần cấu tạo của nguyên tử X.
b) Viết cấu tạo nguyên tử X.
Câu 2 (1 điểm): Viết cấu hình electron dưới dạng ô lượng tử của các nguyên tử và . Hãy cho biết các nguyên tố này là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Câu 3 (1 điểm): Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân bằng 25. Biết ZX < ZY, xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn, có giải thích ngắn gọn cách xác định.
Hướng dẫn giải:
Phần I: Trắc nghiệm
1-B
2-C
3-A
4-B
5-D
6-C
7-B
8-A
9-B
10-B
11-D
12-C
13-C
14-A
15-B
16-B
17-C
18-B
19-B
20-A
21-B
22-D
23-C
24-C
25-B
26-B
27-A
28-B
Câu 1:
Đáp án đúng là: B
Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.
Vậy sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn không thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học.
Câu 2:
Đáp án đúng là: C
Quá trình (3) có sự biến đổi hóa học do có sự tạo thành chất mới là CO2 và nước.
Câu 3:
Đáp án đúng là: A
Bước “nghiên cứu thành phần hóa học, ứng dụng của tinh dầu tràm trà làm nước súc miệng qua các công trình khoa học trên các tạp chí đã được xuất bản” ứng với bước xác định vấn đề nghiên cứu trong phương pháp nghiên cứu hóa học.
Câu 4:
Đáp án đúng là: B
Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton và neutron.
Câu 5:
Đáp án đúng là: D
Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm là electron.
Câu 6:
Đáp án đúng là: C
Phát biểu C không đúng vì tất cả các nguyên tử đều có proton trong hạt nhân.
Câu 7:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử fluorine (kí hiệu là: F) có 9 proton nên điện tích hạt nhân nguyên tử fluorine là +9.
Câu 8:
Đáp án đúng là: A
Số proton có trong nguyên tử X là:
+17,622.10−19+1,602.10−19=11
X có số hiệu nguyên tử = số proton = 11. Vậy X là Na.
Câu 9:
Đáp án đúng là: B
Electron mang điện tích âm nên bị lệch hướng trong trường điện.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu (2), (3) đúng.
Phát biểu (1) sai vì chỉ dựa vào số proton chưa thể xác định được số neutron.
Phát biểu (4) sai vì khối lượng nguyên tử xấp xỉ số khối A = Z + N > 26 amu.
Câu 11:
Đáp án đúng là: D
Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.
Câu 12:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử X có:
+ Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = 16.
+ Số khối (A) = số proton + số neutron = 16 + 16 = 32.
Kí hiệu nguyên tử là: .
Câu 13:
Đáp án đúng là: C
Li có:
+ Số hiệu nguyên tử (Z) = 3 = số proton = số electron.
+ Số hạt mang điện = số proton + số electron = 2Z = 6.
Câu 14:
Đáp án đúng là: A
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử cócùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
Câu 15:
Đáp án đúng là: B
Dựa vào kí hiệu nguyên tử xác định được, Pb có:
+ Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = số hiệu nguyên tử (Z) = 82.
+ Số khối (A) = 206.
+ Số neutron = A – Z = 206 – 82 = 124.
Câu 16:
Đáp án đúng là: B
Gọi số khối của đồng vị thứ 2 là A, áp dụng công thức ta có:
A¯X=35.75,77+A.(100−75,77)100=35,48⇒A=37.
Câu 17:
Đáp án đúng là: C
Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90% gọi là orbital nguyên tử.
Câu 18:
Đáp án đúng là: B
Orbital s có dạng hình cầu.
Câu 19:
Đáp án đúng là: B
Số electron tối đa trong phân lớp 3p là 6.
Câu 20:
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron nguyên tử nitrogen (Z = 7): 1s22s22p3.
Câu 21:
Đáp án đúng là: B
+ X và T có 2 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
+ Y có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
+ Z có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Câu 22:
Đáp án đúng là: D
Lớp M (n = 3) có số electron tối đa là 2.32 = 18.
Câu 23:
Đáp án đúng là: C
Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
Câu 24:
Đáp án đúng là: C
Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng, gọi là chu kì.
Câu 25:
Đáp án đúng là: B
Bảng tuần hoàn hiện nay gồm có 7 chu kì:
+ Các chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ;
+ Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn.
Câu 26:
Đáp án đúng là: B
Chu kì 3 của bảng tuần hoàn có 8 nguyên tố.
Câu 27:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào cấu hình electron xác định được nguyên tố X ở ô thứ 19 (do số hiệu nguyên tử = số electron = 19), chu kì 4 (do có 4 lớp electron), nhóm IA (do 1 electron hóa trị, nguyên tố s).
Câu 28:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử Cl nằm ở chu kì 3 nên có số lớp e = số thứ tự chu kì = 3.
Nguyên tử Cl thuộc nhóm VIIA nên có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5 (có 7 electron lớp ngoài cùng).
Vậy cấu hình electron của Cl là 1s22s22p63s23p5.
Phần II: Tự luận
Câu 1:
a) Gọi P, N và E lần lượt là số proton, neutron và electron của X. Trong đó P = E.
Theo bài ra, ta có hệ phương trình:
Vậy trong X có 17 proton; 17 electron và 18 neutron.
b) X có:
+ Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = 17.
+ Số khối (A) = số proton + số neutron = 17 + 18 = 35.
Vậy kí hiệu nguyên tử X là:
Câu 2:
+ :
Dựa vào kí hiệu nguyên tử xác định được số hiệu nguyên tử Mg là 12.
Cấu hình electron nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.
Cấu hình electron Mg theo ô orbital:
Mg là kim loại do có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
+ :
Dựa vào kí hiệu nguyên tử xác định được số hiệu nguyên tử Ca là 20.
Cấu hình electron nguyên tử Ca: 1s22s22p63s23p64s2.
Cấu hình electron Ca theo ô orbital:
Ca là kim loại do có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 3:
a) X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì nên số đơn vị điện tích hạt nhân của chúng chỉ khác nhau 1 đơn vị.
Do ZX < ZY, ta có ZY = ZX + 1 (1)
Theo bài ra, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 25 nên:
ZX + ZY = 25 (2)
Từ (1) và (2) giải hệ phương trình có ZX = 12 và ZY = 13.
+ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s2.
Vậy X ở ô thứ 12 (do Z = 12); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IIA (do nguyên tố s, 2 electron hóa trị).
+ Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p1.
Vậy Y ở ô thứ 13 (do Z = 13); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IIIA (do nguyên tố p, 3 electron hóa trị).
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Môn: Hóa học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Hóa học có mấy nhánh chính?
A. Hai nhánh chính.
B. Ba nhánh chính.
C. Bốn nhánh chính.
D. Năm nhánh chính.
Câu 2: Chất nào sau đây thường được dùng để làm giảm cơn đau dạ dày?
A. NaCl.
B. NaHCO3.
C. Na2O.
D. CaCl2.
Câu 3: Đối tượng nghiên cứu của hóa học là
A. nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
B. thế giới sinh vật gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh.
C. chất và sự biến đổi của chất.
D. nghệ thuật ngôn từ.
Câu 4: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là
A. electron.
B. proton.
C. neutron.
D. neutron và electron.
Câu 5: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. proton.
B. neutron.
C. electron.
D. neutron và electron.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Hạt nhân nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron.
B.Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron.
C.Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Câu 7: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Tổng số hạt mang điện trong A là
A. 12. B. 24. C. 13. D. 6.
Câu 8: Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10-27 kg. Khối lượng của magnesium theo amu là
A. 23,978.
B. 66,133.10-51.
C. 24,000.
D. 23,985.
Câu 9: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng
A. số khối.
B. số hạt neutron.
C. số hạt proton.
D. số hạt neutron và số hạt proton.
Câu 10: Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium () lần lượt là
A. 13 và 15.
B. 12 và 14.
C. 13 và 13.
D. 13 và 14.
Câu 11: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có
A. cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
B. cùng số neutron nhưng khác nhau về số proton.
C. cùng tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron.
D. cùng số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron.
Câu 12: Nguyên tố R có hai đồng vị, nguyên tử khối trung bình là 79,91. Một trong hai đồng vị là (chiếm 54,5%). Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai là
A. 80. B. 81. C. 82. D. 80,5.
Câu 13: Orbital nguyên tử là
A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
B. đám mây chứa electron có dạng hình số tám nổi.
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất.
D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định.
Câu 14: Lớp L có số phân lớp electron là
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4.
Câu 15: Cấu hình electron nguyên tử Al (Z = 13) là
A. 1s22s22p63s23p2.
B. 1s22s22p63s1.
C. 1s22s22p63s23p1.
D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 16: Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?
A. Có cùng sự định hướng không gian.
B. Có cùng mức năng lượng.
C. Khác nhau về mức năng lượng.
D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Câu 17: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L. Số proton có trong nguyên tử X là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 18: Lớp M có các phân lớp là
A. 1s.
B. 2s, 2p.
C. 3s, 3p, 3d.
D. 4s, 4p, 4d, 4f.
Câu 19: Số lượng AO có trong lớp N là
A. 1. B. 4. C. 8. D. 16.
Câu 20: Electron chuyển động trong AO s được gọi là
A. electron d.
B. electron s.
C. electron p.
D. electron f.
Câu 21: Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số electron độc thân của M ở trạng thái cơ bản là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. kim loại và kim loại.
B. phi kim và kim loại.
C. kim loại và khí hiếm.
D. khí hiếm và kim loại.
Câu 23: Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?
A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron.
B. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3.
C. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron.
D. Sulfur nằm ở nhóm VIA.
Câu 24: Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?
A. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trên nguyên tử được xếp thành một hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
Câu 25: Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì là
A. 3. B. 5. C. 7. D. 9.
Câu 26: Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có số nguyên tố là
A. 2 nguyên tố.
B. 8 nguyên tố.
C. 10 nguyên tố.
D. 18 nguyên tố.
Câu 27: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm VIIA.
B. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm IA.
C. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IIA.
D. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA.
Câu 28: Nguyên tố chlorine (Z=17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là
A. 1. B. 5. C. 7. D. 3.
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Trong tự nhiên nguyên tố copper (kí hiệu: Cu) có 2 đồng vị là , trong đó đồng vị chiếm 27% về số nguyên tử. Tính phần trăm khối lượng của trong phân tử Cu2O (biết rằng nguyên tử khối trung bình của O bằng 16).
Câu 2 (1 điểm): Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp s là 5. Số electron của X ít hơn số electron của Y là 4 hạt.
Xác định vị trí X, Y trong bảng tuần hoàn có giải thích ngắn gọn.
Câu 3 (1 điểm): Cho 2 kí hiệu nguyên tử sau: .
Biểu diễn cấu hình electron của A, B theo ô orbital, từ đó cho biết số electron độc thân của mỗi nguyên tử.
Hướng dẫn giải:
Phần I: Trắc nghiệm
1-A
2-B
3-C
4-B
5-C
6-D
7-B
8-D
9-C
10-D
11-A
12-B
13-C
14-B
15-C
16-B
17-B
18-C
19-D
20-B
21-B
22-B
23-C
24-D
25-C
26-B
27-D
28-C
Câu 1:
Đáp án đúng là: A
Hóa học có năm nhánh chính, bao gồm: hóa lí thuyết và hóa lí; hóa vô cơ; hóa hữu cơ; hóa phân tích và hóa sinh.
Câu 2:
Đáp án đúng là: B
Người ta thường dùng thuốc muối (NaHCO3) để làm giảm cơn đau dạ dày.
Câu 3:
Đáp án đúng là: C
Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.
Câu 4:
Đáp án đúng là: B
Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là proton.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C
Khối lượng electron (0,00055 amu) nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton (1 amu) và neutron (1 amu).
Câu 6:
Đáp án đúng là: D
Phát biểu D không đúng vì nguyên tử có cấu trúc rỗng.
Câu 7:
Đáp án đúng là: B
A có số hạt proton = 24 – 12 = 12 (hạt).
Nguyên tử trung hòa về điện nên: số proton = số electron.
Tổng số hạt mang điện trong A bằng số proton + số electron = 24 (hạt).
Câu 8:
Đáp án đúng là: D
Ta có: 1amu = 1,6605 × 10-27 kg.
Khối lượng magnesium theo amu là:
39,8271.10−271,6605.10−27=23,985 (amu).
Câu 9:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton.
Câu 10:
Đáp án đúng là: D
Dựa vào kí hiệu nguyên tử có:
+ Số proton = số hiệu nguyên tử (Z) = 13.
+ Số neutron = số khối (A) – số hiệu nguyên tử (Z) = 27 – 13 = 14.
Câu 11:
Đáp án đúng là: A
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
Câu 12:
Đáp án đúng là: B
Một cách gần đúng, coi nguyên tử khối xấp xỉ số khối.
Gọi nguyên tử khối của đồng vị thứ 2 là R2. Ta có:
AR¯=79.54,5+R2(100−54,5)100 = 79,91⇒R2=81.
Câu 13:
Đáp án đúng là: C
Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).
Câu 14:
Đáp án đúng là: B
Lớp L có 2 phân lớp là 2s và 2p.
Câu 15:
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron nguyên tử Al: 1s22s22p63s23p1.
Câu 16:
Đáp án đúng là: B
Các orbital trong một phân lớp electron có cùng mức năng lượng.
Câu 17:
Đáp án đúng là: B
Lớp L là lớp thứ 2.
Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p2.
X có số proton = số electron = 6.
Câu 18:
Đáp án đúng là: C
Lớp M (n = 3), có 3 phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p, 3d.
Câu 19:
Đáp án đúng là: D
Lớp N (n = 4) có số AO bằng n2 = 42 = 16.
Câu 20:
Đáp án đúng là: B
Electron chuyển động trong AO s được gọi là electron s.
Câu 21:
Đáp án đúng là: B
Cấu hình theo ô orbital của M như sau:
Vậy số electron độc thân của M ở trạng thái cơ bản là 2.
Câu 22:
Đáp án đúng là: B
Ta có:
Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5 ⇒ X có 5 electron lớp ngoài cùng ⇒ X là phi kim.
Cấu hình electron nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p64s1 ⇒ Y có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Y là kim loại.
Câu 23:
Đáp án đúng là: C
Trong hạt nhân nguyên tử không có chứa electron.
Câu 24:
Đáp án đúng là: D
Ngày nay, các nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.
Câu 25:
Đáp án đúng là: C
Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì.
Câu 26:
Đáp án đúng là: B
Chu kì 3 của bảng tuần hoàn có 8 nguyên tố.
Câu 27:
Đáp án đúng là: D
Cấu hình electron nguyên tử Y: [Ar]4s1.
Vậy Y thuộc ô thứ 19 (do số hiệu nguyên tử là 19), chu kì 4 (do có 4 lớp electron), nhóm IA (do 1 electron hóa trị, nguyên tố s).
Câu 28:
Đáp án đúng là: C
Đối với các nguyên tố nhóm A, số electron hóa trị cũng chính là số electron ở lớp ngoài cùng.
Nguyên tố chlorine ở nhóm VIIA, có số electron hóa trị là 7.
Phần: Tự luận
Câu 1:
Nguyên tử khối trung bình của copper là:
65.27+63.(100−27)100=63,54
Phân tử khối của Cu2O là: 2.63,54 + 16 = 143,08.
Phần trăm khối lượng của trong phân tử Cu2O là:
2.63.0,73143,08.100%=64,29%
Câu 2:
+ Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p63s1.
Vậy X ở ô thứ 11 (do số hiệu nguyên tử = số electron = 11); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IA (do 1 electron hóa trị, nguyên tố s).
+ Y nhiều hơn X 4 hạt electron, cấu hình electron nguyên tử Y là: 1s22s22p63s23p3.
Vậy Y ở ô thứ 15 (do số hiệu nguyên tử = số electron = 15); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm VA (do 5 electron hóa trị, nguyên tố p).
Câu 3:
+ Dựa vào kí hiệu nguyên tử có ZA = 9.
Cấu hình electron nguyên tử A: 1s22s22p5.
Biểu diễn cấu hình electron nguyên tử A theo ô orbital:
Vậy ở trạng thái cơ bản, A có 1 electron độc thân.
+ Dựa vào kí hiệu nguyên tử có ZB = 14.
Cấu hình electron nguyên tử B: 1s22s22p63s23p2.
Biểu diễn cấu hình electron nguyên tử B theo ô orbital:
Vậy ở trạng thái cơ bản, B có 2 electron độc thân.
Lưu trữ: Đề thi Hóa học 10 Giữa kì 1 sách cũ
Bài giảng: Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 – Tự luận – Trắc nghiệm) – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
4 đề kiểm tra giữa kì 1 biên soạn
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Bài giảng: Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 – Trắc nghiệm) – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Câu 1: Số electron tối đa của các phân lớp s, p, d, f lần lượt là?
A. 1; 3; 5; 7. B. 1; 2; 3; 4.
C. 2; 6; 10; 14. D. 2; 4; 6; 8.
Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron, nơtron, proton. B. electron, proton.
C. nơtron, electron. D. proton, nơtron.
Câu 3: Nguyên tử O (Z = 8) nhận thêm 2e thì cấu hình e tương ứng của nó là
A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p4.
Câu 4: Cho cấu hình electron của Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1. Hỏi Al thuộc loại nguyên tố gì?
A. Nguyên tố d. B. Nguyên tố s. C. Nguyên tố f. D. Nguyên tố p.
Câu 5: Trong tự nhiên Kali có ba đồng vị: (x1 = 93,258%); (x2 %); (x3 %). Biết nguyên tử khối trung bình của kali là 39,13. Giá trị của x2 và x3 lần lượt là
A. 0,484% và 6,258%. B. 0,012% và 6,73% .
C. 0,484% và 6,73%. D. 0,012% và 6,258%.
Câu 6: Ở trạng thái cơ bản S (Z = 16) có bao nhiêu electron ở phân lớp ngoài cùng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl, trong đó đồng vị chiếm 35Cl 75% về số đồng vị. Phần trăm khối lượng của 35Cl trong KClO4 là (cho nguyên tử khối: K=39, O=16)
A. 21,43%. B. 7,55%. C. 18,95%. D. 64,29%.
Câu 8: Số e tối đa trong phân lớp p là
A. 2. B. 10. C. 6. D. 14.
Câu 9: Nguyên tử Na (Z = 11) bị mất đi 1e thì cấu hình e tương ứng của nó là
A. 1s22s22p63s23p64s1. B. 1s22s22p63s1.
C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p63s3.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số hạt nơtron nhỏ nhất ?
A. B. C. D.
Câu 11: Ở trạng thái cơ bản,cấu hình electron nguyên tử nitơ (Z = 7) có bao nhiêu phân lớp?
A. 3. B. 5. C. 1. D. 2.
Câu 12: Cho Mg có hai đồng vị . Cho Clo có hai đồng vị . Hỏi có tối đa bao nhiêu công thức dạng MgCl2?
A. 6. B. 4. C. 8. D. 12.
Câu 13: Đồng có hai đồng vị và chúng khác nhau về
A. Cấu hình electron. B. Số electron.
C. Số proton. D. Số khối.
Câu 14: Nguyên tử Ca (Z = 20) có số e ở lớp ngoài cùng là
A. 6. B. 2. C. 10. D. 8.
Câu 15: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 115. Ngoài ra số khối của X là 80. Số lớp electron và số electron lớp ngoài của X cùng lần lượt là
A. 3 & 7. B. 4 & 7. C. 4 & 1. D. 3 & 5.
Câu 16: Chọn câu phát biểu sai?
A. Trong 1 nguyên tử số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân.
B. Số khối bằng tổng số hạt proton và số nơtron.
C. Số proton bằng số electron.
D. Tổng số proton và số electron được gọi là số khối.
Câu 17: Cho nguyên tử nguyên tố X có 12 proton và 12 nơtron. Kí hiệu nguyên tử đúng của X là?
A. B. C. D.
Câu 18: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là
A. proton, nơtron. B. electron, proton.
C. nơtron, electron. D. electron, nơtron, proton.
Câu 19: Cho cấu hình electron của Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2 . Hỏi Fe thuộc loại nguyên tố gì?
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố d. C. Nguyên tố f. D. Nguyên tố p.
Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 5e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là
A. 19. B. 16. C. 14. D. 15.
Câu 21: Một nguyên tố X có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là
A. 78,90. B. 79,20. C. 79,92. D. 80,5.
Câu 22: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là
A. 27%. B. 50%. C. 73%. D. 54%.
Câu 23: Có các nguyên tố hóa học: Cr (Z = 24), Fe (Z = 26), P (Z = 15), Al (Z = 13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó có số electron lớp ngoài cùng lớn nhất ở trạng thái cơ bản là
A. Al. B. Fe. C. Cr. D. P.
Câu 24: Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại
A. 1s22s22p63s23p5 . B. 1s22s22p63s23p4 .
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s2.
Câu 25: Có 3 nguyên tử: Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?
A. X & Y. B. Y & Z. C. X & Z. D. X,Y & Z.
Câu 26. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
A. nơtron và proton B. proton C. electron D. nơtron
Câu 27. Ion có 18 electron và 16 proton mang điện tích là
A. 16+. B. 2−. C. 18−. D. 2+.
Câu 28. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết
A. số khối A B. số hiệu nguyên tử Z
C. nguyên tử khối của nguyên tử D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z
Câu 29. Một nguyên tố hoá học có thể có nhiều nguyên tử có khối lượng khác nhau vì lí do nào dưới đây?
A. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton.
B. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
C. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số electron.
D. Hạt nhân có cùng số proton và số electron.
Câu 30. Trên vỏ nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân……………. Hãy chọn cụm từ thích hợp đối với chỗ trống ở trên.
A. với vận tốc rất lớn trên những quỹ đạo xác định
B. với vận tốc rất lớn không theo quỹ đạo xác định
C. một cách tự do
D. với vận tốc rất lớn có quỹ đạo hình elip hay hình tròn
Hướng dẫn giải:
Câu 1. C
Câu 2. D
Câu 3. B
Cấu hình electron của Oxi: 1s22s22p4.
Sau khi O nhận thêm 2e được ion có cấu hình electron là: 1s22s22p6.
Câu 4. D
Theo trật tự phân mức năng lượng, electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
Câu 5. A
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Câu 6. D
Cấu hình electron của S là: [Ne]3s23p4 → Số electron ở phân lớp ngoài cùng là 4.
Câu 7. C
Nguyên tử khối trung bình của Cl là :
Giả sử có 1 mol KClO4 → Số mol Cl = 1; số mol 35Cl là 0,75.
Phần trăm khối lượng của 35Cl trong KClO4 là
Câu 8. C
Câu 9. C
Cấu hình electron của Na là [Ne]3s1. → Cấu hình electron của Na khi mất 1 electron là : 1s22s22p6.
Câu 10. A
Số nơtron của F là 19 – 9 = 10.
Số nơtron của Ca, K và Sc đều là 20.
Câu 11. A
Cấu hình electron của N là: 1s22s22p3. Vậy cấu hình electron nguyên tử N gồm 3 phân lớp.
Câu 12. A
Các công thức có thể có là: 24Mg35Cl2; 24Mg37Cl2; 24Mg35Cl37Cl; 25Mg35Cl2; 25Mg37Cl2; 25Mg35Cl37Cl;
Câu 13. D
Câu 14. B
Cấu hình electron nguyên tử Ca là: [Ar]4s2. Vậy số e lớp ngoài cùng là 2.
Câu 15. B
Gọi số proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Cấu hình electron nguyên tử X là: [Ar]3d104s24p5. Vậy X có 4 lớp electron và 7electron lớp ngoài cùng.
Câu 16. D
Số khối bằng tổng số hạt proton và số nơtron.
Câu 17. B
Số khối A = 12 + 12 = 24.
Số hiệu nguyên tử Z = số proton = 12.
Kí hiệu nguyên tử là
Câu 18. D
Câu 19. B
Theo trật tự phân mức năng lượng, electron cuối cùng điến vào phân lớp d.
Câu 20. D
Cấu hình electron của R là [Ne]3s23p3.
Vậy số hiệu nguyên tử của R = số electron của R = 15.
Câu 21. C
Số khối của đồng vị thứ nhất là: 79
Số khối của đồng vị thứ hai là: 79 + 2 = 81.
Một cách gần đúng, coi số khối xấp xỉ nguyên tử khối.
Nguyên tử khối trung bình của X là:
Câu 22. A
Gọi x và y lần lượt là % số nguyên tử của hai đồng vị và .
Ta có:
Câu 23.
Ta có cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố là:
Cr: [Ar]3d54s1 → 1e lớp ngoài cùng.
Fe: [Ar]3d64s2 → 2e lớp ngoài cùng.
P: [Ne]3s23p3→ 5e lớp ngoài cùng.
Al: [Ne]3s23p1→ 3e lớp ngoài cùng.
Nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng lớn nhất ở trạng thái cơ bản là P.
Câu 24. D
Nguyên tử có 1,2, 3 electron lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Ta có cấu hình e: 1s22s22p63s2 → 2 e lớp ngoài cùng.
Câu 25. C
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
X và Z cùng số proton.
Câu 26. D
Câu 27. B
Ion có số electron > số proton → mang điện tích âm.
Số đơn vị điện tích âm là 18 – 16 = 2.
Vậy ion mang điện tích 2-.
Câu 28. D
Câu 29. B
Sự khác nhau về số nơtron tạo ra các đồng vị của cùng một nguyên tố.
Câu 30. B.
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân với vận tốc lớn và không theo quỹ đạo xác định.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Bài giảng: Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 – Trắc nghiệm) – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Câu 1. Cho nguyên tố X, nguyên tử của nó có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d54s2. X thuộc nguyên tố
A. s . B. f.
C. d. D. p.
Câu 2. Hạt nhân nguyên tử có số nơtron là
A. 143. B. 145. C. 235. D. 92.
Câu 3: Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl, trong đó đồng vị chiếm 35Cl 75% về số đồng vị. Nguyên tử khối trung bình của Cl là
A. 35,54. B. 35,50. C. 36,5. D. 35,6.
Câu 4: Có các đồng vị sau . Có thể tạo ra số phân tử hiđroclorua HCl là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 6.
Câu 5: Các electron của nguyên tử nguyên tố R được phân bố trên 4 lớp, lớp ngoài cùng có 2 electron, số phân lớp có chứa electron của R là 6. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có thể là giá trị nào
A. 19. B. 34.
C. 28. D. 20.
Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là
A. 15P. B. 17Cl. C. 14Si. D. 16S.
Câu 7: Một nguyên tử M có 96 proton, 151 nơtron. Kí hiệu nguyên tử M là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 8: Cho 3 nguyên tử: . Các nguyên tử nào là đồng vị của nhau?
A. X, Y và Z. B. Y và Z.
C. X và Z. D. X và Y.
Câu 9: Argon tách ra từ không khí là hỗn hợp của 3 đồng vị: 40 Ar (99,6%); 38 Ar (0,063%); 36 Ar (0,337%). Nguyên tử khối trung bình của Ar là
A. 39,99. B. 39,87. C. 38,89. D. 38,52.
Câu 10: Tổng số khối của 2 đồng vị X, Y là 72 trong đó có 38 hạt không mang điện. X, Y là các đồng vị của nguyên tố
A. 17Cl. B. không xác định được .
C. 16S. D. 19K .
Câu 11: Tổng số hạt (e, p, n) trong phân tử MX là 108 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8 đơn vị. Số hạt trong M2+sub> lớn hơn số hạt trong X2− là 8 hạt. % khối lượng của M có trong hợp chất là
A. 44,44%. B. 71,43%.
C. 28,57%. D. 55,56%.
Câu 12: Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về
A. số electron. B. điện tích hạt nhân.
C. số nơtron. D. số đơn vị điện tích hạt nhân.
Câu 13: Cation X+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Kết luận sai là
A. X là nguyên tố kim loại.
B. hạt nhân nguyên tử X có 11 proton.
C. lớp ngoài cùng của X có 5 electron.
D. X nằm ở chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.
Câu 14. Nguyên tử M có 7 electron ở phân lớp 3d. Số hạt mang điện của nguyên tử M là
A. 29. B. 54. C. 27. D. 25.
Câu 15. Các phân lớp có trong lớp M là
A. 3s; 3p; 3d. B. 3s; 3p; 3d; 3f. C. 4s; 4p; 4d; 4f. D. 2s; 2p.
Câu 16: Khối lượng riêng của kim loại canxi là 1,55 g/cm3. Khối lượng mol của nguyên tử canxi là 40 g/mol. Trong tinh thể canxi, các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là
A. 0,196 nm. B. 0,185 nm.
C. 0,168 nm. D. 0,155nm.
Câu 17: Trong nguyên tử hạt mang điện tích âm là
A. electron. B. proton .
C. notron . D. electron và proton.
Câu 18: Tổng số hạt của nguyên tử X là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Số khối của nguyên tử X là
A. 155. B. 66. C. 122. D. 108.
Câu 19: Trong nguyên tử có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
A. 14 hạt. B. 13 hạt .
C. 27 hạt. D. 12 hạt.
Câu 20: Nguyên tử photpho có 15 proton, 16 nơtron và 15 electron, khối lượng của 1 nguyên tử photpho là
A. 31u. B. 30g. C. 46u. D. 31g.
Câu 21: Cho nguyên tử .Trong nguyên tử Ca có:
A. 20p, 20e và 40n. B. 40e, 20p và 20n.
C. 20e, 40p và 20n. D. 20p, 20e và 20n.
Câu 22: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. proton. B. nơtron và electron.
C. nơtron. D. electron.
Câu 23. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p4.
C. 1s2. D. 1s22s22p6 .
Câu 24: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 2, 6, 10, 14. B. 2, 6, 8, 18.
C. 2, 4, 6, 8. D. 2, 8, 18, 32.
Câu 25: Y là nguyên tố d có 4 lớp electron và có 3 electron ở mức năng lượng cao nhất. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là
A. 33. B. 21. C. 23. D. 31.
Câu 26: Nguyên tử khối trung bình của Vanadi (V) là 50,94. V có hai đồng vị, trong đó 50V chiếm 6%. Số khối đồng vị thứ hai là
A. 49. B. 51 C. 52. D. 50.
Câu 27: Số electron tối đa trong lớp 2 là
A. 8 B. 18 C. 32 D. 2
Câu 28: Cho kí hiệu nguyên tử . Phát biểu đúng là
A. Trong nhân có 38 hạt mang điện.
B. Số hiệu nguyên tử là 39.
C. K+ có 3 lớp electron.
D. Số nơtron trong hạt nhân hơn số proton là 2.
Câu 29: Trong các cấu hình electron dưới đây cấu hình không đúng là
A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p63d54s2
C. 1s22s22p63s23p54s2 D. 1s22s22p63s2.
Câu 30: Một ion có 18 electron và 19 protron mang điện tích là
A. 18-. B. 1+.
C. 1-. D. 19+.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. C
Theo trật tự phân mức năng lượng, electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.
X thuộc nguyên tố d.
Câu 2. A
Số n = 235 – 92 = 143.
Câu 3. B
Nguyên tử khối trung bình của Cl là :
Câu 4. C
Có thể tạo ra các phân tử là:
Câu 5. D
Cấu hình electron của R là: 1s22s22p63s23p64s2
→ Số đơn vị điện tích hạt nhân của R bằng số electron = 20.
Câu 6. A
Cấu hình electron nguyên tử A là: 1s22s22p63s23p3 → A là P.
Câu 7. A
Số khối của M là A = 96 + 151 = 247.
Số hiệu nguyên tử M là z = số p = 96.
Kí hiệu nguyên tử M là: .
Câu 8. B
Y và Z có cùng số p là 12 nên là đồng vị của nhau.
Câu 9. A
Nguyên tử khối trung bình của Ar là:
Câu 10. A
Gọi số proton và nơtron của X là px và nx; proton và nơtron của Y là py và ny.
Trong đó px = py = p.
Theo bài ra ta có:
. Vậy X và Y là đồng vị của Cl.
Câu 11. D
Gọi số proton, nơtron và electron tron M lần lượt là pM, nM và eM.
số proton, nơtron và electron tron X lần lượt là px, nx và ex.
Trong đó pM = eM và px = e x.
Có tổng số hạt trong phân tử MX là 108 → 2pM + nM + 2pX + nX = 108 (1)
Trong MX, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36
→ 2pM + 2pX – (nM + nX ) = 36 (2)
Từ (1) và (2) có pM + pX = 36 và nM + nX = 36 (1‘)
Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8 → pM + nM – pX – nX = 8 (3)
Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X2− là 8 hạt
→ 2pM + nM – 2 – (2px + nX + 2) = 8 → 2pM + nM -2px – nX = 12 (4)
Từ (3) và (4) có pM – pX = 4 và nM – nX = 4 (2’)
Từ (1‘) (2’) có pM= 20 ; pX = 16; nM= 20 và nX = 16.
Coi khối lượng nguyên tử xấp xỉ số khối có:
MM = 20 + 20 = 40; MX = 16 + 16 = 32.
% khối lượng của M có trong hợp chất là
Câu 12. C
Câu 13. C
Cấu hình electron của ion X+ là 1s22s22p6
→ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s1
X có 1 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Câu 14. B
Cấu hình electron nguyên tử M là: 1s22s22p63s23p63d74s2
→Trong M, Số electron = số proton = 27.
Số hạt mang điện của M là 27.2 = 54.
Câu 15. A
Lớp M là lớp thứ 3. Các phân lớp có trong lớp thứ 3 là: 3s; 3p; 3d.
Câu 16. A
→ R = 1,96.10-8 (cm) = 0,196nm.
Câu 17. A
Câu 18. D
Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là: p, n và e.
Theo bài ra ta có:
Số khối của X là 47 + 61 = 108.
Câu 19. D
Số hạt mang điện trong Al = số p + số e = 2z = 13.2 =26.
Số hạt không mang điện trong Al = số nơtron = A – z = 27 – 13 = 14.
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 – 14 = 12.
Câu 20. A
Khối lượng P là 15u + 16u + 15. 0,00055u = 31u.
Câu 21. D
Số p = số e = z = 20.
Số n = A – z = 40 – 20 = 20.
Câu 22. D
Câu 23. A
Nguyên tử có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố kim loại trừ H, He, Bo.
A. 1s22s22p63s2 → 2 e lớp ngoài cùng → là kim loại.
C. 1s2 → 2 e lớp ngoài cùng, chu kỳ 1 → là khí hiếm He.
Câu 24. A
Câu 25. C
Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p63d34s2
→ Số electron của Y là 23 → Số hiệu nguyên tử Y là 23.
Câu 26. B
Gọi số khối của đồng vị thứ 2 là x. Ta có:
Câu 27. A
Số electron tối đa trong lớp thứ 2 là 2.22 = 8.
Câu 28. C
Từ kí hiệu nguyên tử xác đinh được số khối A = 39, số p = số e = z = 19.
A sai vì số hạt mang điện trong hạt nhân = số p = 19.
B sai vì số hiệu nguyên tử = 19.
C đúng vì cấu hình electron của K+ là 1s22s22p63s23p6 → có 3 lớp e.
D sai vì số n = 39 – 19 = 20 hơn số proton là 1.
Câu 29. C
Phân lớp 3p chưa bão hòa.
Câu 30. B
Ion có số proton lớn hơn số electron nên mang điện tích dương.
Số đơn vị điện tích của ion là 19 – 18 = 1.
Vậy điện tích của ion là 1+.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Bài giảng: Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 – Trắc nghiệm) – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Câu 1: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên?
A. 3. B. 16. C. 18. D. 9.
Câu 2: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
A. electron, proton và nơtron. B. electron va nơtron.
C. proton và nơtron. D. electron và proton.
Câu 3: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng
A. Số proton và điện tích hạt nhân. B. Số proton và số electron.
C. Số khối A và số nơtron. D. Số khối A và điện tích hạt nhân.
Câu 4: Nguyên tử có số e là 13 thì cấu hình lớp ngoài cùng là
A. 3p14s2. B. 2s22p1. C. 3s23p2. D. 3s23p1.
Câu 5: Trong nguyên tử X các e được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 8e. Điện tích hạt nhân của nguyên tử X là
A. 16+. B. 10+. C. 18+. D. 8+.
Câu 6: Ở phân lớp 3d số electron tối đa là
A. 14. B. 10. C. 6. D. 18.
Câu 7: Có bao nhiêu electron trong ion ?
A. 21. B. 27. C. 24. D. 49.
Câu 8: Nguyên tử M có cấu hình ở phân mức năng lượng cao nhất là 3d7. Tổng số e trong nguyên tử M là
A. 28. B. 27. C. 26. D. 29.
Câu 9: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:
A. Có cùng số khối A. B. Có cùng số proton.
C. Có cùng số nơtron. D. Có cùng số proton và số nơtron.
Câu 10: Cho số hiệu nguyên tử của cacbon, nitơ, oxi và flo lần lượt là 6, 7, 8, 9 và số khối của chúng lần lượt là 12, 14, 16, 19. Xét kí hiệu nào sau đây viết sai?
A. B. C. D.
Câu 11: Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các phân lớp sau là sai?
A. 1p, 2d. B. 1s, 2p. C. 2p, 3d. D. 2s, 4f.
Câu 12: A có điện tích hạt nhân là 25. Vậy A là?
A. Nguyên tố d. B. Nguyêt tố f. C. Nguyên tố p. D. Nguyên tố s.
Câu 13: Cho nguyên tử: , cấu hình electron của X là
A. 1s22s22p63s23p64s13d2 B. 1s22s22p63s23p63d3
C. 1s22s22p63s23p64s23d1 D. 1s22s22p63s23p63d14s2
Câu 14: Cho 2 kí hiệu nguyên tử: và chọn câu trả lời đúng
A. A và B có cùng điện tích hạt nhân. B. A và B cùng có 23 electron.
C. A và B là đồng vị của nhau. D. Hạt nhân của A và B đều có 23 hạt.
Câu 15: Chọn đáp án đúng?
A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử.
B. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n.
C. Trong nguyên tử các hạt p, n, e xếp khít nhau thành một khối bền chặt.
D. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân.
Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B là
A. 13 và 17. B. 13 và 21. C. 15 và 19. D. 15 và 23.
Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 0,53125 số hạt mang điện. Điện tích hạt nhân của X là
A. 18+. B. 17+. C. 15+. D. 16+.
Câu 18: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt proton ít hơn số hạt nơtron là 1 hạt. Kí hiệu của A là
A. B. C. D.
Câu 19: Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây?
A. Số electron hoá trị. B. Số nơtron.
C. Số proton. D. Số lớp electron.
Câu 20: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 29. Cấu hình e của X là
A. 1s22s22p63s23p64s23d9. B. 1s22s22p63s23p63d104s1.
C. 1s22s22p63s23p63d94s2. D. 1s22s22p63s23p64s13d10.
Câu 21: Dựa vào thứ tự mức năng lượng, xét xem sự xắp xếp các phân lớp nào sau đây sai?
A. 3d < 4s. B. 3p < 3d. C. 1s < 2s. D. 4s > 3s.
Câu 22: Tổng số hạt cơ bản trong một nguyên tử là
A. 28. B. 24. C. 76. D. 52.
Câu 23: Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị có % về số nguyên tử tương ứng là (99,63%) và (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
A. 14,7. B. 14,0. C. 14,4. D. 13,7.
Câu 24: Điều khẳng định nào là sai?
A. Số đơn vị điện tích hạt nhân luôn bằng số proton.
B. Số proton luôn lớn hơn số nơtron.
C. Số proton luôn bằng số electron.
D. Số nơtron luôn lớn hơn hoặc bằng số proton.
Câu 25: Tổng số hạt n, p, e trong một nguyên tử X là 52, trong đó số hạt mang điện bằng 1,889 lần số hạt không mang điện. Kết luận nào không đúng?
A. X có 5 e ở lớp ngoài cùng. B. X là phi kim.
C. X có số khối A là 35. D. X có điện tích hạt nhân X là 17.
Câu 26. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
A. nơtron và proton. B. proton. C. electron. D. nơtron.
Câu 27. Một nguyên tố hoá học có thể có nhiều nguyên tử có khối lượng khác nhau vì lí do nào dưới đây?
A. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton.
B. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
C. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số electron.
D. Hạt nhân có cùng số proton và số electron.
Câu 28. Cho hai nguyên tố M và N có số hiệu nguyên tử lần l¬ượt là 11 và 13. Cấu hình electron của M và N lần l¬ượt là
A. 1s22s22p7 và 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s2.
D. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s3.
Câu 29. Ở nhiệt độ 20oC, khối lượng riêng của kim loại X bằng 10,48 g/cm3 và bán kính nguyên tử X là 1,446.10-8 cm. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử X có dạng hình cầu và có độ rỗng là 26%. Biết số Avogađro NA = 6,022.1023. Kim loại X là
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Cr.
Câu 30. Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương.
B. mang điện tích âm.
C. không mang điện.
D. trung hòa về điện.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. C
– Với 16O có thể tạo nên các phân tử nước với 3 đồng vị của H là:
1H16O1H; 2H16O2H; 3H16O3H; 1H16O2H ; 1H16O3H; 2H16O3H.
– Với 17O có thể tạo nên các phân tử nước với 3 đồng vị của H là:
1H17O1H; 2H17O2H; 3H17O3H; 1H17O2H ; 1H17O3H; 2H17O3H.
– Với 18O có thể tạo nên các phân tử nước với 3 đồng vị của H là:
1H18O1H; 2H18O2H; 3H18O3H; 1/H18O2H ; 1H18O3H; 2H18O3H.
Câu 2. C
Câu 3. D
Câu 4. D
Cấu hình electron của nguyên tử đó là: [Ne]3s23p1.
→ Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s23p1.
Câu 5. C
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p6
Số hiệu nguyên tử X = số electron = 18.
Điện tích hạt nhân X là 18+.
Câu 6. B
Câu 7. A
Crom có p = e = 24 hạt, Cr3+ có e = 21 (do Cr3+ đã nhường 3 e).
Câu 8. B
Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s23p63d74s2
→ Tổng số electron của nguyên tử M là 27.
Câu 9. B
Câu 10. D
Kí hiệu đúng là .
Câu 11. A
Không có phân lớp 2d.
Câu 12. A
Trật tự phân mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d5
Electron cuối cùng được điền vào phân lớp d theo trật tự phân mức năng lượng. Vậy A là nguyên tố d.
Câu 13. D
Câu 14. D
A sai vì điện tích của hạt nhân A là 11+, điện tích của hạt nhân B là 12+.
B sai vì A có 11 electron và B có 12 electron.
C sai vì A và B có số proton khác nhau nên không là đồng vị của nhau.
Câu 15. A
Câu 16. A
Cấu hình electron của A là 1s22s22p63s23p1
→ Số đơn vị điện tích hạt nhân của A là 13.
Số hạt mang điện trong A là 13.2 = 26 → Số hạt mang điện trong B là 26 + 8 = 34.
→ Số đơn vị điện tích hạt nhân của B là 34 : 2 = 17.
Câu 17. D
Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
Theo bài ra ta có:
Điện tích hạt nhân nguyên tử X là 16+.
Câu 18. B
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong 1 nguyên tử nguyên tố A là 58:
p + e + n = 58 hay 2p + n = 58 (do p = e) (1)
Số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt:
n- p =1 (2)
Giải (1), (2) ta có p = e = 19, n = 20
Vậy A có số hiệu nguyên tử = số p = 19; Số khối của A là 19 + 20 = 39.
→ Kí hiệu nguyên tử A là:
Câu 19. B
Câu 20. B
Câu 21. A
Mức năng lượng ở phân lớp 3d > 4s.
Câu 22. C
Tổng số hạt cơ bản trong Cr = p + n + e = A + e = 52 + 24 = 76.
Câu 23. B
Câu 24. B
Câu 25.
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Cấu hình electron của X là [Ne]3s23p5 → X có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim.
Số khối của X là: 18 + 17 = 35.
Điện tích hạt nhân X là 17+.
Câu 26. D
Câu 27. B
Câu 28. B
Câu 29. C
Thể tích 1 nguyên tử X là:
Thể tích nguyên tử (phần đặc) trong 1cm3 tinh thể là: 1.(100%-26%) = 0,74cm3
1cm3 tinh thể có số nguyên tử là: 0,74 : (1,27.10-23) = 5,85.1022 nguyên tử.
Khối lượng 1 nguyên tử: 10,48 : (5,85.1022) = 1,79.10-22 (g)
Khối lượng 1 mol nguyên tử: 1,79.10-22 .6,022.1023 = 108 g/mol
→ X là Ag.
Câu 30. B
Electron mang điện tích âm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
Bài giảng: Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 – Trắc nghiệm) – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Câu 1. Tổng số electron ở các phân lớp 3p và 3d của ion 26Fe3+ là
A. 10. B. 11. C. 12. D. 13.
Câu 2. Cấu hình electron của nguyên tử Crom (z = 24) là
A.1s22s22p63s23p64s23d4. B. 1s22s22p63s23p63d44s2.
C.1s22s22p63s23p63d54s1. D. 1s22s22p63s23p64s13d5.
Câu 3. Cho nguyên tố hóa học có kí hiệu . Trong nguyên tử X có
A. 13 hạt proton, 14 hạt nơtron. B. 13 hạt nơtron, 14 hạt proton.
C. 13 hạt proton, 27 hạt nơtron. D. 13 hạt nơtron, 27 hạt proton.
Câu 4. Trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5. Phần trăm về khối lượng của 35Cl trong HClO là (cho nguyên tử khối của H và O lần lượt là 1 và 16)
A. 50,00%. B. 48,67%. C. 51,23%. D. 55,20%.
Câu 5. Biết nguyên tử cacbon gồm: 6 proton, 6 nơtron và 6 electron, khối lượng 1 mol nguyên tử cacbon là
A. 12 u. B. 12 g. C. 18 u. D. 18 g.
Câu 6. Nguyên tử có số khối là bao nhiêu?
A. 9. B. 10. C. 19. D. 28.
Câu 7. Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton và 9 nơtron. Kí hiệu nguyên tử của X là
A. B. C. D.
Câu 8. Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 nơtron. Số hiệu nguyên tử đó là
A. 9. B. 18. C. 19. D. 28.
Câu 9. Nhận định nào không đúng ? Hai nguyên tử và
A. là đồng vị của nhau. B. có cùng số electron.
C. có cùng số nơtron. D. có cùng số hiệu nguyên tử.
Câu 10. Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các phân lớp sau là sai?
A. 2s, 4f. B. 1p, 2d. C. 2p, 3d. D. 1s, 2p.
Câu 11. Số electron tối đa trong các lớp L, M lần lượt là
A. 8 và 18. B. 8 và 10. C. 18 và 10. D. 18 và 8.
Câu 12. Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp thứ 4 trong vỏ nguyên tử là
A. 16. B. 18. C. 32. D. 50.
Câu 13. Nhận định nào đúng?
A. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
B. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim.
C. Nguyên tử có1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
D. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 7 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
Câu 14. Cho các nguyên tử Na, Al, H, K, số proton của chúng lần lượt là 11;13; 1; 19 và số nơtron của chúng lần lượt là 12; 14; 1; 20. Kí hiệu nào không đúng ?
A. B. C. D.
Câu 15. Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng?
A. 1s22s2. B. 1s22s22p5.
C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p7.
Câu 16. Cho biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X là 1s1;
Y là 1s2 2s2 2p6 3s1;
Z là 1s2 2s2 2p6 3s2;
T là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3;
Q là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5;
R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Các nguyên tố kim loại là
A. X,Y,Z. B. X,Y,T. C. Z,T,Q. D. T,Q,R.
Câu 17. Nguyên tử X có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là
A. 14+. B. 15+. C. 15. D. 18.
Câu 18. Tổng số p, e, n trong nguyên tử của nguyên tố A là 28, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tố A là
A. O (Z = 8) . B. F (Z = 9). C. Ar (Z =18). D. K (Z = 19).
Câu 19. Trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Phần trăm của 2 đồng vị trên lần lượt là
A. 98,9% và 1,1%. B. 49,5% và 51,5%.
C. 99,8% và 0,2%. D. 75% và 25%.
Câu 20. Những nhận định nào không đúng?
1. Trong nguyên tử, số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
2. Tổng số proton và số electron trong nguyên tử bằng số khối.
3. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
4. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng điện tích hạt nhân.
A. 1,2,3. B. 1,2,4.
C. 1,3,4. D. 2,3,4.
Câu 21: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất:
A. không mang điện.
B. mang điện tích âm.
C. mang điện tích dương.
D. có thể mang điện hoặc không mang điện.
Câu 22: Vỏ nguyên tử là một thành phần của nguyên tử:
A. không mang điện. B. mang điện tích âm.
C. mang điện tích dương. D. có thể mang điện hoặc không.
Câu23. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?
A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N.
Câu 24. Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion X2+ là 3s23p63d6. Cấu hình e của X là
A. 1s22s22p63s23p63d8 B. 1s22s22p63s23p63d4
C. 1s22s22p63s23p63d64s2 D. 1s22s22p63s23p63d44s1
Câu 25. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Số khối của nguyên tử X là
A. 11. B. 23. C. 35. D. 46.
Câu 26: Câu nào sau đây sai?
A. Các đồng vị phải có số khối khác nhau.
B. Các đồng vị phải có số nơtron khác nhau.
C. Các đồng vị phải có cùng điện tích hạt nhân.
D. Các đồng vị phải có số electron khác nhau.
Câu 27. Dãy nào dưới đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?
A. B. C. D.
Câu 28. Hạt nhân của nguyên tử có số nơtron là
A. 65. B. 29. C. 36. D. 94.
Câu 29: Một nguyên tử Y có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Y là nguyên tố hoá học nào trong số các nguyên tố sau?
A. Lưu huỳnh (Z = 16). B. Clo (Z = 17).
C. Flo (Z = 9). D. Kali (Z = 12).
Câu 30. Electron cuối cùng phân bố trong nguyên tử X là 3d8. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. B
Cấu hình electron nguyên tử Fe là: 1s22s22p63s23p63d64s2
→ Cấu hình electron của ion Fe3+ là: 1s22s22p63s23p63d5
Tổng số electron ở các phân lớp 3p và 3d của ion 26Fe3+ là 6 + 5 = 11.
Câu 2. C
Câu 3. A
Số proton = z = 13.
Số nơtron = A – z = 27 – 13 = 14.
Câu 4. A
Gọi % số nguyên tử của hai đồng vị 35Cl và 37Cl lần lượt là x và y mol.
Theo bài ra ta có:
Giả sử có 1 mol HClO → Số mol Cl trong HClO là 1; số mol 35Cl là 0,75 mol
Phần trăm về khối lượng của 35Cl trong HClO là
Câu 5. B
Khối lượng của 1 nguyên tử C là: 6u + 6u + 0,00055u = 12u.
Khối lượng 1 mol nguyên tử C là: 12.1,6605.10-27.1000. 6,02.1023 =12g.
Câu 6. C
Chỉ số phía trên bên trái kí hiệu nguyên tử là số khối.
Câu 7. B
Số hiệu nguyên tử X = số p = 8.
Số khối của nguyên tử X là A = z + n = 8 + 9 = 17.
Vậy kí hiệu nguyên tử là :
Câu 8. A
Số hiệu nguyên tử = số p = số e = 9.
Câu 9. C
Số nơtron của là 63 – 29 = 34.
Số nơtron của là 65 – 29 = 36.
Câu 10. B
Không có phân lớp 1p và 2d.
Câu 11. A
Lớp L là lớp thứ 2, có số e tối đa là 2.22 = 8.
Lớp M là lớp thứ 3, có số e tối đa là 2.32 = 18.
Câu 12. C
Số electron trên lớp thứ 4 là 2.42 = 32.
Câu 13. C
Câu 14. C
Kí hiệu đúng là
Câu 15. D
Số electron tối đa trên phân lớp p là 6.
Câu 16. A
Nguyên tử có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Ta có: X, Y có 1 e lớp ngoài cùng, Z có 2 e lớp ngoài cùng, T có 5 e lớp ngoài cùng, Q có 7 e lớp ngoài cùng và R có 8 e lớp ngoài cùng.
Vậy X, Y, Z là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Câu 17. B
Cấu hình electron của X là [Ne]3s23p3 → điện tích hạt nhân X là 15+.
Câu 18. B
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Số hiệu nguyên tử của A là 9, vậy A là Flo.
Câu 19. A
Gọi % của đồng vị là x, thì % của đồng vị là 100 – x
Ta có
.
Câu 20. D
2 sai vì số khối bằng tổng của số p và số e.
3 sai vì số khối là khối lượng tương đối của nguyên tử.
4 sai vì trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
Câu 21. A
Câu 22. B
Câu 23. A
Lớp K là lớp thứ 1, gần hạt nhân nhất nên liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất.
Câu 24. C
Câu 25. B
Gọi số hạt proton, nơtron, electron trong X lần lượt là p, n và e.
Theo bài ra ta có hệ phương trình :
Vậy số khối của nguyên tử X là 11 + 12 = 23.
Câu 26. D
Câu 27. C
có cùng số proton nên cùng là đồng vị của một nguyên tố hóa học.
Câu 28. C
Số n = A – z = 65 – 29 = 36.
Câu 29. B
Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p5
→ Số hiệu nguyên tử Y = số electron = 17. Vậy Y là Cl.
Câu 30. D
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d84s2. Vậy X có 2 electron lớp ngoài cùng.
Xem thêm bộ đề thi Hóa Học lớp 10 năm học 2022 – 2023 chọn lọc khác:
- Đề thi Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (4 đề)
- Đề kiểm tra Hóa học 10 Giữa học kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Hóa học 10 Giữa kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Hóa học 10 Học kì 2 có đáp án (5 đề)
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Săn SALE shopee tháng 6-6:
- Unilever mua 1 tặng 1
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!