Đề thi Hóa học 11 Giữa kì 1 có đáp án (4 đề)

Đề thi Hóa học 11 Giữa kì 1 có đáp án (4 đề)

Dưới đây là danh sách Đề thi Hóa học 11 Giữa kì 1 có đáp án (4 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 11.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1. Trung hòa 100ml dung dịch H3PO4 1,5M cần Vml dung dịch KOH 2M. Giá trị của V là

A. 75ml.

B. 300ml.

C. 225ml.

D. 150ml.

Câu 2. Cho phản ứng NH3 + HCl → NH4Cl. Vai trò của amoniac trong phản ứng trên?

A. Bazơ.

B. Axit.

C. Chất oxi hóa.

D. Chất khử.

Câu 3. Muối amoni là chất điện li thuộc loại nào?

A. Yếu.

B. Mạnh.

C. Không xác định được.

D. Trung bình.

Câu 4. Cho 39 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lit khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là

A. Zn.

B. Ca.

C. Cu.

D. Mg.

Câu 5. Sấm sét trong khí quyển có thể tạo ra chất khí nào trong các khí sau ?

A. N2.

B. NO.

C. N2O.

D. CO.

Câu 6. Sản phẩm khi cho photpho tác dụng với oxi dư

A. P2O3.

B. P2O5.

C. P5O2.

D. PO5.

Câu 7. Cho 0,3 mol axit H3PO4 tác dụng với dd chứa 0,4 mol NaOH thì sau phản ứng thu được các muối nào?

A. NaH2PO4, NaOH dư.

B. Na2HPO4, Na3PO4.

C. NaH2PO4, Na2HPO4.

D. NaH2PO4, Na3PO4.

Câu 8. Phân bón nào sau đây có hàm lượng đạm cao nhất là

A. NH4NO3.

B. (NH4)2SO4.

C. Ca(NO3)2.

D. (NH2)2CO.

Câu 9. Nitơ đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng với

A. oxi và các chất oxi hóa khác.

B. hiđro và oxi.

C. kim loại và oxi.

D. kim loại và hiđro.

Câu 10. Đưa hai đầu đũa thủy tinh chứa NH3 đặc và HCl đặc lại gần nhau. Hiện tượng xảy ra là

A. không có hiện tượng.

B. có khói nâu.

C. có khí mùi khai bay lên.

D. có khói trắng.

Câu 11. Cho 9,6 gam Cu tác dụng hết với dd HNO3 loãng. Thể tích khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc thu được là

A. 3,36 lít.

B. 2,24 lít.

C. 4,48 lít.

D. 6,72 lít.

Câu 12. Khi dung dịch axit HNO3 đặc tác dụng với kim loại thì thông thường sẽ sinh khí nào sau đây?

A. NH3.

B. NO.

C. NO2.

D. N2O.

Câu 13. HNO3 đặc, nguội không tác dụng với

A. Fe, Al.

B. Cu, Ag.

C. Fe, Ag.

D. Hg, Al.

Câu 14. Cho dung dịch KOH dư vào 150ml dd NH4Cl 1M. Đun nhẹ thu được thể tích khí thoát ra ở (đktc) là

A. 2,24 lit.

B. 3,36 lit.

C. 1,12 lit.

D. 4.48 lit.

Câu 15. Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được các chất nào sau đây?

A. Cu, NO2, O2.

B. Cu2O, NO2, O2.

C. CuO, NO2, O2.

D. Cu(NO2)2, O2.

Câu 16. Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là:

A. 8 lít.

B. 16 lít.

C. 2 lít.

D. 4 lít.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Hoàn thiện sản phẩm và cân bằng các phương trình hoá học sau:

Câu 2: (2 điểm) Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaNO3, HNO3, HCl.

Câu 3: ( 2 điểm) Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Xác định khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1. C

Câu 2. A

Câu 3. B

Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước và khi tan điện li hoàn toàn thành các ion.

Câu 4. A

Theo các đáp án xác định được số e nhường ở các trường hợp là bằng nhau và bằng 2. Áp dụng định luật bảo toàn electron có :

Câu 5. B

Câu 6. B

Câu 7. C

Vậy sau phản ứng thu được 2 muối: NaH2PO4, Na2HPO4.

Câu 8. D

Ure: (NH2)2CO có hàm lượng đạm cao nhất.

Câu 9. D

N2 đóng vai trò là chất oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hiđro.

Vd:

Câu 10. D

NH3 + HCl → NH4Cl.

Câu 11. B

Bảo toàn electron:

2.nCu = 3.nNO → nNO = 0,1 mol

→ Vkhí = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Câu 12. C

Câu 13. A

Al, Fe bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội.

Câu 14. B

Câu 15. C

Câu 16. A

Phần II: Tự luận

Câu 1.

Câu 2.

Đánh số thứ tự từng lọ, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

– Cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu quỳ tím

+ Quỳ tím không đổi màu → NaNO3.

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HNO3, HCl (nhóm I).

– Phân biệt nhóm I dùng AgNO3

+ Không hiện tượng → HNO3

+ Có kết tủa trắng → HCl

AgNO3 + HCl → AgCl (↓ trắng ) + HNO3

Câu 3.

Theo bài ra ta có:

mCu = 2,94 gam , mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.

→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < mCu = 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu, dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

Có nFe(NO3)2 = nFe = 0,035 mol;

nCu(NO3)2 = nCu pư = = mol.

→ mmuối = mFe(NO3)2 + mCu(NO3)2 = 0,035.180 + 0,01. 188 = 8,18 gam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học do

A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.

B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trongnhóm.

C. phân tử nitơ có liên kết ba rất bền.

D. phân tử nitơ không phân cực.

Câu 2: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?

A. (NH4)2SO4.

B. NH4HCO3.

C. CaCO3.

D. NH4NO2.

Câu 3: Dung dịch HNO3 đặc để lâu thường có màu vàng do

A. HNO3 tan nhiều trong nước.

B. HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường

C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.

D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.

Câu 4: Các số oxi hoá có thể có của photpho là

A. -3, +3, +5.

B. -3, +3, +5, 0.

C. +3, +5, 0.

D. -3, 0, +1, +3, +5.

Câu 5: Trong phân tử H3PO4 photpho có số oxi hóa là

A. +5.

B. +3.

C. -5.

D. -3.

Câu 6: Thành phần chính của supephotphat đơn gồm

A. Ca(H2PO4)2.

B. Ca(H2PO4)2,CaSO4.

C. CaHPO4,CaSO4.

D. CaHPO4.

Câu 7: Thuốc thử để phân biệt hai dung dịch Na3PO4 và NaNO3 là

A. AgNO3.

B. NaOH.

C. KOH.

D. HCl.

Câu 8: Cho các phản ứng: N2 + O2 ⇌ 2NO và N2 + 3H2 ⇌ 2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ

A. chỉ thể hiện tính oxi hóa.

B. chỉ thể hiện tính khử.

C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.

D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.

Câu 9: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 ⇌ 6HCl +N2. Kết luận nào sau đây đúng?

A. NH3 là chất khử.

B. NH3 là chất oxi hoá.

C. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử.

D. Cl2 là chất khử.

Câu 10. Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường?

A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.

B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.

Đọc thêm:  Giải Bài Tập Hóa Học 11 - Bài 21 : Công thức phân tử hợp chất hữu

C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.

D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi.

Câu 11. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.

B. Fe2O3, NO2.

C. Fe2O3, NO2, O2.

D. Fe, NO2, O2.

Câu 12. Khi đốt cháy photpho trong khí Cl2 dư thì sản phẩm thu được là

A. PCl3.

B. PCl5.

C. PCl6.

D. PCl.

Câu 13. Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là

A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.

B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.

C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3,NH3.

D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.

Câu 14. Phân đạm 2 lá là

A. NH4Cl.

B. NH4NO3.

C. (NH4)2SO4.

D. NaNO3.

Câu 15. Thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch muối NaNO3, Na3PO4, NaCl là

A. AgNO3.

B. BaCl2.

C. NaOH.

D. H2SO4.

Câu 16. Phân bón nào sau đây có hàm lượng đạm cao nhất?

A. NH4Cl.

B. NH4NO3.

C. (NH2)2CO.

D. (NH4)2SO4.

Câu 17. Trộn 100 ml dung dịch NaOH 0,15M với 100 ml dung dịch H3PO4 0,1M thì thu được dung dịch X gồm

A. Na2HPO4 và NaH2PO4.

B. Na3PO4 và Na2HPO4.

C. Na3PO4 và NH2PO4.

D. Na3PO4 và NaOHdư.

Câu 18. Chia m gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.

Phần 1: Tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc, nguội thu được 2,24 khí NO2 (đktc).

Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc) Giá trị của m là (Cho Cu = 64; Fe = 56)

A. 4,96.

B. 28,8.

C. 4,16.

D. 17,6.

Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam kim loại R có hóa trị II trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại R là (Cho: Zn = 65, Cu = 64, Al = 27, Fe = 56)

A. Zn.

B. Cu.

C. Al.

D. Fe.

Câu 20: Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 trong bình kín có xúc tác thu được 1,7 gam NH3 với hiệu suất phản ứng là 80%. Thể tích H2 (đktc) cần dùng cho phản ứng là (Cho: N = 14, H = 1)

A. 4,2 lít.

B. 2,4 lít.

C. 4 lít.

D. 5lít.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

NH3 → NO → NO2→ HNO3 → Fe(NO3)3 → Fe2O3.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng lượng dư dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Tính V. (Cho: Fe = 56, Cu = 64, N = 14, O = 16, H = 1)

Đáp án & Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1. C

Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học do trong phân tử có liên kết ba rất bền.

Câu 2. B

Câu 3. D

Axit nitric kém bền. Ngay điều kiện thường, khi có ánh sáng dung dịch HNO3 bị phân hủy một phần giải phóng NO2. Khí này tan trong dung dịch axit, làm cho dung dịch có màu vàng.

Câu 4. B

Các số oxi hóa có thể có của photpho là -3, 0, +3, +5.

Câu 5. A

Gọi số oxi hóa của P là x có: 3.(+1) + x + 4.(-2) = 0 → x = + 5.

Câu 6. B

Thành phần chính của supephotphat đơn gồm Ca(H2PO4)2,CaSO4.

Câu 7. A

AgNO3 + NaNO3 → không phản ứng

Na3PO4 + 3AgNO3 → 3NaNO3 + Ag3PO4 (↓ vàng)

Câu 8. C

Số oxi hóa của N tăng từ 0 lên +2, vậy N2 thể hiện tính khử.

Số oxi hóa của N giảm từ 0 xuống -3, vậy N2 thể hiện tính oxi hóa.

Câu 9. A

Số oxi hóa của N tăng từ -3 lên 0. Vậy NH3 là chất khử.

Câu 10. D

4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO2)2 + Ca(NO3)2 + 2H2O

Câu 11. C

Câu 12. B

Câu 13. C

Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

NH3 + HNO3 → NH4NO3.

Câu 14. B

Đạm hai lá: NH4NO3.

Câu 15. A

Sử dụng AgNO3 làm thuốc thử.

+ Không có hiện tượng → NaNO3.

+ Có kết tủa trắng → NaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + NaNO3

+ Có kết tủa vàng → Na3PO4.

Na3PO4 + 3AgNO3 → 3NaNO3 + Ag3PO4 (↓ vàng)

Câu 16. C

Ure ( (NH2)2CO ) có hàm lượng đạm cao nhất.

Câu 17. A

Vậy dung dịch X gồm hai muối: Na2HPO4 và NaH2PO4.

Câu 18. B

Phần I. Cho X tác dụng với HNO3 đặc, nguội chỉ có Cu phản ứng.

Phần II. Cho X tác dụng với H2SO4 loãng, dư chỉ có Fe phản ứng

Câu 19. B

Bảo toàn electron có:

Vậy kim loại R là Cu.

Câu 20. A

Do hiệu suất phản ứng là 80% nên thể tích H2 cần dùng là:

Phần II: Tự luận

Câu 1.

Câu 2.

Gọi nFe = nCu = a → 56a + 64a = 12 → a = 0,1 (mol)

Gọi số mol NO và NO2 lần lượt là x và y (mol)

Bảo toàn electron có: 3x + y = 3.nFe + 2.nCu = 0,5 (1)

Có MX = 19.2 = 38 →

Từ (1) và (2) có: x = y = 0,125 (mol)

Vậy V = (0,125 + 0,125).22,4 = 5,6 lít.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Cho nguyên tử khối (đvC) của các nguyên tử: H = 1,C = 12, N = 14, O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K= 39.

Câu 1. Ở 3000°C (hoặc có tia lửa điện) N2 hoá hợp với O2 theo phương trình phản ứng nào sau đây

A. N2 + O2 ⇌ 2NO.

B. N2 + 2O2 ⇌ 2NO2.

C. 4N2 + O2 ⇌ 2N2O.

D. 4N2 + 3O2 ⇌ 2N2O.

Câu 2. Có thể dùng bình đựng HNO3 đặc, nguội bằng kim loại nào ?

A. Đồng, bạc.

B. Đồng, chì.

C. Sắt, nhôm.

D. Đồng, kẽm.

Câu 3. Magie photphua có công thức là

A. Mg2P2O7.

B. Mg3P2.

C. Mg2P3.

D. Mg3(PO4)3.

Câu 4. Cho các dung dịch: (NH4)2SO4; NH4Cl; Al(NO3)3; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2 .Để phân biệt các dung dịch trên chỉ dùng 1 hóa chất nào sau?

A. Dung dịch NH3.

B. Dung dịch Ba(OH)2.

C. Dung dịch KOH.

D. Dung dịch NaCl.

Câu 5. Từ 34 tấn NH3 sản xuất được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Hiệu suất

A. 80%

B. 50%

C. 60%

D. 85%.

Câu 6.Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA?

A. ns2np5.

B. ns2np3.

C. ns2np2.

D. ns2np4.

Câu 7. Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :

A. (A) là NO, (B) là N2O5.

B. (A) là N2, (B) là N2O5.

C. (A) là NO, (B) là NO2.

D. (A) là N2, (B) là NO2.

Câu 8. Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?

A. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3

B. N2 + 6Li → 2Li3N

C. N2 + O2 ⇌ 2NO

D. N2 + 3Mg → Mg3N2

Câu 9. Trong thí nghiệm đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc để tránh khí độc NO2 bay ra người ta thường nút ống nghiệm bằng bông có tẩm dung dịch nào sau đây?

A. dd NaCl .

B. dd NaOH.

C. dd HCl.

D. dd NaNO3.

Câu 10. Cho sơ đồ:

Trong sơ đồ A ,B lần lượt là các chất :

A. HCl , HNO3

B. CaCl2 , HNO3

C. BaCl2 , AgNO3

D. HCl , NaNO3.

Câu 11. Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?

A. Ag, NO2, O2.

B. Ag, NO,O2.

C. Ag2O, NO2, O2.

D. Ag2O, NO, O2.

Câu 12. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là

A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. Giấy quỳ mất màu.

D. Giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 13. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?

Câu 14. Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết ion NO3-, người ta dùng:

A. CuSO4 và NaOH.

B. Cu và NaOH.

C. Cu và H2SO4.

D. CuSO4 và H2SO4.

Câu 15. Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.

Đọc thêm:  Bài 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1 | Soạn bài Chí phèo phần 2

A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2.

B. 8,4 lít N2 và 25,2 lít H2.

C. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2.

D. 134,4 lít N2 và 403,2 lít H2.

Câu 16. Hòa tan 32 g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là

A. 1,2g.

B. 1,88g.

C. 2,52g.

D. 3,2g.

Câu 17. Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , đem cô dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?

A. Na3PO4 và 50,0g .

B. NaH2PO4 và 49,2g ; Na2HPO4 và 14,2g

C. Na2HPO4 và 15,0g.

D. Na2HPO4 và 14,2g ; Na3PO4 và 49,2g.

Câu 18. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của?

A. P.

B. P2O5.

C. PO43- .

D. H3PO4.

Câu 19. Chọn phát biểu đúng?

A. Photpho trắng tan trong nước không độc.

B. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước.

C. Photpho trắng hoạt động hoá học kém hơn photpho đỏ.

D. Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

Câu 20. Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có muối nào ?

A. KH2PO4 và K2HPO4.

B. K2HPO4 và K3PO4.

C. KH2PO4.

D. KH2PO4; K2HPO4 và K3PO4.

Câu 21. Cho m(g) Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy tạo ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 với tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2 : 2. Giá trị của m là

A. 16.47g.

B. 23g.

C. 35.1g.

D. 12.73g.

Câu 22. Hòa tan hết m(g) Al trong dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là 8,96 lít và có tỷ khối đối với hiđro là 16,75. Giá trị của m là

A. 9,252.

B. 2,7g.

C. 8,1g.

D. 9,225g.

Câu 23. Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 ta thu được 4,48 lít NO (đktc). Kim loại M là

A. Zn (M = 65).

B. Fe (M = 56).

C. Mg (M = 24).

D. Cu (M = 64).

Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 15,9g hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dd HNO3 thu được 6,72 lit khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dd X. Đem cô cạn dd X thì thu được khối lượng muối khan là

A. 77,1g.

B. 71,7g.

C. 17,7g.

D. 53,1g.

Câu 25. Cho 1,92 gam Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch A. Thể tích khí sinh ra (ở đktc) là

A. 3,584 lít.

B. 0,3584lít.

C. 35,84 lít.

D. 358,4 lít.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Câu 1. A

Câu 2. C

Sắt, nhôm bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội nên có thể dùng bình bằng những kim loại này để chứa HNO3 đặc, nguội.

Câu 3. B

Magie photphua: Mg3P2.

Câu 4. B

Dùng Ba(OH)2:

+ Có khí mùi khai thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng → (NH4)2SO4.

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ trắng + 2NH3 ↑ + 2H2O

+ Có khí mùi khai thoát ra → NH4Cl

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O

+ Có kết tủa keo trắng, khi cho đến dư Ba(OH)2 kết tủa tan → Al(NO3)3

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓ keo trắng

Al(OH)3 ↓ + OH- → AlO2- + 2H2O

+ Có kết tủa nâu đỏ xuất hiện → Fe(NO3)3.

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ

+ Có kết tủa xanh → Cu(NO3)2

Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ xanh + Ba(NO3)2.

Câu 5. A

Câu 6. B

Nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng. Cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng: ns2np3.

Câu 7. C

Câu 8. C

Số oxi hóa của N tăng từ 0 lên +2. Vậy N2 thể hiện tính khử.

Câu 9. B

2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.

Câu 10. C

(NH4)2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NH4Cl

NH4Cl + AgNO3 → AgCl ↓ + NH4NO3.

Câu 11. A

Câu 12. D

Khí NH3 không làm đổi màu giấy quỳ khô.

Câu 13. C

Câu 14. C

Để nhận ra NO3- dùng Cu và H2SO4. Hiện tượng: Cu tan dần, dung dịch sau phản ứng có màu xanh, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Câu 15. D

Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol.

Câu 16. D

Bảo toàn electron có:

2.nCu = 3.nNO → nCu = 0,45 mol

mCuO = 32 – 0,45.64 = 3,2 gam.

Câu 17. D

Vậy sau phản ứng thu được hai muối Na2HPO4 (x mol) và Na3PO4 (y mol)

Bảo toàn Na có: 2x + 3y = 1,1 (1)

Bảo toàn C có: x + y = 0,4 (2)

Từ (1) và (2) có x = 0,1 và y = 0,3 mol

Vậy khối lượng Na2HPO4 và Na3PO4 lần lượt là 14,2 gam và 49,2 gam.

Câu 18. B

Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng hàm lượng % của P2O5.

Câu 19. B

A sai vì photpho trắng độc.

C sai vì photpho trắng hoạt động mạnh hơn photpho đỏ.

D sai vì Photpho trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

Câu 20. A

Vậy sau phản ứng thu được hai muối KH2PO4 và K2HPO4.

Câu 21. C

Gọi số mol của NO là a mol → số mol của N2O là 2a mol; số mol N2 là 2a mol.

nkhí = 0,5 mol → a + 2a + 2a = 0,5 mol → a = 0,1 mol.

Bảo toàn electron có:

3.nAl = 3.nNO + 8.nN2O + 10.nN2 → nAl = 1,3 (mol)

Vậy m = 1,3.27 = 35,1 gam.

Câu 22. D

Gọi số mol của NO và NO2 lần lượt là x và y (mol)

Theo bài ra ta có: x + y = 0,4 (mol) (1)

mkhí = 0,4.16,75.2 = 13,4 gam → 30x + 46y = 13,4 (gam) (2)

Từ (1) và (2) có: x = 0,3125 mol và y = 0,0875 mol.

Bảo toàn electron có:

3.nAl = 3.nNO + nNO2 → nAl = (mol)

mAl = 27. nAl = 9,225 gam.

Câu 23. D

Bảo toàn electron có: (Với n là số electron nhường)

Vậy n = 2; M = 64 thỏa mãn. Kim loại cần tìm là Cu.

Câu 24. B

Ta có:

nNO3- (muối) = ne nhường = ne nhận = 3.nNO = 0,9 mol

mmuối = mKL + mNO3 = 15,9 + 0,9.62 = 71,7 gam.

Câu 25. B

Mkhí = 15.2 = 30. Vậy khí là NO.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Hóa Học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1: Để nhận biết ion photphat ( PO43-), người ta sử dụng thuốc thử

A. Dung dịch AgNO3.

B. Quỳ tím.

C. Dung dịch NaOH.

D. Dung dịch BaCl2.

Câu 2: Chỉ ra nội dung sai:

A. Trong nhóm nitơ, khả năng oxi hoá của các nguyên tố tăng dần từ nitơ đến photpho.

B. Trong các hợp chất, nitơ có thể có các số oxi hoá -3, +1, +2, +3, +4, +5.

C. Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5.

D. Các nguyên tố nhóm nitơ thể hiện tính oxi hoá và tính khử.

Câu 3: Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng tạo ra khí A không màu, hóa nâu ngoài không khí. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 tạo ra khí B màu nâu đỏ. A và B lần lượt là

A. NO và NO2.

B. NO2 và NO.

C. NO và N2O.

D. N2 và NO.

Câu 4: Cho 200ml dung dịch NH4NO3 0,1M tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 0,1 M. Sau phản ứng thu được thể tích khí là

A. 0,56 lit.

B. 0,224 lit.

C. 0,448 lit.

D. 0,672 lit.

Câu 5: Thuốc thử để nhận biết khí NH3 là

A. Dung dịch NaOH.

B. Quỳ tím ẩm.

C. Dung dịch KCl.

D. Quỳ tím khô.

Câu 6: Cho các kim loại sau : Mg, Al, Cu, Ag, Fe, Cr, Zn, Ca. Số kim loại tác dụng được với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 7: Hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng:

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 8.

Câu 8: Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit photphoric?

A. Axit photphoric là axit ba nấc.

Đọc thêm:  Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1 | Soạn bài Hai đứa trẻ

B. Axit photphoric là axit có độ mạnh trung bình

C. Axit photphoric có tính oxi hóa rất mạnh.

D. Axit photphoric làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

Câu 9: Chỉ ra nội dung đúng?

A. Thành phần chính của supephotphat đơn và supephotphat kép là muối canxi hiđrophotphat.

B. Supephotphat đơn chứa Ca(H2PO4)2 và CaSO4; supephotphat kép chứa Ca(H2PO4)2.

C. Supephotphat đơn và supephotphat kép đều sản xuất qua hai giai đoạn.

D. Supephotphat đơn sản xuất qua hai giai đoạn.

Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn 17,0 gam AgNO3 thu được a gam kim loại. Giá trị của a là

A. 2,7 gam.

B. 10,8 gam.

C. 5,4 gam.

D. 13,5 gam.

Câu 11: Chỉ ra nội dung đúng:

A. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường.

B. Khi làm lạnh, hơi của photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.

C. Photpho đỏ có cấu trúc polime.

D. Photpho đỏ không tan trong nước, nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete…

Câu 12: Hai khoáng vật chính của photpho là

A. Photphorit và đolomit.

B. Apatit và đolomit.

C. Photphorit và cacnalit.

D. Apatit và photphorit.

Câu 13: Cho 33,6 gam hỗn hợp Mg, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu được 13,44 lit NO ( duy nhất ở đktc). Khối lượng Mg, Cu trong hỗn hợp lần lượt là

A. 12,4 và 21,2.

B. 19,2 và 14,4.

C. 21,2 và 12,4.

D. 14,4 và 19,2.

Câu 14: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 0,1 M. Sau phản ứng thu được muối là

A. NaH2PO4.

B. Na3PO4.

C. Na2HPO4.

D. NaH2PO4 và Na2HPO4.

Câu 15: Chỉ ra nội dung sai:

A. Muối amoni không tác dụng được với dung dịch kiềm

B. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước.

C. Ion amoni có công thức là NH4+

D. Muối amoni khi tan điện li hoàn toàn.

Câu 16: Khối lượng N có trong 100 kg phân đạm NH4NO3 là

A. 70 kg.

B. 35 kg.

C. 17,5 kg.

D. Đáp án khác.

Câu 17: Cho các muối nitrat: NaNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, KNO3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3. Có bao nhiêu muối nitrat khi bị nhiệt phân sinh ra oxit kim loại, NO2 và O2?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 18: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để

A. tổng hợp phân đạm.

B. tổng hợp amoniac.

C. sản xuất axit nitric.

D. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử…

Câu 19: Cho 31,2 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thu được 17,92 lit khí màu nâu đỏ. Khối lượng Fe trong hỗn hợp là

A. 4,4 gam.

B. 1,2 gam.

C. 28,8 gam.

D. 5,6 gam.

Câu 20: Trong các loại phân đạm sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, (NH2)2CO. Phân đạm có hàm lượng Nitơ cao nhất là

A. NaNO3.

B. NH4Cl.

C. (NH4)2SO4.

D. (NH2)2CO.

Câu 21. Hoà tan hoàn toàn 9,45 gam kim loại X có hóa trị cao nhất là III bằng HNO3 loãng thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí N2O và NO (không có sản phẩm khử khác), trong đó số mol NO gấp 2 lần số mol N2O. Kim loại X là

A. Zn.

B. Cr.

C. Al.

D. Fe.

Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,224 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 18,90 gam.

B. 17,80 gam.

C. 19,9 gam.

D. 28,35 gam.

Câu 23. Cho 2,7 gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là

A. N2O.

B. NO2.

C. N2.

D. NO.

Câu 24. Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 2,688 lít.

B. 2,24 lít.

C. 4,48 lít.

D. 5,6 lít.

Câu 25. Cho phản ứng hóa học sau:

FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Tổng hệ số cân bằng (là các số nguyên và tối giản) của phản ứng hóa học đó là

A. 15.

B. 25.

C. 24.

D. 22.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Câu 1. A

Để nhận biết ion photphat dùng AgNO3.

3Ag+ + PO43- → Ag3PO4↓ vàng.

Câu 2. A

Trong nhóm nitơ, khả năng oxi hoá của các nguyên tố giảm dần từ nitơ đến photpho.

Câu 3. A

A là khí không màu hóa nâu ngoài không khí → A là NO.

2NO (không màu) + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)

B là khí có màu nâu đỏ → B là NO2.

Câu 4. C

Vậy NH4NO3 hết, nkhí = nNH4NO3 = 0,02 mol

→ Vkhí = 0,02.22,4 = 0,448 lít.

Câu 5. B

Khí NH3 làm xanh quỳ tím ẩm.

Câu 6. C

Các kim loại tác dụng được với HNO3 đặc, nguội là: Mg, Cu, Ag, Zn, Ca.

Câu 7. D

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Câu 8. C

Axit photphoric không có tính oxi hóa.

Câu 9. B

A sai vì thành phần chính của supephotphat đơn là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

C, D sai vì supephotphat đơn được sản xuất qua 1 giai đoạn.

Câu 10. B

Bảo toàn Ag có: nAg = nMuối = mol

→ a = 0,1.108 = 10,8 gam.

Câu 11. C

A sai vì photpho đỏ bền trong không khí ở nhiệt độ thường.

B sai vì khi làm lạnh hơi P đỏ chuyển thành P trắng.

D sai vì photpho đỏ không tan trong các dung môi thông thường.

Câu 12. D

Hai khoáng vật chính của photpho là Apatit và photphorit.

Câu 13. D

Gọi số mol của Mg và Cu lần lượt là x và y mol.

mhh = 33,6 gam → 24x + 64y = 33,6 (1)

Bảo toàn electron có: 2x + 2y = 3.nNO = 1,8 (2)

Từ (1) và (2) có x = 0,6 và y = 0,3

Khối lượng Mg, Cu trong hỗn hợp lần lượt là 14,4 gam và 19,2 gam.

Câu 14. C

Vậy sau phản ứng thu được: Na2HPO4.

Câu 15. A

Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng NH3

Ví dụ:

NH4Cl + NaOH → NH3 + NaCl + H2O.

Câu 16. B

Câu 17. D

Các muối nitrat của các kim loại từ Mg đến Cu trong dãy hoạt động hóa học khi nhiệt phân sinh ra oxit kim loại, NO2 và O2.

→ Các muối thỏa mãn đề bài: Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3.

Câu 18. B

Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ được sản xuất ta được dùng để tổng hợp amoniac từ đó điều chế ra axit nitric, phân đạm….

Câu 19. D

Cho Fe, Cu tác dụng với HNO3đặc, nguội chỉ có Cu phản ứng.

mFe = 31,2 – 0,4.64 = 5,6 gam.

Câu 20. D

Ure: (NH2)2CO có hàm lượng N cao nhất.

Câu 21. C

nhh khí = 5,04 : 22,4 = 0,225 mol

Gọi số mol N2O là a → nNO = 2a → a = 0,075 mol

Gọi số mol X là x mol. Theo bài ra ta có các quá trình:

Áp dụng định luật bảo toàn số mol electron ta có: ne nhường = ne nhận

→ 3x = 0,6 + 0,45

→ x = 0,35 → MX = 9,45 : 0,35 = 27 → X là Nhôm.

Câu 22. C

nZn = 0,1 mol; nN2 = 0,01 mol.

Giả sử sản phẩm khử sinh ra chỉ có N2. Ta có nZn.2 = 0,2 ≠ nN2.10 = 0,1.

Vậy còn có sản phẩm khử là NH4NO3 x mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron có: nZn.2 = nN2.10 + nNH4NO3.8

→ nNH4NO3 = 0,0125 mol.

Muối trong X gồm Zn(NO3)2 và NH4NO3.

Bảo toàn nguyên tố Zn có nZn(NO3)2 = nZn = 0,1

→ mmuối = 0,1.(65 + 62.2) + 0,0125.(18 +62) = 19,9 gam.

Câu 23. D

nAl = 0,1 mol; nx = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron có:

3.nAl = nx. n ( với n là số e nhận)

→ 0,1.3 = 0,1.n → n = 3. Vậy khí X là NO.

Câu 24. A

Quy đổi hỗn hợp sắt và oxit sắt thành hỗn hợp gồm Fe (x mol) và O (y mol).

→ 56x + 16y = 22,72.

mmuối = mFe(NO3)3 = 0,32 mol.

Bảo toàn Fe có nFe = x = nmuối = 0,32 mol → y = 0,3 mol.

Áp dụng định luật bảo toàn electron có:

nFe.3 = nO.2 + nNO.3 → nNO= 0,12

→ V = 0,12.22,4 = 2,688 lít.

Câu 25. D

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Tổng hệ số cân bằng = 3 + 10 + 3 + 1 + 5 = 22.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button