Đề thi Ngữ văn lớp 7 Giữa kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (20 đề)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Ngữ văn lớp 7, dưới đây là Top 20 Đề thi Ngữ văn lớp 7 Giữa Học kì 1 năm 2022 – 2023 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 7.

Đề thi Ngữ văn lớp 7 Giữa kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (20 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Xem thử Đề GK1 Văn 7 KNTT Xem thử Đề GK1 Văn 7 CTST Xem thử Đề GK1 Văn 7 Cánh diều

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 7 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
  • Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (2 đề)

    Xem đề thi

  • Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)

    Xem đề thi

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Kết nối tri thức

Năm học 2022 – 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CỦ KHOAI NƯỚNG

Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn. Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút.

Nhưng từ giờ đến tối còn lâu và cậu cần phải tìm được một việc gì đó trong khi con trâu đang mải miết gặm cỏ. Cậu bèn ngồi đếm từng con sáo mỏ vàng đang nhảy kiếm ăn trên cánh đồng màu đã thu hoạch. Thỉnh thoảng chúng lại nghiêng ngó nhìn cậu, ý chừng muốn dò la xem “anh bạn khổng lồ” kia có thể chơi được không. Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới những chiếc mầm là củ khoai lang sót. Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu. Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt. Để xem, anh bạn to cỡ nào? Không ít trường hợp bên dưới chỉ là một mẩu khoai. Nước miếng đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu tưởng tượng đến món khoai nướng. Ruột nó trong như thạch. Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này. Thật may là mình đem theo lửa – cậu lẩm bẩm. Sợ niềm hy vọng đi veo mất nên cậu rón rén bới lớp đất mềm lên. Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên. Chà, thật tuyệt vời. Nó không chỉ đơn thuần là củ khoai sót. Nó y như quà tặng, một thứ kho báu trời đất ban riêng cho cậu.

Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức. Trong chốc lát đống cành khô bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào. Cậu ngồi im lắng nghe một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật. Từng khoảnh khắc với Mạnh lúc này trở nên vô cùng huyền diệu. Rồi có một mùi thơm cứ đậm dần, cứ quánh lại, lan tỏa, xoắn xuýt. Cậu nhớ lại có lần bà kể, nhờ đúng một củ khoai nướng mà ông cậu thoát chết đói và sau đó làm nên sự nghiệp. Chuyện như cổ tích nhưng lại có thật. Nào, để xem sau đây cậu sẽ làm nên công trạng gì.

Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên. Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi nhà nhỉ. Vài lần giáp mặt cậu bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa. Bố mẹ nó chết trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa. Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.

– Mùi gì mà thơm thế – ông cậu bé lên tiếng – Hẳn ai đang nướng khoai. Ngồi nghỉ một lát để ông xin lửa hút điếu thuốc đã cháu.

Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc điếu nhỏ xíu. Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông lão bảo:

– Tôi chỉ xin lửa thôi…

Mạnh như bị bắt quả tang đang làm chuyện vụng trộm, mặt đỏ lên. Nhưng ông lão mắt lòa không thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác.

– Thôi, chào cậu nhé. Ta đi tiếp đi cháu!

Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự trọng, không muốn bị thương hại khiến Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một… Mạnh thấy rõ tiếng chân hai ông cháu xa dần. Nhưng chính khi ấy, khi củ khoai nóng hổi, lớp vỏ răn lại như từng gợn sóng nằm phơi ra trước mắt Mạnh, thì nỗi chờ đón háo hức lúc trước cũng tiêu tan mất. Giờ đây củ khoai như là nhân chứng cho một việc làm đáng hổ thẹn nào đó. Dù Mạnh có dối lòng rằng mình chẳng có lỗi gì sất nhưng cậu vẫn không dám chạm vào củ khoai… Hình như đã có người phải quay mặt đi vì không dám ước có được nó. Có thể ông nội cậu đã từng nhìn củ khoai nướng cho ông làm nên sự nghiệp bằng cái cách đau đớn như vậy.

Mặc dù rong trâu về từ chiều nhưng mãi tối mịt Mạnh mới vào nhà. Giờ đây mới là lúc cậu sống trọn vẹn với cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá. Cậu nhắm mắt lại mường tượng giây phút cậu bé kia mở gói giấy báo ra. Nửa củ khoai khi đó sẽ khiến cậu ta liên tưởng đến phép lạ, có thể lắm chứ! Và rồi cậu thấy lâng lâng đến mức chính mình tự hỏi liệu đây có phải là giấc mơ?

(Theo truyện ngắn Tạ Duy Anh)

Câu 1 (1 điểm): Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1 điểm): Vì sao cậu bé Mạnh lại có “cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá”?

Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau:

“Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo ra một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này.”?

Câu 4 (1 điểm): Nếu em là nhân vật cậu bé Mạnh trong câu chuyện, em có cư xử với hai ông cháu lão ăn mày như nhân vật trong truyện đã làm hay không? Vì sao?

Câu 5 (1 điểm): Ghi lại một cách ngắn gọn tâm trạng của em sau khi sau khi làm được một việc tốt.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Cánh diều

Năm học 2022 – 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MÁ LA

Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe. Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la.

Đến lúc tụi tôi, ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, chỉ còn má với ba ở nhà. Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Kỳ lạ hơn nữa, má còn chẳng la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.

Một buổi sáng, tôi về thăm nhà. Má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về. Tôi hỏi: “Ủa, ba sợ má la hay sao mà phải làm?”. Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”.

(Nguồn: https://tuoitre.vn)

Câu 1 (1 điểm):Xác định chủ đề và thể loại của văn bản trên.

Câu 2 (1điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây:

“Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la”

Câu 3 (1 điểm):Từ câu trả lời của người ba: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”, em hiểu được gì về người ba và tình cảm gia đình?

Câu 4 (2 điểm):Nêu cảm nhận của em về người má “hay la” trong văn bản.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Trong đại dịch Covid 19 vừa qua, có biết bao tấm gương các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch. Em hãy kể về một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 – 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MÈO ĂN CHAY

Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.

Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.

Đọc thêm:  Tác giả Văn Công Hùng (Tiểu sử, Sự nghiệp, Tác phẩm) - Topbee

Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.

Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.

(https://thuvienpdf.com/chi-tiet-tang-thu-vien/133/PO-meo-an-chay)

Câu 1 (1 điểm): Xác định ngôi kể và thể loại của văn bản trên.

Câu 2 (1 điểm):Tìm và xác định loại phó từ được sử dụng trong câu sau:

“Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.”

Câu 3 (1 điểm):Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói về điều gì?

Câu 4 (1 điểm): Nêu bài học rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 5 (1 điểm):Em có đồng tình với việc làm của con mèo già không? Vì sao?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng. Hãyviết một bài văn đề xuất những giải pháp nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên xanh – sạch – đẹp.

Lưu trữ: Đề thi Ngữ văn lớp 7 Giữa Học kì 1 sách cũ

Tải xuống

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: (3 điểm)

Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)

a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?

c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?

d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?

Câu 2: (7 điểm)

Tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất.

-HẾT-

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: 3 điểm

a. Văn bản: Cổng trường mở ra – Lý Lan

b. Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu

c. Thế giới kì diệu có thể là: thế giới của tri thức, tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ…

d. Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2: 7 điểm

Yêu cầu về kỹ năng:

HS biết cách làm bài văn miêu tả.

Bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt

– Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần phải có những ý cơ bản sau:

a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả

b. Thân bài:

– Miêu tả theo trình tự hợp lý từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể

– Miêu tả theo trình tự thời gian

– Miêu tả thiên nhiên kết hợp với hoạt động của con người

c. Kết bài: Cảm xúc về đối tượng miêu tả.

Xem thêm các Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội năm 2022 (10 đề)
  • Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Đà Nẵng năm 2022 (10 đề)
  • Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hồ Chí Minh năm 2022 (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học…Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt ngày…Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học… Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em trên thế giới gần như cùng một lúc cũng đang đi học…Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, cái phong trào cực kì rộng lớn mà họ tham gia và hãy tự nhủ rằng: “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”.

(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1999)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Xác định các từ: hăm hở, tươi cười đâu là từ ghép, đâu là từ láy? (0.5 điểm)

Câu 3: Hai câu văn “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”. Từ “phong trào ấy” nói ở trong hai câu văn trên để chỉ gì? (1 điểm)

Câu 4: Theo lời của người bố, En-ri-cô nói riêng và học sinh nói chung phải làm gì? (1 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình.

Câu 2: (5 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu.

-HẾT-

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Câu 1: ( 0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là Biểu cảm.

Câu 2: (0.5 điểm)

– hăm hở là từ láy (0.25 điểm)

– tươi cười là từ ghép (0.25 điểm)

Câu 3: (1 điểm)

Từ “phong trào ấy” nói ở trong hai câu văn trên để chỉ việc học tập hoặc phong trào học tập.

Câu 4: (1 điểm)

En-ri-cô nói riêng và học sinh nói chung phải làm là: ra sức học hành.

II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

– Hình thức: phải đảm bảo kết cấu đoạn văn (Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn)

– Nội dung:

Mở đoạn:

– Giới thiệu được vấn đề biểu cảm

Thân đoạn:

– Gia đình là tổ ấm thiêng liêng, mọi người phải biết giữ gìn và quý trọng,…

– Ý nghĩa của gia đình : giúp mỗi con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc góp phần làm cuộc sống có ý nghĩa hơn và xã hội tốt đẹp hơn…..

– Phê phán lối sống vong ơn bội nghĩa của con cái.

Kết đoạn

– Niềm tự hào về gia đình, lời hứa của bản thân và lời khuyên cho mọi người.

Câu 2: (5 điểm)

Yêu cầu:

Từ thể loại của bài văn biểu cảm, học sinh viết một bài văn biểu cảm về loài cây mà mình thích.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu về loài cây mà mình cần biểu cảm; Thân bài: biểu cảm về đặc điểm của loài cây mà mình yêu quý và những tình cảm của của người viết đối với loài cây mà mình thích; Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…). Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

b. Xác định đúng nội dung: biểu cảm những nét tiêu biểu, nổi bật, ấn tượng về loài cây mà mình yêu thích.

c. Triển khai hợp lí nội dung theo trình tự

Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

MB: Nêu tên loài cây và lí do em yêu (trình bày ý chung nhất).

TB:

– Cây có những đặc điểm gì gây cho em cảm mến: thân cây, lá cây, hoa, quả,…

– Cây có ích gì cho cuộc sống của vùng quê em.

– Cây gắn bó với cuộc sống của gia đình,…như thế nào.

– Cây trong cuộc sống của riêng em (những kỉ niệm của em với loài cây, với bạn bè,…)

KB: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; ….

Câu 1: Trong văn bản Cổng trường mở ra, tâm trạng của người mẹ trước đêm con khai trường thế nào?

A. Vui mừng, lo lắng

B. Trằn trọc không ngủ được, hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con

C. Háo hức, mong chờ

D. Mẹ bận dọn dẹp nhà cửa, chẳng nghĩ ngợi gì

Câu 2: Đoạn trích “mẹ tôi” được trích trong tác phẩm nào?

A. Cuộc đời các chiến binh

B. Những tấm lòng cao cả

C. Cuốn truyện của người thầy

D. Giữa trường và nhà

Câu 3: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì?

A. Miêu tả bánh trôi nước.

B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.

C. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.

D. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.

Câu 4: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì?

A. Nhân hóa.

B. Dùng từ láy.

C. So sánh.

D. Đảo ngữ

Câu 5: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau?

A. Nhà cửa.

B. Xanh ngắt.

C. Tím nâu.

D. Nhà cao tầng.

Câu 6: Từ ghép gồm những loại từ nào?

A. Từ ghép – từ láy.

B. Từ ghép đẳng lập – từ láy.

C. Từ đơn – từ phức.

D. Từ ghép chính phụ – từ ghép đẳng lập.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm). Qua bài thơ Bánh trôi nước em viết 1 đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) cảm nghĩ củamình về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ?

Câu 2. (5 điểm). Cảm nghĩ về một người thân của em.

-HẾT-

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

B. TỰ LUẬN

Câu 1:

HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý chính:

Bài thơ có 2 nghĩa:

-Miểu ta bánh trôi nước

-Hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ.

-Người phụ nữ trong xã hội cũ:

+hình thức đẹp trắng ,tròn.

+không làm chủ được số phận lênh đênh, lận đận ,tùy thuộc vào kẻ khác

+ Phẩm chất sắt son, chung thủy

Câu 2:

* Các tiêu chí về nội dung: Yêu cầu chung: Biết viết bài văn biểu cảm về con người, biết kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và gián tiếp; Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; Lời văn giàu cảm xúc…

Yêu cầu cụ thể

A. Mở bài

Giới thiệu về người thân của em

Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân của em.

B. Thân bài

I. Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi…

Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của người thân và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy

Đọc thêm:  TOP 15 bài Phân tích Vội vàng siêu hay - Download.vn

II. Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động…

Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy

III. Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với bố (mẹ)

Kể sơ qua một kỉ niệm với bố (mẹ) để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn… Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc

– Mức tối đa: đạt 4 ý trên, cách viết giàu cảm xúc.

– Mức chưa tối đa: đạt 3 ý trên.

– Mức chưa tối đa: đạt 2 ý trên.

– Mức chưa tối đa: đạt 1 ý trên.

– Không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức hoặc không đề cập đến các ý này.

C. Kết bài

-Khẳng định lại tình cảm với bố (mẹ)

-Những mong ước với bố (mẹ) và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với bố (mẹ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn (1,0 điểm)

Câu 3: Tìm từ láy có trong câu sau: “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran”. (1,0 điểm)

Câu 4. Có mấy loại từ láy? Kể ra? (1,0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

-HẾT-

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

+ Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê .

+ Tác giả: Khánh Hoài

Câu 2: (1,0 điểm)

+ Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em.

+ Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.

Câu 3: (1,0 điểm)

Từ láy: nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran.

Câu 4: (1,0 điểm)

Có hai loại từ láy:

+ Từ láy toàn bộ.

+ Từ láy bộ phận.

II. TẬP LÀM VĂN:(6,0 điểm)

* TIÊU CHÍ VỀ NỘI DUNG PHẦN BÀI VIẾT: (5,0 điểm)

1/. Mở bài:(1,0 điểm)

+ Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ.

2/.Thân bài: (3,0 điểm)

Đặc điểm về nụ cười của mẹ:

+ Nụ cười yêu thương.

+ Nụ cười khoan dung.

+ Nụ cười hiền hậu.

+ Nụ cười khích lệ.

3/.Kết bài: (1,0 điểm)

+ Cảm nghĩ của em về nụ cười đó.

+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1:(3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới… Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.

(Trích Ngữ văn 7, tập một)

  1. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
  2. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép chính phụcó trong đoạn văn.
  3. Nêunội dung của đoạn văn thứ hai ?

Câu 2: (2 đ) Cho hai câu thơ:

“Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

(“Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan)

  1. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?
  2. Hai câu thơ diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?
  3. Viết đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) nêu cảm nhận của em về cách thể hiện tâm sự của Bà Huyện Thanh Quan trước cảnh Đèo Ngang.

Câu 3: (5 đ)

Viết bài văn biểu cảm về một loài cây em yêu.

-HẾT-

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Tác phẩm “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan

b.

– 2 từ láy: Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng

– 2 từ ghép chính phụ: bà ngoại, cổng trường, học trò, nhà trường..

c. – Nội dung của đoạn văn thứ hai là: Lời khích lệ, động viên và niềm tin mẹ dành cho con ngày đầu tiên đi học.

Câu 2:

a.

– Đại từ: ta

– Đại từ xưng hô.

b. Tâm trạng của nhà thơ: cô đơn, hoài cổ trước không gian bao la, rộng lớn của Đèn Ngang.

c. Viết đoạn văn:

+ Tác giả đã sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình, chơi chữ, sử dụng cách nói đa nghĩa để bộc lộ tâm trang nhớ nước, thương nhà của mình.

+ Ngoài ra tác giả còn sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản, điệp đại từ đề nhấm mạnh nỗi cô đơn thầm lặng, một mình đối diện với chính mình trước cảnh Đèo Ngang.

Câu 3:

1. Yêu cầu chung:

– Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

– Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

– Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

2. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na…).

– Lí do em yêu thích loài cây đó.

b.Thân bài:

– Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu).

– Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em.

(Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần)

– Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người.

c.Kết bài: Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1: (3 đ)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

… “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!…Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con […] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”.

(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

  1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
  2. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
  3. Nêu dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2: (2 đ)

Cho hai câu thơ:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”

(“Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến)

a. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?

b. Hai câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ?

c. Viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) thể hiện tâm trạng của nhà thơkhi có bạn đến thăm.

Câu 3: (5 đ)

Cảm nghĩ về một người thân của em.

-HẾT-

GỢI Y ĐÁP ÁN

Câu 1 (3 đ)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi”: 0,5 đ

– Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa) 0,5 đ

b. Tìm 2 từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn 0,5 đ

– Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ

c. Nội dung chính đoạn văn (1 đ)

Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.

Câu 2: (2 đ)

a. – Các đại từ: bác. (0,25đ)

– Dùng để xưng hô (0,25đ)

b. Hai câu thơ thể hiện sự vui mừng khi có bạn đến thăm.(0,5 đ)

c. Viết đoạn văn:

+ Hai câu thơ cho biết 2 người bạn ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (cách xưng hô vừa có ý tôn trọng vừa có ý thân mật). (0.5đ)

+ Câu thơ không chỉ là một thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là một tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn khởi khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm.(0.5đ)

Câu 3 (5 đ)

1. Yêu cầu chung:

– Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

– Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

– Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

1. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

a. Mở bài (1đ)

– Giới thiệu về mẹ của em.

– Nêu cảm nghĩ khái quát về mẹ.

b. Thân bài (3đ)

– Những nét nổi bật về ngoại hình của mẹ mà em yêu, em nhớ mãi…

Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.

– Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của mẹ làm em yêu mến, xúc động…

Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.

– Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với mẹ.

Kể sơ qua một kỉ niệm với mẹ để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn… Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc.

c. Kết bài (1đ)

– Khẳng định lại tình cảm với mẹ.

– Những mong ước với mẹ và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với mẹ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

… “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!…Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con […] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”.

(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.

c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2: ( 2 điểm)

Cho hai câu thơ:

“ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”

( “Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến)

a. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?

b. Hai câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ?

c. Viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) thể hiện tâm trạng của nhà thơ khi có bạn đến thăm.

Đọc thêm:  Soạn bài Đại từ | Soạn văn 7 hay nhất - VietJack.com

Câu 3 : (5 điểm)

Cảm nghĩ về một người thân của em.

-HẾT-

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1 (3 điểm )

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi”

– Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa )

b. Tìm 2 từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn

– Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận

c. Nội dung chính đoạn văn

Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.

Câu 2: (2 điểm)

a. – Các đại từ: bác.

Dùng để xưng hô

b. Hai câu thơ thể hiện sự vui mừng khi có bạn đến thăm.

c. Viết đoạn văn:

+ Hai câu thơ cho biết 2 người bạn ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (cách xưng hô vừa có ý tôn trọng vừa có ý thân mật).

+ Câu thơ không chỉ là một thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là một tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn khởi khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm.(0,5đ)

Câu 3: (5 điểm)

* Yêu cầu chung:

– Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

– Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

– Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

* Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

a. Mở bài ( 1,0 điểm)

– Giới thiệu về mẹ của em.

– Nêu cảm nghĩ khái quát về mẹ.

b. Thân bài (3,0 điểm)

– Những nét nổi bật về ngoại hình của mẹ mà em yêu, em nhớ mãi…

Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.

– Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của mẹ làm em yêu mến, xúc động…

Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.

– Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với mẹ.

Kể sơ qua một kỉ niệm với mẹ để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn… Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc.

c. Kết bài (1,0 điểm)

– Khẳng định lại tình cảm với mẹ.

– Những mong ước với mẹ và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với mẹ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn? (1,0 điểm)

Câu 3: Tìm từ láy có trong câu sau: “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran”. (1,0 điểm)

Câu 4. Có mấy loại từ láy? Kể ra? (1,0 điểm)

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm )

Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

-HẾT-

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm )

Câu 1: (1,0 điểm)

+ Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê .

+ Tác giả: Khánh Hoài

Câu 2: (1,0 điểm)

+ Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em.

+ Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.

Câu 3: (1,0 điểm)

Từ láy: nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran.

Câu 4: (1,0 điểm)

Có hai loại từ láy:

+ Từ láy toàn bộ.

+ Từ láy bộ phận.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm )

1/. Mở bài (1,0 điểm)

+ Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ.

2/. Thân bài: (4,0 điểm)

Đảm bảo được đúng các yêu cầu sau:

Đặc điểm về nụ cười của mẹ:

+ Nụ cười yêu thương.

+ Nụ cười khoan dung.

+ Nụ cười hiền hậu.

+ Nụ cười khích lệ.

3/. Kết bài: (1,0 điểm)

+ Cảm nghĩ của em về nụ cười đó.

+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu 1 (3 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son

a. Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?

b. Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?

c. Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.

Câu 2 (7 điểm):

Cảm nghĩ về bố hoặc mẹ của em.

-HẾT-

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Tác giả: Hồ Xuân Hương

b. Cặp từ trái nghĩa: Rắn – nát; nổi – chìm

c. Quan hệ từ: Với, mà

Câu 2:

Yêu cầu chung: Biết viết bài văn biểu cảm về con người, biết kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và gián tiếp; Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; Lời văn giàu cảm xúc…

Yêu cầu cụ thể

A. Mở bài

– Giới thiệu bố hoặc mẹ của em.

– Nêu cảm nghĩ khái quát về bố hoặc mẹ của em.

B. Thân bài

a. Những nét nổi bật về ngoại hình của bố (mẹ) mà em yêu, em nhớ mãi…

– Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.

b. Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của bố (mẹ) làm em yêu mến, xúc động…

Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.

c. Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với bố (mẹ).

Kể sơ qua một kỉ niệm với bố (mẹ) để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn… Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc.

C. Kết bài

– Khẳng định lại tình cảm với bố (mẹ)

– Những mong ước với bố (mẹ) và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với bố (mẹ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Câu 1. (2,5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

“Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới… Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

(Sách Ngữ văn 7, tập 1)

a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?

b. Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?

c. Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?

Câu 2. (2,5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

a) Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc?

b) Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào đã học, thuộc chủ đề nào?

Câu 3. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Loài cây em yêu.

Đề 2: Loài hoa em yêu.

-HẾT-

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1.

a, Đoạn trích trong tác phẩm Cổng trường mở ra, của tác giả Lý Lan.

b. Từ láy: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng

– Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.

c.

– Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ :

+ Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức giữ vị trí quan trọng hàng đầu…

+ Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức, cách sống, cách ứng xử có văn hóa…

+ Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện…

Câu 2.

a) – Mô típ: “thân em”

– Cảm xúc gợi lên từ cụm từ “thân em”: ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa.

b) Câu ca dao gợi nhớ đến bài ca dao đã học:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Thuộc chủ đề: Những câu hát than thân, châm biếm.

Câu 3.

* Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

Đề 1:

* Mở bài:

+ Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na…).

+ Lí do em yêu thích loài cây đó.

*Thân bài:

– Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu).

– Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em

( Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần)

– Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người

* Kết bài:

+ Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó.

Đề 2:

* Mở bài: Giới thiệu về loài hoa mình yêu, ấn tượng chung về loài hoa.

*Thân bài:

+ Các đặc điểm nổi bật về vẻ đẹp của loài hoa đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát: vẻ đẹp sắc hoa, cánh hoa, hương hoa…(chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu).

+ Cảm nghĩ về sự âm thầm dâng sắc thắm hương thơm cho đời: giúp con người bớt mệt mỏi, thêm tươi tắn, lạc quan.

+ Cảm nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của hoa trong cuộc sống.

* Kết bài: Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài hoa đó.

Xem thử Đề GK1 Văn 7 KNTT Xem thử Đề GK1 Văn 7 CTST Xem thử Đề GK1 Văn 7 Cánh diều

Xem thêm bộ đề thi Ngữ văn lớp 7 năm học 2022 – 2023 chọn lọc khác:

  • [2021] Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ Văn lớp 7 (10 đề)

  • Đề thi Ngữ Văn lớp 7 Giữa kì 1 có đáp án (4 đề)

  • Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 có đáp án (5 đề)

  • Đề thi Ngữ Văn lớp 7 Giữa kì 2 có đáp án (4 đề)

  • Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 có đáp án (4 đề)

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button