Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2022 – 2023 Sách mới

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2022 – 2023 có đáp án được VnDoc tổng hợp và đăng tải. Bộ đề kiểm tra Văn 7 bao gồm các đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều, giúp các em ôn tập, rèn luyện nâng cao kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Dưới đây là nội dung chi tiết đề thi, các em cùng tham khảo nhé.

Link tải chi tiết từng đề:

  • Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều
  • Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

1. Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo – Đề 1

Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo – Đề 2

Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo – Đề 3

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Chót trên cành cao vótMấy quả sấu con conNhư mấy chiếc khuy lụcTrên áo trời xanh non.

Trời rộng lớn muôn trùngĐóng khung vào cửa sổLàm mấy quả sấu tơCàng nhỏ xinh hơn nữa.

Trái con chưa đủ nặngĐể đeo oằn nhánh cong.Nhánh hãy giơ lên thẳngTrông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trờiGiữa vô biên sáng nắngMấy chú quả sấu nonGiỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoaMới thơm đây ngào ngạt,Thoáng như một nghi ngờ,Trái đã liền có thật.

Ôi! từ không đến cóXảy ra như thế nào?Nay má hây hây gióTrên lá xanh rào rào.

Một ngày một lớn hơnNấn từng vòng nhựa mộtMột sắc nhựa chua giònÔm đọng tròn quanh hột…

Trái non như thách thứcTrăm thứ giặc, thứ sâu,Thách kẻ thù sự sốngPhá đời không dễ đâu!

Chao! cái quả sâu nonChưa ăn mà đã giòn,Nó lớn như trời vậy,Và sẽ thành ngọt ngon.(Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu) Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Bảy chữ

D. Tám chữ

Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa và So sánh

C. Nhân hóa và Ẩn dụ

D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ.

Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?

A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng.

B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.

C. Những quả sâu non nhí nhảnh.

D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.

Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?

A. Vì chúng ở trên cao.

B. Vì chúng là những quả sấu non.

C. Vì chúng chưa lớn.

D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn.

Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?

A. Vui

B. Đùa

C. Chơi

D. Nghịch

Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì?

A. Vui sướng

B. Bất ngờ

C. Ngạc nhiên và thích thú

D. Phấn khởi

Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?

A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.

B. Thể hiện sự gần gũi.

C. Thể hiện sự vui đùa.

D. Thể hiện thân thiết.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên?

A. Miêu tả quả sấu non trên cao.

B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu.

C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu.

D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biêt tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Trái non như thách thứcTrăm thứ giặc, thứ sâu,Thách kẻ thù sự sốngPhá đời không dễ đâu!

Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Ngữ văn CTST

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

D

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

– Xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:

+ So sánh:Trái non như thách thức

+ Nhân hóa: Thách thức

+ Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu – chỉ kẻ thù xâm lược

– Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

1,0

10

-HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người đọc:

Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm:

Mở bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân trong gia đình và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Cảm nghĩ về một người thân.

0,25

c. Cảm nghĩ về người thân.

* Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó.

* Biểu cảm về người thân:

– Nét nổi bật về ngoại hình.

– Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh.

* Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó.

* Tình cảm của em với người thân.

2.5

– Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình .

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm.

0,5

2. Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 7 môn Văn Cánh diều

Đề thi học kì 1 Văn 7 Cánh diều – Đề 1

Đề thi học kì 1 Văn 7 Cánh diều – Đề 2

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.

Đọc thêm:  Soạn bài Điệp ngữ môn Văn lớp 7 ngắn gọn - Tailieu.com

Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.

Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:

“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”

Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.

Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.

Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

(Nguồn: https://sachhay24h.com/nhung-cau-chuyen-qua-tang-cuoc-song)

Câu 1 (1 điểm):Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1 điểm): Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ – vị trong mỗi cụm danh từ đó.

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét.

Câu 3 (1 điểm):“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”. Em hiểu gì về người cha qua câu nói trên của ông với đứa con?

Câu 4 (2 điểm): Những bức thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ truyện trên.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một hoạt động hay trò chơi mà em biết.

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

– Chủ đề: gia đình.

– Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

– Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó.

– DTTT: tôi.

– Thành tố phụ là cụm C – V:

Khi tôi // lên 8 hay 9 tuổi gì đó.

CV

1 điểm

Câu 3

– HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý:

Những lời người cha nói với con đó là những lời dạy bảo con nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhắc nhở con trai hãy trân trọng những việc không hoàn hảo mà người khác dành cho mình. Hãy sống thật bao dung để cuộc đời được thanh thản.

=> Có thể thấy đây là người cha dịu dàng, ấm áp, biết yêu thương, trân trọng những điều bình dị, chưa hoàn hảo trong cuộc sống mà người khác dành cho mình.

1 điểm

Câu 4

– Thông điệp của câu chuyện: hãy biết yêu thương, trân trọng những điều người khác dành cho mình dù nó chưa hoàn hảo; biết chấp nhận sai sót của người khác vì cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu; hãy yêu quý những người cư xử tốt với mình và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản

Hình thức

Đảm bảo bố cục 3 phần

Trình bày sạch, theo dõi được

Xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn thuyết minh, đảm bảo bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, kết hợp miêu tả sinh động hấp dẫn.

1 điểm

Nội dung

4 điểm

a) Mở bài

– Giới thiệu hoạt động hay trò chơi mà em biết.

0,5 điểm

b)Thân bài

HS có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

– Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi theo một trật tự nhất định:

+ Miêu tả cách chơi (quy tắc).

+ Miêu tả luật chơi.

+ Nêu tác dụng của trò chơi.

+ Nêu ý nghĩa của trò chơi.

3 điểm

c) Kết bài

– Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động/ trò chơi đó.

0,5 điểm

3. Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức – Đề 1

Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức – Đề 2

Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức – Đề 3

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BÀI THUYẾT GIẢNG

Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.

Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.

Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.

Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.

Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:

– Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.

(Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Giải thích nghĩa của từ thuyết giảng.

Câu 3 (1 điểm): Trước khi vị giáo sư đến thăm nhà, cậu bé là người thế nào? Vị giáo sư đã thuyết giảng cậu bé bằng cách nào?

Câu 4 (1 điểm): Theo em, cậu bé đã nhận ra được bài học thuyết giảng nào từ vị giáo sư?

Câu 5 (2 điểm): Lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên mà em tâm đắc.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về một người thầy (cô) mà em yêu quý.

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 KNTT

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

– Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

0,5 điểm

Câu 2

– Thuyết giảng: trình bày, giảng giải về một vấn đề

0,5 điểm

Câu 3

– Trước khi nghe vị giáo sư thuyết giảng, cậu bé là người không hề muốn chơi hay làm bạn với bất kì ai, lối sống khép kín, cá nhân và cô độc.

Đọc thêm:  [SGK Scan] Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - Sách Giáo Khoa

– Vị giáo sư thuyết giảng bằng cách: lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi. Được một thời gian, khi cục than đã tắt,ông đặt lại nó vào lò sưởi và nó lại cháy.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

– Cậu bé đã nhận được bài học về sự hòa nhập : Khi ta tách riêng khỏi tập thể, cộng đồng sẽ trở nên vô ích và tự diệt. Chỉ khi hòa mình vào với mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau cố gắng, đoàn kết ,cá nhân mới tìm thấy niềm vui, phát huy được năng lực, sở trường, sức mạnh của chính mình.

1 điểm

Câu 5

– Lời nhắn gửi tới mọi người thông qua câu chuyện: Khi sống đơn độc, lẻ loi, tách khỏi tập thể, cộng đồng, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt. Chỉ khi hòa mình vào với mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới tìm thấy niềm vui, phát huy được năng lực, sở trường, sức mạnh của chính mình, mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa.

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Hình thức

Đảm bảo bố cục 3 phần

Trình bày sạch, theo dõi được

Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm:

+ Chọn đối tượng là một người thầy (cô).

+ Cảm xúc chân thành.

+ Biết dùng phương thức tự sự và miêu tả để bộc lộ cảm xúc.

1 điểm

Nội dung

4 điểm

a) Mở bài

Giới thiệu người thầy (cô) và tình cảm của em đối với người ấy.

0,5 điểm

b)Thân bài

– Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý: làn da, mái tóc, hành động,… của thầy (cô).

– Vai trò của người thầy (cô) trong gia đình, ngoài xã hội…

– Các mối quan hệ của người thầy(cô) đối với người xung quanh và thái độ của họ…

– Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thầy (cô).

– Tình cảm của em đối với người thầy (cô): Sự mong muốn và nổ lực để xứng đáng với người thầy(cô) của mình.

3 điểm

c) Kết bài

– Khẳng định vai trò của người thầy (cô) trong cuộc sống.

– Thể hiện lòng biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thầy (cô).

0,5 điểm

4. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Ngữ văn sách cũ

ĐỀ SỐ 1

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ) – Thời gian làm bài 10 phút

Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: “Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.” là ý nghĩa của văn bản nào sau đây?

A. Cổng trường mở ra – Lí lan

B. Mẹ tôi – Ét-môn- đô đơ A-mi-xi

C. Cuộc chia tay của những con búp bê -Khánh Hoài

D. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng

Câu 2:

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

là bài ca dao thuộc chủ đề nào trong số các chủ đề sau đây?

A. Những câu hát về tình cảm gia đình

B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

C. Những câu hát than thân

D. Những câu hát châm biếm

Câu 3: Bài thơ nào sau đây được viết bằng thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật?

A. Sông núi nước Nam

B. Phò giá về kinh

C. Bánh trôi nước

D. Qua Đèo Ngang

Câu 4: Trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, dòng thơ nào có sử dụng thành ngữ?

A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn

B. Bảy nổi ba chìm với nước non

C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Câu 5: Câu thơ nào trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng phép chơi chữ?

A. Lom khom dưới núi, tiều vài chú

B. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

C. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

D. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Câu 6: Tác giả nào sau đây có tên là Tam Nguyên Yên Đổ?

A. Bà Huyện Thanh Quan

B. Trần Quang Khải

C. Hồ Xuân Hương

D. Nguyễn Khuyến

Câu 7: Bài thơ nào sau đây được sáng tác trong thời Đường (Trung Quốc)?

A. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

B. Sông núi nước Nam

C. Bạn đến chơi nhà

D. Rằm tháng giêng

Câu 8: Dòng nào là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh?

A. Có nhiều hình ảnh lung linh, kì ảo

B. Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại

C.Sử dụng hiệu quả phép điệp ngữ

D.Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào

Câu 9: Dòng nào sau đây có chứa từ ghép?

A. xinh xinh, đo đỏ, lung linh

B. nhấp nhô, phập phồng, máu mủ

C. thăm thẳm, lác đác, bập bềnh

D. xấu xí, nhẹ nhàng, tan tành

Câu 10: Từ “họ” thuộc loại đại từ nào sau đây?

A. đại từ trỏ người ngôi thứ nhất số ít

B. đại từ trỏ người ngôi thứ nhất số nhiều

C. đại từ trỏ người ngôi thứ hai số nhiều

D. đại từ trỏ người ngôi thứ ba số nhiều

Câu 11: Dòng nào sau đây dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa ?

A. Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.

B. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.

C. Nó rất thân ái với bạn bè.

D. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

Câu 12: Biểu cảm không phải là phương thức biểu đạt chủ yếu trong thể loại nào sau đây?

A. truyện

B. ca dao

C. thơ

D. tuỳ bút

II – PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 đ)

Câu 1: (3,0 đ)

Cho câu thơ trích trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

a. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ.

b. Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ được dùng để sáng tác bài thơ trên.

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng cuối bài thơ trên.

d. Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu hoàn chỉnh.

Câu 2: (4,0 đ)

Hãy viết bài văn kể chuyện về một người thân mà em yêu quý nhất trong gia đình.

Xem đáp án trong file tải về.

ĐỀ SỐ 2

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm)

Thí sinh đọc các câu ca dao sau rồi trả lời các câu hỏi nêu ở dưới bằng cách chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

(1) Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

(2) Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

(3) Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Câu 1: Các câu ca dao trên cùng chủ đề nào?

A. Tình cảm gia đình

B.Tình yêu quê hương

C. Than thân

D. Châm biếm

Câu 2: Biện pháp tu từ từ vựng nào đều được sử dụng trong các câu ca dao trên?

A. nhân hóa

B. ẩn dụ

C. so sánh

D. hoán dụ

Câu 3: Nội dung biểu đạt chủ yếu trong các câu ca dao trên là gì?

A. Cảm thông với cuộc đời, thân phận người lao động trong xã hội phong kiến.

B. Phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến gây ra nỗi khổ cho con người.

C. Ca ngợi tính cách chịu thương, chịu khó của người lao động trong xã hội phong kiến.

D. Diễn tả nỗi nghèo khó của người lao động trong xã hội cũ.

Câu 4: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng chủ yếu trong các câu ca dao trên?

A. tự sự

B. biểu cảm

C. miêu tả

D. lập luận

Câu 5: Từ “thân phận” trong câu “Thương thay thân phận con tằm” có nghĩa là gì?

Đọc thêm:  Bảng chữ cái Tiếng Việt và những lưu ý - 123vietnamese.com

A. Chỉ cuộc đời riêng của một con người

B. Chỉ cuộc đời những con người bất hạnh, buồn đau

C. Chỉ người thuộc tầng lớp nghèo trong xã hội

D. Chỉ con người có địa vị xã hội thấp và cảnh ngộ không may

Câu 6: Có mấy cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong các câu ca dao trên?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Dòng nào sau đây không có chứa đại từ?

A. Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

B. Ai làm cho bể kia đầy

C. Ông ơi ông vớt tôi nao

D. Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Câu 8: Từ nào sau đây cùng loại với từ láy “lận đận”?

A. nho nhỏ

B. đèm đẹp

C. nhấp nhô

D. lúng túng

II – PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) – Thời gian làm bài 80 phút

Câu 1: (2 điểm)

a. Hãy viết lại theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

b. Phân tích hiệu quả biểu đạt từ những hình thức nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 2: (1 điểm)

…”Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

(trích Cổng trường mở ra – theo Lý Lan)

a. Xác định các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên?

b. Những từ nào được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích trên? Hãy cho thêm năm từ tương tự như thế.

Câu 3: (5 điểm)

Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chính trong câu chuyện sau:

Đỗ thủ khoa đại học Y Dược TPHCM năm 2011 với điểm số rất ấn tượng – 29,5 điểm (trong đó Toán: 10; Hóa: 9,75; Sinh: 9;75) cậu học trò nghèo Nguyễn Tấn Phong (tổ 13, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam) khiến mọi người thêm cảm phục về nghị lực vượt khó của mình.

Đang lứa tuổi học trò nhưng Phong không biết đi chơi là gì. Bà Võ Thị Đãi, ngoại Phong nhìn cháu tắc lưỡi thương: “Học ở trường về, ngơi việc nhà là thằng nhỏ ngồi vào bàn học ngay. Hắn rứa chớ làm phụ gia đình rành rẽ đủ thứ từ nấu cám cho heo ăn, đêm hôm đi dẫn nước vào ruộng phụ mẹ. Mỗi lần nghỉ hè thì tranh thủ vô xưởng cá làm công để phụ kiếm tiền lo chuẩn bị nhập học cho năm học mới”.

Vì làm đủ thứ việc như vậy, Phong tự biết: thời gian tự học ở nhà của mình cũng eo hẹp lại nên để học tốt em phải tìm ra phương pháp học tốt và tập trung cao độ. Suốt 12 năm phổ thông em đều học khá, giỏi mà không đi học thêm gì. Chàng thủ khoa chia sẻ: “Ở trường, em tập trung nghe bài giảng rồi về nhà em ôn tập lại ngay. Chỗ nào chưa hiểu thì em thảo luận với bạn bè hay hỏi thầy, cô.”

Hỏi Phong là em đã tìm ra lời giải cho “bài toán” chuẩn bị ngày vào Sài Gòn nhập học sắp đến chưa, chàng thủ khoa chia sẻ những dự định đầy nghị lực: “Em đi học, nhà mất thêm một lao động, dù chỉ là phụ bà, phụ mẹ chút việc nhà thôi, và lại thêm một gánh lo. Nhưng em biết có học hành đàng hoàng mới có tương lai và có cơ hội trả hiếu cho bà, cho mẹ đã hy sinh nhiều cho mình…”

Khánh Hiền – Nguồn: Dân Trí

Đáp án đề số 2

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) – Thời gian làm bài 10 phút

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Kết quả

C

B

A

B

D

C

A

D

II – PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a. (1đ) Viết chính xác bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh (SGK, trang 140, Ngữ văn 7, tập I)

– Mỗi câu đúng: 0,25đ

– Sai hoặc thiếu 1 từ: – 0,25đ

– Thiếu 1 câu: – 0,25đ

– Sai 2 lỗi chính tả: – 0,25đ

– Thiếu tên tác giả hoặc thiếu tên tác phẩm: – 0,25đ

b. (1đ) Phân tích hiệu quả biểu đạt từ những hình thức nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ Cảnh khuya:

Bằng việc sử dụng kết hợp các hình thức nghệ thuật như thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật; nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo; các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ; đặc biệt có có sự sáng tạo về nhịp điệu ờ các câu 1, 4… (0,75đ), bài thơ thông qua miêu tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng đã thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước của chủ tịch Hồ Chí Minh. (0,25đ)

Câu 2: (1 điểm)

a. (0,25đ) Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích: khai trường, can đảm, thế giới, kì diệu.

b. – (0,25đ) Những từ được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích: mẹ, con

– (0,5đ) Cho thêm đúng được năm từ tương tự (Chẳng hạn: ông, bà, ba, mẹ. anh, chị…)

– (0,25đ) Nếu chỉ cho thêm đúng từ hai đến bốn tử

Câu 3 (5 điểm)

– Yêu cầu:

* Hình thức: Học sinh viết được văn bản biểu cảm có kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả; bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

* Nội dung: (4đ) Cảm nghĩ về nhân vật chính trong câu chuyện.

* Tiêu chuẩn cho điểm: Sau đây là một gợi ý:

1. Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu khái quát về nhân vật chính trong câu chuyện và tình cảm của em đối với nhân vật ấy.

2, Thân bài: (3đ) Biểu cảm về nhân vật chính trong câu chuyện.

(0,5đ) – Sơ lược về nhân vật: hoàn cảnh nhà nghèo, tự học, đỗ thủ khoa trường đại học Y Dược…

(1,5đ) – Cảm nghĩ về nhân vật: cảm phục về nghị lực vượt khó, có phương pháp học tập khoa học, là tấm gương hiếu thảo…(dẫn chứng từ câu chuyện)

(1,0đ) – Học tập ở nhân vật: nỗ lực học tập, rèn thói quen tự học, phụ giúp công việc nhà, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ…

3. Kết bài: (0,5đ) Khẳng định lại tình cảm đối với nhân vật chính trong câu chuyện.

* Hình thức: (1đ)

  • Đúng phương pháp (0,25đ)
  • Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt (0,25đ)
  • Bố cục đầy đủ 3 phần (0,25đ)
  • Chữ viết dễ đọc, sạch sẽ (0,25đ)

……………………………..

VnDoc đã chia sẻ tới các em Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án năm học 2022 – 2023 Sách mới. Hy vọng thông qua đề thi này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập rèn luyện nâng cao kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian sao cho hợp lý để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Ngoài tham khảo bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 các em cũng đừng quên tham khảo thêm Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn do VnDoc biên soạn hoặc được sưu tầm từ các đề thi của các trường trên cả nước. Chúc các em ôn thi tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé

Sau những giờ học tập căng thẳng, chắc hẳn các bạn sẽ rất mệt mỏi. Lúc này, đừng cố ôn quá mà ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe bản thân. Hãy dành cho mình 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bạn nhé. Chỉ 10 phút với những bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có được sự thoải mái nhất, sẵn sàng cho bài học sắp tới:

  • Bạn có tiềm năng trở thành học sinh giỏi môn nào?
  • Loài vật nào ngủ quên trong tâm hồn bạn?
  • Đoán nghề nghiệp tương lai của bạn qua những bức ảnh
  • Bạn sẽ là bạn gái tương lai của ai trong BTS
  • Thử tài với 10 câu hỏi đố vui “siêu xoắn”

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDocHỏi – ĐápTruy cập ngay: Hỏi – Đáp học tập

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button