Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022 – Download.vn

Đề thi cuối kì 1 Văn 10 năm 2022 – 2023 sách mới bao gồm 14 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra học kì 1 Văn 10 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 10 học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài văn để làm bài kiểm tra học kì 1 lớp 10 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 14 Đề thi cuối kì 1 Văn 10, mời các bạn cùng tải tại đây.

TOP 14 Đề thi cuối kì 1 Văn 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

  • Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức
  • Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Cánh diều

Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

SỰ TRUNG THỰC CỦA TRÍ THỨC

Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.

Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.

Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”.

Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.

Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.

(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là

A. nghị luận.B. tự sự.C. miêu tả.D. biểu cảm.

Câu 3. Câu chuyện Chu Văn An và anh em thái sử Bá được dẫn trong văn bản thuộc thao tác lập luận gì?

A. Giải thích.B. Chứng minh.C. Bình luận.D. Bác bỏ.

Câu 4. Ý nào nói không đúng về tác dụng của việc dẫn lại câu chuyện Chu Văn An và anh em thái sử Bá trong văn bản?

A. Làm sáng tỏ cái dũng khí của kẻ sĩ thời xưa.B. Làm sáng tỏ cái dũng khí bất chấp nguy hiểm của kẻ sĩ.C. Làm sáng tỏ cái nguy hiểm để cảnh báo kẻ sĩ nên tránh.D. Làm sáng tỏ phẩm chất trung thực của kẻ sĩ.

Câu 5. Hội chứng “bằng thật, người giả” được tác giả đề cập trong văn bản được hiểu là

A. người dùng bằng giả nhưng tỏ ra như dùng bằng thật.B. người dùng bằng thật nhưng sống giả dối.C. người dùng bằng thật nhưng trình độ kém cỏi, không tương xứng với bằng cấp.D. người dùng bằng giả nhưng có trình độ cao, không tương xứng với bằng cấp.

Câu 6. Mục đích của việc so sánh kẻ sĩ ngày xưa và trí thức ngày nay là gì?

A. Làm nổi bật cái dũng khí của kẻ sĩ xưa khi bảo vệ đạo thánh hiền.B. Khẳng định trí thức xưa và nay đều phải đối mặt với nguy hiểm.C. Nhấn mạnh điểm mới của trí thức ngày nay so với kẻ sĩ ngày xưa.D. Khẳng định kẻ sĩ ngày xưa dám chết vì đấu tranh cho sự thật.

Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Bàn về phẩm cách trung thực của trí thức và xây dựng xã hội trung thực để tài năng, trí thức phát triển bền vững.B. Bàn về những kẻ sĩ dám đấu tranh để bảo vệ sự thật và sự cần thiết phải xây dựng một xã hội trung thực.C. Bàn về vai trò của đạo thánh hiền và sự cần thiết phải học tập những tấm gương dám chết bởi đạo thánh hiền.D. Bàn về sứ mệnh của trí thức ngày nay: phải biết đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực?

Câu 9. Anh/ Chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức.

Câu 10. Anh/ Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc truyện ngắn:

CA CẤP CỨU THÀNH CÔNG

Ngày 31 tháng 12 năm 1989.

Đêm khuya. Trong một phòng bệnh tại một bệnh viện.

Giám đốc Chu của Xưởng sản xuất cán nguội đứng ngồi không yên, cứ chốc chốc lại đưa tay lên nhìn đồng hồ, lòng ông như lửa đốt dõi theo một bệnh nhân đang nằm hôn mê trên giường bệnh.

Nửa tháng trước, thành phố có thông báo sau Tết sẽ tổ chức Hội nghị giao lưu kinh nghiệm dây chuyền sản xuất an toàn, biểu dương các đơn vị tiên tiến. Xưởng sản xuất cán nguội của ông Chu được chỉ định có bài phát biểu quan trọng trong cuộc họp ấy.

Giám đốc Chu lập tức cho gọi những nhân viên ưu tú lên, trực tiếp giao nhiệm vụ soạn thảo bài phát biểu và giám sát rất cẩn thận. Mọi người đã làm việc rất nỗ lực và qua mười ngày mười đêm, cuối cùng họ đã thảo xong được một bài phát biểu cả chục ngàn chữ. Trong bài phát biểu giới thiệu rất tỉ mỉ về tư tưởng chỉ đạo cơ bản của xưởng sản xuất, đó là: Trong năm, xưởng không để xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào. Ngoài ra, bài phát biểu còn đề cập đến những kinh nghiệm để đảm bảo an toàn lao động. Giám đốc Chu sẽ đích thân đọc bài phát biểu này tại hội nghị.

Vậy mà, trong giờ phút hết sức quan trọng ấy, ở xưởng sản xuất của ông lại xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn lao động đến vậy!

Bệnh nhân vẫn chìm trong tình trạng hôn mê. Các bác sĩ đã tiến hành truyền máu, tiêm, tiếp o-xi… Nhưng, tất cả dường như đều không chút tác dụng!

Giám đốc Chu khẩn cầu bác sĩ: “Bác sĩ à, mong ông hãy nghĩ trăm phương ngàn kế giúp tôi, làm sao để kéo được sự sống cho bệnh nhân này, chỉ cần ông ấy không chết trong năm nay là được. Nếu được như vậy, xưởng chúng tôi sẽ gửi một vạn đồng để cảm ơn bệnh viện”.

Đọc thêm:  TOP 47 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán (Các Sở GD&ĐT trong cả

Trên giường bệnh, bệnh nhân vẫn nhọc nhằn từng đợt thở thoi thóp. Xung quanh, mười mấy bác sĩ và y tá vẫn túc trực.

Thời gian trôi đi từng giây chậm chạp. Bầu không khí trong phòng bệnh vô cùng căng thẳng.

Và… bệnh nhân đã trút hơi thở cuối cùng. Tiếng khóc của người thân nức nở, vảng vất trong đêm tối.

Giám đốc Chu và các bác sĩ, mọi người không hẹn mà cùng giơ tay lên nhìn đồng hồ. Kim đồng hồ lúc đó chỉ đúng 0 giờ 1 phút.

“Tốt rồi, tốt quá rồi!”, Giám đốc Chu vô cùng xúc động, ra bắt tay từng vị bác sĩ: “Cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm!”

(Phàn Phát Giá, trích từ Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại, nhiều tác giả, NXB HNV, 2003, tr.49-50)

Thực hiện yêu cầu:

Nhan đề phản ánh khía cạnh nội dung nào của tác phẩm? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

Đáp án đề thi Văn lớp 10 học kì 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

C

0,5

6

C

0,5

7

A

0,5

8

Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì:

Xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5

9

Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức:

– Nói đúng sự thật.

– Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

10

Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản:

– Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn minh.

– Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Mối quan hệ giữa nhan đề và khía cạnh nội dung của truyện Ca cấp cứu thành công.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

2.0

– Ca cấp cứu không thành công trong việc cứu người, mà thành công trong việc cứu căn bệnh thành tích. Nhan đề giễu nhại sâu cay bệnh thành tích, thói dối trá, nhẫn tâm.

– Nhan đề Ca cấp cứu thành công vừa gợi mở cách hiểu vừa hàm chứa thái độ đánh giá.

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. .

– Đánh giá chung:

+ Nhan đề phù hợp, khó thay thế; góp phần làm nên giá trị, sức dẫn của truyện.

+ Tài năng nghệ thuật và lòng nhân đạo của tác giả.

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

– Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

I + II

10

Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn lớp 10

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận.

3

4

1

2

60

2

Viết

Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ.

1*

1*

1*

1*

40

Tổng

15

5

20

20

30

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

– Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

– Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.

– Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

– Xác định được hệ thống nhân vật, kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật…

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

– Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

– Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.

– Phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

– Giải thích được ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu câu và biện pháp tu từ; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

– Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3 TN

4TN 1TL

2 TL

Thơ

Nhận biết:

– Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

– Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

– Hiểu được nội dung chính của văn bản.

– Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

– Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

Văn nghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng trong văn bản nghị luận.

– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, sự kết hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận, các biện pháp tu từ…

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

– Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng.

– Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích tạo lập văn bản.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; tác dụng của các biện pháp tu từ; công dụng của dấu câu; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

– Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

– Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ.

Nhận biết:

Đọc thêm:  Bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 1 - Đọc Tài Liệu

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện/ thơ.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng

3 TN

4TN 1TL

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Văn 10

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích :

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất,Tội trời đày ở nhân gian.Con không được cười giễu họ,Dù họ hôi hám úa tàn.

Nhà mình sát đường họ đến.Có cho thì có là bao.Con không bao giờ được hỏ,iQuê hương họ ở nơi nào.(…)Mình tạm gọi là no ấm,Ai biết cơ trời vần xoay.Lòng tốt gửi vào thiên hạ,Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh, Dăn con, Nhà thơ và hoa cỏ. NXB Văn học, 1993)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì ?

A. Thuyết minhB. Tự sựC. Nghị luận D. Biểu cảm

Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự doB. Thơ 6 chữC. Thơ lục bátD. Thơ 8 chữ

Câu 3. Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?

A. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là người hành khất. Cùng với đó là sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận…khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.B. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là các cụ già. Cùng với đó là sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận…khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.C. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là các em nhỏ. D. Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia giữa những người bạn.

Câu 4. Đâu là biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Phép điệpB. Phép đốiC. Phép nhân hóaD. Phép so sánh

Câu 5. Hãy tìm trong vốn từ tiếng Việt từ đồng nghĩa với từ “hành khất”?

A. Mồ côiB. Ăn xinC. Phú hộD. Nông dân

Câu 6. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất về lí do tác giả dùng từ “hành khất” thay vì dùng các từ đồng nghĩa khác?

A. “Hành khất” là từ Hán Việt mang sắc thái trung tính, phù hợp với cảm xúc của nhân vật tữ tình trong lời dặn con.B. “Hành khất” là từ thuần Việt thể hiện cái nhìn vị tha, bác ái hơn đối với những người có cuộc đời kém may mắn trong cuộc sống.C. “Hành khất” là từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt, cùng sự phối hợp nhịp nhàng của thanh điệu do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật tữ tình trong lời dặn con.D. “Hành khất” là từ thuần Việt, mang sắc thái trang trọng, phù hợp với cảm xúc của nhân vật tữ tình trong lời dặn con.

Câu 10. Việc lặp lại “Con không…Cong không…” ở khổ 1 và khổ 2 thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình khi căn dặn con?

A. Thái độ nghiêm khắc, có ý nghĩa như mệnh lệnh, muốn người con tuyệt đối không được làm trái với những điều mình căn dặnB. Thái độ thiếu tôn trọng đối với người hành khất.C. Thương hại cho số phận kém may mắn của người hành khất.D. Thái độ đầy sự nghiêm khắc, mà ẩn trong lời răn dạy lại mang tính thương lượng, tôn trọng lòng tự trọng của đứa con khi ở tình thế chủ động nhưng cũng đầy bất trắc.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Vì sao người cha lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào”?

Câu 9. Vì sao nói đoạn trích khơi dây lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt của người cha không chỉ với con mình mà còn đối với những đứa trẻ khác? Trả lời trong khoảng 5 – 10 dòng.

Câu 10. Anh / chị có suy nghĩ gì về bài học mà người cha nói với con qua đoạn trích? Trả lời trong khoảng 5 – 10 dòng.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Từ đoạn trích trên, anh / chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại).

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 10

PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC HIỂU6,01D0.52B0.53A0.54A0.55B0.56C0.510D0.5

8

Người cha lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào”, Vì: Ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, chỉ vì sa cơ lỡ vận nên đành phải lưu lạc kiếm sống, nếu hỏi quê hương họ thì sẽ đồng nhĩa với việc ta vô tình đâm sâu hơn vào nỗi đau của họ.

0.5

9

Câu 9. HS nêu suy nghĩ của cá nhân, viết đúng dung lượng.

Cần thấy được ngay từ đầu đoạn trích người cha đã lý giải cho con hiểu rằng không ai muốn mình trở thành người hành khất cả, chẳng may do sa cơ lỡ vận cho nên cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày” đã thể hiện sự tôn trọng của người cha đối với những người bị “trời đày”, cũng là thể hiện sự đồng cảm với nỗi bất hạnh của họ. Từ đó cha muốn con nhận ra nên có thái độ, cách hành xử đúng với những người kém may mắn hơn mình. Hơn nữa, gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm, sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn xoay vần. Vì thế con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia với họ để biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh giống họ bây giờ, và cũng được mọi người tôn trọng, giúp đỡ như con đã làm.

1,0

10

Câu 10. HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân, có lí giải hợp lí, viết đúng dung lượng.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại).

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

I. Mở bài

· Giới thiệu về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

II. Thân bài

1. Giải thích

· “Cho”: ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.

· “Nhận”: lấy về cái được cho, được ban tặng.

=> “Cho” và “nhận” là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

=> “Cho” và “nhận” có mối quan hệ mật thiết với nhau.

2. Biểu hiện

· Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

· Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình.

· “Cho” và “nhận” là hành động xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người.

· Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.

· Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.

3. Ý nghĩa của cho và nhận

· “Cho” và “nhận” gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn.

· Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn.

· Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến.

4. Bài học

· Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.

· Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.

III. Kết bài

· Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cho và nhận trong cuộc sống.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoTNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1

Đọc

VB thơ hiện đại

– Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản / đoạn trích.

– Xác định thể thơ của văn bản / đoạn trích.

– Chỉ ra được thông tin trong văn bản / đoạn trích.

– Nhận biết biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản / đoạn trích.

– Tìm từ đồng nghĩa

– Giải nghĩa từ ngữ trong văn bản / đoạn trích.

– Nêu đặc điểm của nhân vật trữ tình trong văn bản / đoạn trích.

– Nêu nội dung của một số câu thơ.

– Nhận xét về nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản / đoạn trích.

– Nêu suy nghĩ về bài học rút ra từ văn bản/ đoạn trích.

Đọc thêm:  Bài tập về liên kết cộng hóa trị có đáp án và lời giải - Hóa lớp 10

10

Tỉ lệ (%)

20%

15%

5%

10%

10%

60

2

Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

1

Tỉ lệ (%)

10

15

10

5

40

Tổng

20

10

15

20

20

15

100

Tỉ lệ %

30%

35%

20%

15%

Tỉ lệ chung

65%

35%

* Lưu ý:

– Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ.

– Những kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên

Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Cánh diều

Đề thi cuối kì 1 Văn 10

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản:

NẮNG MỚI

– Lưu Trọng Lư –

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,Xao xác, gà trưa gáy não nùng,Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thờiLúc người còn sống, tôi lên mười;Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng me tôi chửa xoá mờHãy còn mường tượng lúc vào ra:Nét cười đen nhánh sau tay áoTrong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, 2000, tr. 288)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bátB. Ngũ ngônC. Bảy chữD. Tự do

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. TôiB. Người mẹC. Người conD. Tác giả

Câu 3. Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ đánh thức kỉ niệm về người mẹ?

A. Áo đỏB. Giậu phơiC. Tay áoD. Nắng mới

Câu 4. Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ trên là gì?

A. 3/4B. 2/5C. 4/3D. 3/1/3

Câu 5. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên hiện lên như thế nào?

A. Hối hận, luyến tiếcB. Vui mừng, sung sướngC. Dửng dưng, lạnh lùngD. Buồn nhớ, khắc khoải

Câu 6. Câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo” gợi lên điều gì về người mẹ?

A. Vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, quyến rũB. Vẻ đẹp truyền thống, kín đáo, rạng rỡ, tỏa sángC. Vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa, thanh thoátD. Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, chân chất

Câu 7. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội” làm cho hình ảnh “nắng mới”:

A. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ.B. Cụ thể, nổi bật, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ.C. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi mới và rộn ràng.D. Cụ thể, sinh động, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên trong trẻo, thanh bình.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. Những hình ảnh thơ “nắng mới”, “áo đỏ”, “nét cười đen nhánh” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 9. Hai câu thơ “Hình dáng me tôi chửa xoá mờ/ Hãy còn mường tượng lúc vào ra” mang đến cho anh/chị cảm xúc gì về những người thân yêu?

Câu 10. Những kí ức của nhân vật trữ tình về người mẹ đã khuất gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của những kỉ niệm trong cuộc sống mỗi người?

Phần II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 10

PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC HIỂU6.01C0.52A0.53D0.54C0.55D0.56B0.57A0.5

8

Các hình ảnh thơ liên hệ chặt chẽ, hình ảnh này dẫn đến sự xuất hiện hình ảnh kia; tất cả cùng khơi gợi kỉ niệm và tình cảm về mẹ.

* Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời được 1/2 ý trên: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

– Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc vẫn đạt điểm tối đa.

1.0

9

Học sinh bộc lộ những tình cảm chân thành, sâu sắc về người thân yêu của mình, như: nhớ thương, biết ơn, trân trọng…

* Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời nội dung phong phú, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc: 0.75 – 1.0 điểm.

– Học sinh bộc lộ được tình cảm về người thân nhưng nội dung chưa phong phú, diễn đạt chưa mạch lạc: 0.25 – 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

– Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc vẫn đạt điểm tối đa.

1.0

10

Học sinh nêu được những giá trị của kỉ niệm trong cuộc sống mỗi người: Cơ sở để hình thành, vun đắp tình cảm tốt đẹp, trong sáng, chân thành; tạo động lực, nâng đỡ con người trong hiện tại…

* Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời từ 2 giá trị trở lên, diễn đạt mạch lạc: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 giá trị, diễn đạt chưa mạch lạc: 0.25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

– Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc vẫn đạt điểm tối đa.

0.5

II

VIẾT

Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.5

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

2.0

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

– Giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về nội dung, bài thơ làm nổi bật hình ảnh người mẹ với những vẻ đẹp hiện lên trong tâm tưởng và tình cảm của nhân vật trữ tình…

+ Về nghệ thuật, Nắng mới là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho hình thức Thơ mới, sử dụng thể thơ bảy chữ; từ ngữ giản dị, gần gũi, gợi cảm mang màu sắc Bắc Bộ; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết; sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ,…

– Nêu được thông điệp rút ra từ bài thơ: Bài thơ là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình; thể hiện giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.

* Hướng dẫn chấm:

– Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm.

– Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.0 điểm – 1.75 điểm.

– Trình bày chung chung, sơ sài: 0.25 điểm – 0.75 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

* Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nội dung phân tích, đánh giá; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

– Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm.

– Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm.

0.5

Tổng điểm

10.0

Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc

VB thơ hiện đại

– Xác định thể thơ

– Xác định nhân vật trữ tình

– Xác định được từ ngữ, hình ảnh

– Xác định được nhịp thơ

– Hiểu được

Tâm trạng của nhân vật trữ tình

– Hiểu được nội dung của câu thưo trong văn bản

– nêu được hiệu quả của biệp pháp tu từ

– Lí giải được hình ảnh thơ

– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra.

– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu

10

Tỉ lệ (%)

20%

15%

5%

10%

10%

60

2

Viết

Viết văn bản nghị luận văn học

Viết bài văn nghị luận về một vẻ đẹp của tác phẩm văn học

1

Tỉ lệ (%)

10

15

10

5

40

Tổng

20

10

15

20

20

15

100

Tỉ lệ %

30%

35%

20%

15%

Tỉ lệ chung

65%

35%

* Lưu ý:

– Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ.

………………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 1 Văn 10

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button