Đề thi Sinh học 10 Học kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (20 đề)
Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Sinh học 10, dưới đây là Top 20 Đề thi Sinh học lớp 10 Học kì 1 năm 2022 – 2023 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh 10.
Đề thi Sinh 10 Học kì 1 năm 2022 – 2023 có đáp án (20 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
-
Đề thi Học kì 1 Sinh 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
-
Đề thi Học kì 1 Sinh 10 Cánh diều có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
-
Đề thi HSinh 10c lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề)
Xem đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức
Năm học 2022 – 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?
A. Có khả năng di chuyển.
B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.
C. Được cấu tạo từ tế bào.
D. Có cấu tạo phức tạp.
Câu 2: Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Màng tế bào.
B. Chất nguyên sinh.
C. Nhân tế bào.
D. Thành tế bào.
Câu 3: DNA có chức năng là
A. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. tham gia quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
D. mang, bảo quàn và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 4: Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng, nguyên nhân chủ yếu là vì?
A. Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại thực vật.
B. Dầu thực vật không gây bệnh xơ cứng động mạch.
C. Dầu thực vật được cấu tạo bởi glycerol và 3 gốc acid béo.
D. Thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no.
Câu 5: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm
A. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
B. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
C. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA mạch kép.
D. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA dạng vòng, mạch kép.
Câu 6:Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?
A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có.
B. Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, còn tế bào nhân thực thì có.
C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có.
D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể.
Câu 7: Sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng gọi là
A. vận chuyển thụ động.
B. vận chuyển chủ động.
C. thực bào.
D. ẩm bào.
Câu 8: Nhập bào bao gồm 2 loại là?
A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.
B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.
C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.
D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.
Câu 9: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?
A. Chất có kích thước nhỏ.
B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực.
C. Chất có kích thước nhỏ, mang điện.
D. Chất có kích thước lớn.
Câu 10: Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng
A. các protein thụ thể trên màng tế bào.
B. các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
C. các kênh protein trên màng tế bào hoặc nằm trong tế bào chất.
D. các protein thụ thể nằm trong tế bào chất.
Câu 11: Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào là
A. sự chuyển đổi các chất giữa các phân tử trong tế bào với môi trường.
B. sự chuyển đổi thông tin di truyền giữa tế bào và tế bào.
C. sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào.
D. sự chuyển đổi tín hiệu giữa tế bào với môi trường nội bào.
Câu 12: Nước sẽ di chuyển vào một tế bào được đặt trong một dung dịch
A. thẩm thấu.
B. ưu trương.
C. nhược trương.
D. đẳng trương.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Sự dung hợp của túi tiết với màng tế bào để giải phóng các chất ra ngoài tế bào là một kiểu xuất bào.
B. Sự vận chuyển những chất hoặc vật có kích thước lớn vào trong tế bào qua màng sinh chất không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Sự biến dạng màng tế bào bao bọc lấy chất tan rồi đưa chúng vào trong tế bào gọi là sự thực bào.
D. Thực bào, ẩm bào hoặc xuất bào đều thuộc loại vận chuyển thụ động.
Câu 14: Nhóm chất nào sau đây dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?
A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.
B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.
D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
Câu 15: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào?
A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển.
B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.
D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán.
Câu 16: Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích
A. bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất.
B. bằng cách liên kết với thụ thể trên màng nhân.
C. làm thay đổi sự hoạt động của thành tế bào.
D. làm thay đổi hoạt tính của enzyme.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây về quá trình truyền tín hiệu trong tế bào là đúng?
A. Tín hiệu được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tín hiệu.
B. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.
C. Thụ thể có thể là kênh vận chuyển ion qua màng được mở bởi các tín hiệu phù hợp.
D. Các phân tử protein thụ thể được phân bố ở thành tế bào.
Câu 18: Phân tử nào sau đây được coi như “đồng tiền” năng lượng của tế bào?
A. Acid nucleic.
B. Protein.
C. ATP.
D. Enzyme.
Câu 19: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzyme chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. trung tâm điều khiển.
B. trung tâm vận động.
C. trung tâm phân tích.
D. trung tâm hoạt động.
Câu 20: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme?
A. Nồng độ enzyme và cơ chất.
B. Độ pH.
C. Nhiệt độ.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 21: Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan nào?
A. Nhân tế bào.
B. Ti thể.
C. Lysosome.
D. Bộ máy Golgi.
Câu 22: Quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và chuỗi truyền electron là
A. hô hấp tế bào.
B. chu trình krebs.
C. lên men.
D. hô hấp hiếu khí.
Câu 23: Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. chất nền của lục lạp.
B. các hạt grana.
C. màng thylakoid.
D. màng kép của lục lạp.
Câu 24: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở
A. cả 3 nhóm phosphate.
B. 2 liên kết phosphate gần phân tử đường.
C. 2 liên kết giữa 2 nhóm phosphate ở ngoài cùng.
D. chỉ 1 liên kết phosphate ngoài cùng.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzyme?
A. Là hợp chất cao năng.
B. Là chất xúc tác sinh học.
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống.
D. Làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Câu 26: Những nhận định nào dưới đây về lên men là đúng?
A. Lên men không cần có chuỗi truyền điện tử.
B. Lên men không cần có oxygen nhưng cần có chuỗi truyền điện tử.
C. Lên men ethanol tạo ra lượng ATP nhiều hơn lên men lactate.
D. Mỗi phân tử glucose qua lên men ethanol tạo ra 4 ATP.
Câu 27: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là
A. từ phân tử nước.
B. từ APG.
C. từ phân tử CO2.
D. từ phân tử ATP.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
A. Phần tự luận
Câu 1: Trong hai loại tế bào là tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây, tế bào nào có nhiều ti thể hơn? Vì sao?
Câu 2: Vì sao tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất?
Câu 3: Ở người, hiện tượng đau mỏi cơ khi vận động nhiều là do lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ. Dựa vào hiểu biết quá trình lên men, hãy giải thích cơ chế gây ra hiện tượng này.
Đáp án đề 1
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: C
Vật sống khác với vật không sống vì vật sống có đặc điểm đặc trưng là chúng được cấu tạo từ tế bào.
Câu 2:
Đáp án đúng là: B
Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh.
Câu 3:
Đáp án đúng là: D
DNA có chức năng mang, bảo quàn và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 4:
Đáp án đúng là: D
Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng, nguyên nhân chủ yếu là vì thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no, acid béo không no thường có dạng lỏng.
Câu 5:
Đáp án đúng là: A
Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
Câu 6:
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:
– Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân sơ nằm trong vùng nhân không có màng bao bọc.
– Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân thực nằm trong nhân có màng kép bao bọc.
Câu 7:
Đáp án đúng là: A
Vận chuyển thụ động là sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
Nhập bào gồm 2 loại là: Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.
Câu 9:
Đáp án đúng là: D
Các chất chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào là các chất có kích thước lớn, các đại phân tử như protein, đường đa, DNA.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
Câu 11:
Đáp án đúng là: C
Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào.
Câu 12:
Đáp án đúng là: C
Tế bào đặt trong dung dịch nhược trương sẽ bị phồng ra do nước di chuyển vào trong tế bào.
Câu 13:
Đáp án đúng là: A
A – Đúng. Xuất bào là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào. Các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển, sau đó túi này liên kết với màng tế bào giải phóng các chất ra bên ngoài.
B, D – Sai. Vì thực bào, ẩm bào và xuất bào đều tiêu tốn năng lượng.
C – Sai. Vì tế bào lấy các chất tan từ môi trường rồi đưa chúng vào trong tế bào gọi là ẩm bào.
Câu 14:
Đáp án đúng là: C
Nhóm chất dễ dàng đi qua màng tế bào nhất là nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ, được vận chuyển trực tiếp qua lớp phospholipid kép.
Câu 15:
Đáp án đúng là: D
Quá trình vận chuyển thụ động tuân theo quy luật khuếch tán, các chất từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
Câu 16:
Đáp án đúng là: A
Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất và làm thay đổi sự hoạt động của gene.
Câu 17:
Đáp án đúng là: B
A – Sai. Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào thực chất là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin của tế bào.
B – Đúng. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.
C – Sai. Thụ thể có thể là các protein trên màng, các enzyme, các loại protein tham gia vào quá trình hoạt hóa gene hoặc nhiều loại protein kết cặp với enzyme.
D – Sai. Các phân tử protein thụ thể được phân bố ở màng hay trong tế bào chất.
Câu 18:
Đáp án đúng là: C
ATP được coi là “đồng tiền” năng lượng của tế bào.
Câu 19:
Đáp án đúng là: D
Trung tâm hoạt động của enzyme là một vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất để xúc tác cho phản ứng diễn ra.
Câu 20:
Đáp án đúng là: D
Hoạt tính của enzyme bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme cũng như nồng độ các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzyme.
Câu 21:
Đáp án đúng là: B
Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan là ti thể.
Câu 22:
Đáp án đúng là: C
Lên men là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và chuỗi truyền electron.
Câu 23:
Đáp án đúng là: A
Pha tối quang hợp xảy ra ở chất nền của lục lạp.
Câu 24:
Đáp án đúng là: C
ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở 2 liên kết giữa 2 nhóm phosphate ở ngoài cùng.
Câu 25:
Đáp án đúng là: A
Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzyme làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Enzyme không phải là hợp chất cao năng.
Câu 26:
Đáp án đúng là: A
A – Đúng. Lên men không cần có chuỗi truyền điện tử và O2.
B – Sai. Lên men không có sự tham gia của O2 và chuỗi chuyền điện tử.
C – Sai. Lên men ethanol tạo ra lượng ATP như lên men lactate.
D – Sai. Mỗi phân tử glucose qua lên men ethanol tạo ra 2 ATP.
Câu 27:
Đáp án đúng là: A
Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là từ phân tử nước, trong quá trình quang phân li nước.
Câu 28:
Đáp án đúng là: C
A – Sai. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí carbon dioxide.
B – Sai. Quang hợp là quá tình tổng hợp chất hữu cơ.
C – Đúng. Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ và oxygen.
D – Sai. Quang hợp chỉ xảy ra ở một số nhóm sinh vật như thực vật, tảo và một số vi khuẩn.
B. Phần tự luận
Câu 1:
Tế bào lông hút ở rễ cây sẽ chứa nhiều ti thể hơn vì chúng cần nhiều năng lượng để thực hiện hút và vận chuyển nước và ion khoáng từ ngoài đất vào trong mạch gỗ. Tế bào biểu bì chỉ thực hiện chức năng chứa các tế bào bảo vệ kiểm soát và điều tiết khí khổng ở mặt dưới của lá, cần ít năng lượng nên ít ti thể hơn.
Câu 2:
Tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất do tế bào rễ cây có không bào trung tâm lớn, chứa nhiều chất tan nên có áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất mà nước có xu hướng đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.
Câu 3:
– Khi tập luyện cường độ cao, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất năng lượng thông qua hô hấp hiếu khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
– Tuy nhiên, với cường độ hô hấp hiếu khí cao, cơ thể có thể sẽ không thể cung cấp đủ lượng O2. Lúc này, hoạt động cơ bắp bắt đầu dựa vào con đường lên men lactate – một quá trình sản xuất năng lượng không cần O2. Con đường lên men lactate sinh ra lactic acid. Lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Cánh diều
Năm học 2022 – 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1:Tiến trình thể hiện đúng các bước của phương pháp quan sát là?
A. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo.
B. Báo cáo → Tiến hành → Xác định mục tiêu.
C. Báo cáo → Xác định mục tiêu → Tiến hành.
D. Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo.
Câu 2: Thí nghiệm sinh học nào sau đây không gây tranh luận trái chiều liên quan đến đạo đức xã hội?
A. Chuyển gene tạo giống lúa mới có năng suất cao.
B. Chuyển gene ở động vật và dùng nhiều loài động vật làm thí nghiệm.
C. Nhân bản vô tính con người.
D. Chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm.
Câu 3: Thành phần nào dưới đây không phải là cấp độ cơ bản của thế giới sống?
A. Tế bào thực vật.
B. Quần xã sinh vật.
C. Nguyên tử.
D. Cơ thể động vật.
Câu 4: Ai là người đầu tiên có những quan sát và mô tả về tế bào sống?
A. R. Hooke.
B. A.V. Leeuwenhoek.
C. M. Schleiden.
D. T. Schwann.
Câu 5: Trong một phân tử nước, hai nguyên tử hydrogen liên kết với một nguyên tử oxygen bằng
A. liên kết hydrogen.
B. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. liên kết cộng hóa trị phân cực.
D. liên kết ion.
Câu 6: Chuỗi nucleotide với trình tự GAACCGGAACAU
A. có số lượng base purine nhiều hơn số lượng base pyrimidine.
B. có số lượng base pyrimidine nhiều hơn số lượng base purine.
C. có số lượng base purine bằng số lượng base pyrimidine.
D. không có base pyrimidine.
Câu 7: Thành phần nào sau đây không phải là của một tế bào nhân sơ?
A. DNA.
B. Ribosome.
C. Màng sinh chất.
D. Lưới nội chất.
Câu 8: Chất di truyền của tế bào nhân sơ là
A. phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
B. phân tử DNA dạng thẳng.
C. phân tử RNA dạng vòng, mạch kép.
D. phân tử RNA dạng thẳng.
Câu 9: Những phân tử nào sau đây là thành phần cấu tạo chính của màng sinh chất?
A. Phospholipid và triglyceride.
B. Carbohydrate và protein.
C. Glycoprotein và cholesterol.
D. Phospholipid và protein.
Câu 10: Ở tế bào nhân thực, ATP được tổng hợp chủ yếu ở đâu trong tế bào?
A. Trong bào tương.
B. Trên màng trong ti thể.
C. Trên màng lưới nội chất.
D. Trên màng sinh chất.
Câu 11: Thành phần nào sau đây cấu tạo nên bộ khung tế bào?
A. Màng nhân.
B. Vi sợi.
C. Ti thể.
D. Sợi nhiễm sắc.
Câu 12: Sinh vật nhân sơ là sinh vật không có
A. khả năng hấp thụ thức ăn.
B. khả năng sống sót trong môi trường khắc nghiệt.
C. nhân hoàn chỉnh.
D. chất di truyền.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tế bào của tất cả các sinh vật đều có nhân.
B. Cả tế bào động vật và tế bào thực vật đều có thành tế bào.
C. Ở tế bào nhân sơ, không có bất kì bào quan nào được bao bọc bởi màng.
D. Tế bào được hình thành từ các nguyên liệu không sống.
Câu 14: Các tế bào có nhu cầu năng lượng cao thường có bào quan nào sau đây với số lượng lớn hơn các tế bào khác?
A. Ti thể.
B. Peroxisome.
C. Lysosome.
D. Túi vận chuyển.
Câu 15: Bào quan nào sau đây chủ yếu tham gia vào quá trình tổng hợp các loại dầu, phospholipid và steroid?
A. Ribosome.
B. Peroxisome.
C. Ti thể.
D. Lưới nội chất trơn.
Câu 16: Phân tử có đặc điểm nào sau đây đi qua màng sinh chất dễ dàng nhất?
A. Lớn và kị nước.
B. Lớn và ưa nước.
C. Nhỏ và kị nước.
D. Tích điện.
Câu 17: Ẩm bào liên quan đến việc vận chuyển
A. chất lỏng vào trong tế bào.
B. một tế bào vào trong một tế bào khác.
C. các phân tử lớn ra khỏi tế bào.
D. các phân tử kị nước vào trong tế bào.
Câu 18: Thành phần cấu tạo của ATP gồm có
A. adenine và 3 nhóm phosphate.
B. adenine, ribose và 3 nhóm phosphate.
C. adenine và ribose.
D. các thành phần khác không bao gồm adenine, ribose và 3 nhóm phosphate.
Câu 19: Một số enzyme còn có thêm thành phần không phải là protein được gọi là
A. cơ chất.
B. trung tâm hoạt động.
C. cofactor.
D. sản phẩm.
Câu 20: Sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp bao gồm
A. carbon dioxide và nước.
B. carbon dioxide và oxygen.
C. carbohydrate.
D. oxygen và nước.
Câu 21: Đường phân là
A. quá trình phân giải glycogen thành CO2 và H2O.
B. quá trình phân giải glucose thành CO2 và H2O.
C. quá trình phân giải fructose thành hai phân tử chứa ba carbon.
D. quá trình phân giải glucose thành hai phân tử chứa ba carbon.
Câu 22: Quá trình phân giải được thực hiện theo hai con đường là
A. hô hấp tế bào hoặc quang hợp.
B. hô hấp tế bào hoặc lên men.
C. quang hợp và lên men.
D. quang hợp và đường phân.
Câu 23: Khi một tế bào hồng cầu người được đặt trong một môi trường nhược trương, nó sẽ
A. trải qua quá trình phá vỡ tế bào.
B. trải qua quá trình co nguyên sinh.
C. ở trạng thái cân bằng.
D. giảm kích thước.
Câu 24: Hoạt động nào sau đây yêu cầu năng lượng từ ATP?
A. Sự di chuyển của khí O2 ra khỏi lá.
B. Sự di chuyển của ion khoáng vào tế bào lông hút rễ cây.
C. Sự di chuyển của hormone steroid vào trong tế bào.
D. Sự di chuyển của nước vào tế bào trùng giày.
Câu 25: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng do enzyme xúc tác?
A. Enzyme tạo thành phức hợp với cơ chất của chúng.
B. Enzyme làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học.
C. Enzyme không thay đổi hình dạng khi liên kết với cơ chất.
D. Phản ứng xảy ra tại trung tâm hoạt động của enzyme.
Câu 26: Trong điều kiện có ánh sáng, khi ngâm lá rong đuôi chồn trong ống nghiệm chứa nước, có hiện tượng bọt khí nổi lên vì
A. lá tạo ra oxygen qua quá trình hô hấp.
B. khí nitrogen trong khoang chứa khí của lá bay ra.
C. khí hòa tan trong nước được giải phóng.
D. lá tạo ra oxygen qua quá trình quang hợp.
Câu 27: Quá trình nào sau đây trong các tế bào nhân chuẩn sẽ diễn ra bình thường cho dù có hay không có oxygen?
A. Chuỗi truyền electron.
B. Đường phân.
C. Chu trình Krebs.
D. Sự oxi hóa pyruvic acid.
Câu 28: Quang khử là quá trình quang tổng hợp xảy ra ở
A. thực vật.
B. động vật.
C. nấm.
D. vi khuẩn.
B. Phần tự luận
Câu 1: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích?
Câu 2: Tại sao các tế bào cơ, tế bào gan có số lượng ti thể (hàng nghìn) cao hơn rất nhiều so với các tế bào khác như tế bào biểu mô ở da, tế bào xương (hàng trăm)?
Câu 3: Giải thích tại sao khi tập thể dục hoặc lao động nặng thì chúng ta lại thở mạnh?
Đáp án đề 1
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: A
Quan sát được thực hiện theo các bước là:
– Bước 1: Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu, đối tượng hoặc hiện tượng và đặc điểm cần quan sát.
– Bước 2: Tiến hành: Lựa chọn phương tiện quan sát, tiến hành quan sát, ghi lại thông tin quan sát.
– Bước 3: Báo cáo: Xử lí thông tin để kết luận về bản chất đối tượng hoặc hiện tượng quan sát. Báo cáo kết quả quan sát.
Câu 2:
Đáp án đúng là: A
– Tạo ra nhiều giống cây trồng mới là ứng dụng trong cung cấp lương thực, thực phẩm, không gây tranh luận về vấn đề đạo đức xã hội.
– Một số thí nghiệm gây tranh luận về đạo đức sinh học như: chuyển gene ở động vật và dùng nhiều loài động vật làm thí nghiệm; nhân bản vô tính con người; chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm.
Câu 3:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử không phải là cấp độ cơ bản của thế giới sống.
Câu 4:
Đáp án đúng là: B
– Năm 1665, R. Hooke đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi nhưng đây là những tế bào đã chết.
– A.V. Leeuwenhoek trở thành một trong những người đầu tiên quan sát và mô tả về tế bào sống: Những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã quan sát tế bào hồng cầu dưới kính hiển vi do ông chế tạo. Sau đó, ông tiếp tục phát hiện động vật nguyên sinh và vi khuẩn.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C
Trong một phân tử nước, hai nguyên tử hydrogen liên kết với một nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 6:
Đáp án đúng là: A
Một nitrogenous base gồm 2 nhóm purine (A, G) và pyrimidine (C, T, U) → Trong chuỗi nucleotide trên có 8 purine và 4 pyrimidine → Chuỗi nucleotide trên có số lượng base purine nhiều hơn số lượng base pyrimidine.
Câu 7:
Đáp án đúng là: D
Tế bào nhân sơ không chứa các bào quan có màng bao bọc mà lưới nội chất là bào quan có màng đơn → Tế bào nhân sơ không chứa bào quan là lưới nội chất.
Câu 8:
Đáp án đúng là: A
Chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
Câu 9:
Đáp án đúng là: D
Màng sinh chất được cấu tạo từ 2 thành phần chính là protein và phospholipid trong đó các phân tử protein nằm xen kẽ trong lớp phospholipid kép tạo thành cấu trúc khảm động của màng.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Ở tế bào nhân thực, ATP được tổng hợp chủ yếu ở bào quan ti thể. Tại ti thể, xảy ra quá trình hô hấp tế bào, quá trình này sử dụng O2 tạo ra phần lớn năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
Câu 11:
Đáp án đúng là: B
Bộ khung tế bào (khung xương tế bào) là mạng lưới gồm vi ống, sợi trung gian và vi sợi, được cấu tạo từ các phân tử protein. Bộ khung tế bào đóng vai trò như “bộ xương” của tế bào làm nhiệm vụ nâng đỡ, duy trì hình dạng của tế bào và tham gia sự vận động của tế bào.
Câu 12:
Đáp án đúng là: C
Sinh vật nhân sơ là sinh vật không có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất.
Câu 13:
Đáp án đúng là: C
A – Sai. Tế bào nhân sơ chưa có nhân mà chỉ có vùng nhân (vật chất di truyền không được bao bọc trong màng nhân).
B – Sai. Tế bào động vật không có thành tế bào.
C – Đúng. Ở tế bào nhân sơ, không có bất kì bào quan nào được bao bọc bởi màng.
D – Sai. Các thành phần trong tế bào tương tác với nhau để tạo nên sự sống của tế bào.
Câu 14:
Đáp án đúng là: A
Ti thể là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào, tạo ra phần lớn ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào → Các tế bào có nhu cầu năng lượng cao thường có bào quan ti thể với số lượng lớn hơn các tế bào khác.
Câu 15:
Đáp án đúng là: D
Lưới nội chất trơn chứa nhiều enzyme tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và khử độc cho tế bào,… Lưới nội chất trơn còn là nơi tổng hợp nên các sterol và phospholipid cấu tạo nên các loại màng của tế bào và các hormone sinh dục, tổng hợp và dự trữ triglyceride, tổng hợp và phân giải glycogen giúp điều hòa đường huyết.
Câu 16:
Đáp án đúng là: C
Lớp lipid kép của màng sinh chất có tính kị nước nên những phân tử nhỏ, có tính kị nước như các chất khí, các hormone steroid, vitamin tan trong lipid,… sẽ có thể dễ dàng đi qua màng sinh chất.
Câu 17:
Đáp án đúng là: A
Ẩm bảo là hình thức tế bào lấy các chất tan từ môi trường trong các túi (bóng) được hình thành từ sự biến dạng của màng.
Câu 18:
Đáp án đúng là: B
Mỗi phân tử ATP có cấu tạo gồm ba thành phần cơ bản là: phân tử adenine, phân tử đường ribose và 3 nhóm phosphate.
Câu 19:
Đáp án đúng là: C
Một số enzyme còn có thêm thành phần không phải là protein được gọi là cofactor. Cofactor có thể là ion kim loại và hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ vitamin.
Câu 20:
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình quang hợp, tế bào sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ (carbohydrate) từ các chất vô cơ và giải phóng oxygen vào khí quyển. Trong đó, oxygen được tạo ra trong pha sáng còn carbohydrate là sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở pha không phụ thuộc ánh sáng của quang hợp.
Câu 21:
Đáp án đúng là: D
Đường phân là giai đoạn biến đổi phân tử glucose xảy ra trong bào tương, kết quả là từ 1 phân tử glucose sẽ tạo ra 2 phân tử pyruvic acid (3C), 2 ATP và 2 NADH.
Câu 22:
Đáp án đúng là: B
Quá trình phân giải được thực hiện theo hai con đường là hô hấp tế bào hoặc lên men.
Câu 23:
Đáp án đúng là: A
Khi một tế bào hồng cầu người được đặt trong một môi trường nhược trương, nước sẽ đi từ môi trường vào trong tế bào làm tế bào trương lên. Mà tế bào hồng cầu không có thành tế bào chống lại sức trương nước nên tế bào hồng cầu có thể bị tan bào (tế bào bị phá vỡ).
Câu 24:
Đáp án đúng là: B
A – Sai. Sự di chuyển của khí O2 ra khỏi lá là sự vận chuyển thụ động không tiêu tốn ATP.
B – Đúng. Vì tế bào lông hút có nồng độ ion khoáng cao hơn môi trường nên sự di chuyển của ion khoáng vào tế bào lông hút rễ cây là sự vận chuyển chủ động cần tiêu tốn ATP.
C – Sai. Sự di chuyển của hormone steroid vào trong tế bào theo cơ chế khuếch tán đơn giản không tiêu tốn ATP.
D – Sai. Sự di chuyển của nước vào tế bào trùng giày là sự thẩm thấu không tiêu tốn ATP.
Câu 25:
Đáp án đúng là: C
A – Đúng. Khi tiến hành xúc tác, enzyme liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất.
B – Đúng. Enzyme có thể làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học lên hàng trăm nghìn đến hàng triệu tỉ lần so với phản ứng không có chất xúc tác.
C – Sai. Khi liên kết với cơ chất, trung tâm hoạt động của enzyme thay đổi hình dạng để khớp với cơ chất.
D – Đúng. Phản ứng xảy ra tại trung tâm hoạt động của enzyme.
Câu 26:
Đáp án đúng là: D
Trong điều kiện có ánh sáng, khi ngâm lá rong đuôi chồn trong ống nghiệm chứa nước, lá sẽ tiến hành quá trình quang hợp giải phóng ra khí oxygen. Khí oxygen được tạo ra ít tan trong nước và nhẹ hơn nước nên sẽ được đẩy lên trên làm xuất hiện hiện tượng bọt khí nổi lên.
Câu 27:
Đáp án đúng là: B
– Trong tế bào, tế bào phân giải glucose và giải phóng năng lượng theo hai con đường hô hấp (khi có oxygen) và lên men (khi không có oxygen). Cả 2 con đường này đều xảy ra giai đoạn đường phân. Bởi vậy, đường phân là quá trình trong các tế bào nhân chuẩn sẽ diễn ra bình thường cho dù có hay không có oxygen.
– Chuỗi truyền electron, chu trình Krebs, sự oxi hóa pyruvic acid chỉ xảy ra trong hô hấp tế bào (khi có oxygen).
Câu 28:
Đáp án đúng là: D
Quang khử là quá trình quang tổng hợp xảy ra ở vi khuẩn nhờ các sắc tố quang hợp nằm trên màng sinh chất.
B. Phần tự luận
Câu 1:
Triglyceride là dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K → Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin này trong rau sống được tối đa.
Câu 2:
Ti thể là “nhà máy năng lượng” của tế bào → Số lượng ti thể phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. Tế bào cơ và tế bào gan hoạt động nhiều và liên tục nên cần nhiều năng lượng hơn so với các tế bào biểu mô ở da và tế bào xương. Do đó, tế bào cơ và tế bào gan có số lượng ti thể (hàng nghìn) cao hơn nhiều so với các tế bào khác như tế bào biểu mô ở da, tế bào xương (hàng trăm).
Câu 3:
Khi tập thể dục hoặc lao động nặng thì chúng ta lại thở mạnh vì: Khi tập thể dục hoặc lao động nặng, các cơ hoạt động liên tục đòi hỏi phải được cung cấp một lượng lớn năng lượng ATP. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ATP, tế bào tăng cường hoạt động hô hấp tế bào. Mà quá trình hô hấp tế bào cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Do đó, chúng ta sẽ thở mạnh hơn để tăng cường cung cấp oxygen và đào thải khí carbon dioxide ra ngoài.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 – 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
A. các vật trong cuộc sống.
B. các sinh vật nhân tạo.
C. tất cả những vấn đề trong cuộc sống.
D. các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Câu 2: Trong cơ thể đa bào các tế bào được tổ chức hoạt động với nhau như thế nào?
A. Hoạt động độc lập sau đó tích lũy kết quả hoạt động lại cung cấp cho cơ thể.
B. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng hình dạng.
C. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng kích thước.
D. Phối hợp hoạt động theo một số cấp tổ chức lớn trên cấp tế bào.
Câu 3: Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở
A. những quan sát thực tế.
B. công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.
C. quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác.
D. những giả thuyết phỏng đoán.
Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết hydro.
C. liên kết ion.
D. liên kết phosphodiester.
Câu 5: Các nguyên tố hóa học nào là thành phần bắt buộc của phân tử protein?
A. C, N, O.
B. H, C, P.
C. N, P, H, O.
D. C, H, O, N.
Câu 6: Trong cấu tạo tế bào thực vật, cellulose tập trung chủ yếu ở cấu trúc là
A. chất nguyên sinh.
B.nhân tế bào.
C. màng nhân.
D. thành tế bào.
Câu 7: Thành phần nào sau đây không nằm trong cấu tạo của vi khuẩn?
A. Màng sinh chất.
B.Vỏ nhầy.
C. Mạng lưới nội chất.
D. Lông roi.
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về Plasmid?
A. Phân tử DNA mạch đơn.
B. Phân tử DNA mạch vòng.
C. Vật chất di truyền quan trọng không thể thiếu của vi khuẩn.
D. Có ở vùng nhân của vi khuẩn.
Câu 9: Cấu trúc nào dưới đây không có trong nhân của tế bào?
A. Chất dịch nhân.
B. Nhân con.
C. Bộ máy Golgi.
D. Chất nhiễm sắc.
Câu 10: Thành phần cấu tạo của ribosome gồm
A. RNA, DNA và lipid.
B.RNA và protein.
C.lipid và protein.
D.nhiễm sắc thể và protein.
Câu 11: Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
B. Bộ máy Golgi, túi tiết, thành tế bào.
C. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, thành tế bào.
D. Ribosome, bộ máy Golgi, túi tiết, thành tế bào.
Câu 12: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
A. vi khuẩn xuất hiện rất sớm.
B. vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng.
C. vi khuẩn có cấu trúc đơn bào.
D. vi khuẩn chưa có màng nhân.
Câu 13: Tế bào vi khuẩn có các hạt ribosome làm nhiệm vụ
A. bảo vệ cho tế bào.
B. chứa chất dự trữ cho tế bào.
C. tham gia vào quá trình phân bào.
D. tổng hợp protein cho tế bào.
Câu 14: Ở tế bào động vật, DNA có trong
A. nhân tế bào.
B. nhân tế bào, ti thể và lục lạp.
C. nhân tế bào và ti thể.
D. ti thể và lục lạp.
Câu 15: Lục lạp là bào quan
A. chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng.
B. đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào.
C. có ở tất cả các tế bào nhân thực.
D. có màng thylakoid bao bọc.
Câu 16: Hình thức vận chuyển nào sau đây không thuộc vận chuyển thụ động?
A. Thẩm thấu.
B. Khuếch tán đơn giản.
C. Khuếch tán qua kênh protein.
D. Ẩm bào
Câu 17: Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là
A. chất tan đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
B. chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. nước đi từ nơi có thế nước thấp sang nơi có thế nước cao.
D. nước đi từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp.
Câu 18: Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ
A. ATP.
B. enzyme.
C. năng lượng ánh sáng.
D. protein.
Câu 19: Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme?
A. Nhiệt độ.
B. Độ pH.
C. Nồng độ cơ chất.
D. Ánh sáng.
Câu 20: Trong quá trình tổng hợp các chất, năng lượng được tích lũy ở
A. trong các nguyên tố cấu tạo nên chất tham gia phản ứng.
B. trong các nguyên tố cấu tạo nên sản phẩm.
C. trong các liên kết hóa học của sản phẩm.
D. trong các liên kết hóa học của chất tham gia phản ứng.
Câu 21: Kết thúc quá trình phân giải kị khí, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP?
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
Câu 22: Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu?
A. Thụ thể.
B. Màng tế bào.
C. Tế bào chất.
D. Nhân tế bào.
Câu 23: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là
A. tế bào hồng cầu.
B. tế bào nấm men.
C. tế bào thực vật.
D. tế bào vi khuẩn.
Câu 24: Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase, nếu không sử dụng mẫu vật là khoai tây, ta có thể thay thế bằng
A. các loại củ có hàm lượng lipid cao.
B. các loại thịt có hàm lượng protein cao.
C. các loại thịt có hàm lượng lipid cao.
D. các loại củ có hàm lượng tinh bột cao.
Câu 25: Điều nào không xảy ra trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
B. Nước được phân li và giải phóng điện tử.
C. Carbohydrate được tạo ra.
D. Hình thành ATP.
Câu 26: Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. thủy phân.
B. oxi hóa – khử.
C. tổng hợp.
D. phân giải.
Câu 27: Trong quá trình phân giải hiếu khí, một phần năng lượng bị mất đi dưới dạng
A. hóa năng.
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. cơ năng.
Câu 28: Hoạt động nào sau đây của tế bào khởi động cho quá trình truyền tín hiệu?
A. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể.
B. Phân tử tín hiệu hoạt hóa chuỗi các phân tử truyền tin.
C. Tế bào thực hiện phiên mã và dịch mã.
D. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
A. Phần tự luận
Câu 1: Vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô, người ta thường bôi kem chống nẻ vào môi và gót chân để tránh bị nứt nẻ. Hãy giải thích cơ sở cho hiện tượng trên.
Câu 2: Vì sao peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào?
Câu 3: Sau khi kết thúc tiết học về enzyme, một bạn đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao chúng ta không sử dụng nhiệt độ để làm tăng tốc độ phản ứng trao đổi chất mà phải dùng đến enzyme?”. Em sẽ trả lời câu hỏi của bạn này như thế nào?
Đáp án đề 1
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: D
Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Trong cơ thể đa bào, các tế bào được tổ chức và phối hợp qua một số cấp tổ chức lớn trên cấp tế bào (tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể.
Câu 3:
Đáp án đúng là: B
Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.
Câu 4:
Đáp án đúng là: A
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị.
Câu 5:
Đáp án đúng là: D
Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O, N.
Câu 6:
Đáp án đúng là: D
Trong cấu tạo tế bào thực vật, cellulose tập trung chủ yếu ở cấu trúc là thành tế bào.
Câu 7:
Đáp án đúng là: C
Vi khuẩn có cấu tạo tế bào nhân sơ, gồm có các thành phần là: màng sinh chất, thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân, một số còn có thêm vỏ nhầy, lông, roi.
Vi khuẩn không có cấu tạo mạng lưới nội chất.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
Plasmid là phân tử DNA mạch vòng nhỏ ở tế bào chất. Plasmid không phải vật chất di truyền không thể thiếu ở tế bào nhân sơ vì thiếu chúng tế bào vẫn tồn tại bình thường.
Câu 9:
Đáp án đúng là: C
Nhân tế bào được bao bọc bởi màng kép, bên trong là dịch nhân chứa nhân con và chất nhiễm sắc.
Bộ máy Golgi là cấu trúc không nằm trong nhân tế bào.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Ribosome có thành phần cấu tạo bởi một số loại RNA kết hợp với protein.
Câu 11:
Đáp án đúng là: A
Những bộ phận của tế bào tham gia vào việc vận chuyển protein ra khỏi tế bào là lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
Câu 12:
Đáp án đúng là: D
Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì vi khuẩn chưa có màng nhân.
Câu 13:
Đáp án đúng là: D
Trong tế bào vi khuẩn, các hạt ribosome là bào quan không có màng bao bọc, có chức năng tổng hợp nên protein cho tế bào.
Câu 14:
Đáp án đúng là: C
Ở tế bào động vật, DNA có trong ti thể và nhân tế bào.
Câu 15:
Đáp án đúng là: A
Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật và tảo, được bao bọc bởi hai lớp màng, có chức năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng.
Câu 16:
Đáp án đúng là: D
Ẩm bào là hình thức vận chuyển tiêu tốn năng lượng, không thuộc vận chuyển thụ động.
Câu 17:
Đáp án đúng là: D
Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là nước đi từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) sang nơi có thế nước thấp (nồng độ chất tan cao):
– Khi cho tế bào vào môi trường ưu trương (môi trường có thế nước thấp hơn), nước đi từ tế bào ra môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh.
– Khi cho tế bào đang bị co nguyên sinh vào môi trường nhược (môi trường có thế nước cao hơn), nước đi từ môi trường đi vào trong tế bào gây hiện tượng phản co nguyên sinh.
Câu 18:
Đáp án đúng là: A
Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ ATP. ATP là hợp chất mang năng lượng do có các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng.
Câu 19:
Đáp án đúng là: D
Ánh sáng không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim là nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ cơ chất, độ pH.
Câu 20:
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình tổng hợp các chất có sự hình thành liên kết hóa học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm. Bởi vậy, trong quá trình tổng hợp các chất, năng lượng được tích lũy ở trong các liên kết hóa học của sản phẩm.
Câu 21:
Đáp án đúng là: A
Quá trình phân giải kị khí gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men. Trong đó, ATP chỉ được tạo ra ở giai đoạn đường phân. Kết quả của quá trình phân giải kị khí, 1 phân tử glucose chỉ tạo ra 2 phân tử ATP, ít hơn rất nhiều so với hô hấp hiếu khí.
Câu 22:
Đáp án đúng là: A
Thành phần của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu là thụ thể. Phân tử tín hiệu sẽ liên kết với thụ thể của tế bào, làm thụ thể thay đổi hình dạng khởi đầu cho quá trình truyền tin.
Câu 23:
Đáp án đúng là: A
Tế bào hồng cầu không có lớp thành cellulose bảo vệ như tế bào thực vật, nấm men và vi khuẩn, nên dễ bị vỡ khi ở môi trường nhược trương.
Câu 24:
Đáp án đúng là: D
Enzyme amylase là enzyme xúc tác cho phản ứng phân giải tinh bột → Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase, nếu không sử dụng mẫu vật là khoai tây, ta có thể thay thế bằng các loại củ có hàm lượng tinh bột cao.
Câu 25:
Đáp án đúng là: C
Ở pha sáng: Năng lượng ánh sáng được các sắc tố quang hợp (diệp lục) hấp thu, thực hiện quang phân li nước qua chuỗi truyền electron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2 (có nguồn gốc từ nước).
Carbohydrate được hình thành ở pha tối ở pha tối.
Câu 26:
Đáp án đúng là: B
Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng oxi hóa – khử. Thông qua chuỗi phản ứng oxi hóa – khử này, năng lượng trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng từng phần.
Câu 27:
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình phân giải hiếu khí, năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ phần lớn được chuyển thành năng lượng dễ sử dụng là ATP, còn một phần năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt năng.
Câu 28:
Đáp án đúng là: D
Phân tử tín hiệu kết hợp với protein thụ thể của tế bào đích, làm thụ thể thay đổi hình dạng. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể là khởi đầu cho quá trình truyền tín hiệu.
B. Phần tự luận
Câu 1:
Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô, cơ thể chúng ta dễ bị mất nước và bị nứt nẻ, đặc biệt là ở môi, gót chân. Để hạn chế trường hợp trên, chúng ta sử dụng kem chống nẻ. Nguyên nhân là do kem chống nẻ có bản chất là lipid, có tính kị nước (không thấm nước) nên có thể hạn chế được sự thoát hơi nước ra ngoài. Nhờ đó, tình trạng da khô, nứt nẻ được cải thiện.
Câu 2:
Peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào, bởi vì:
– Peroxysome chứa enzyme phân giải H2O2 – một loại chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào, được sản sinh ra từ một số phản ứng hóa học trong tế bào.
– Các tế bào gan, thận của người có peroxysome chứa các enzyme khử các chất độc từ máu đưa tới.
– Một số peroxysome có enzyme phân giải các chất béo thành cholesterol và các dạng lipid khác, tránh gây hiện tượng tích tụ lipid nguy hiểm đến tế bào và cơ thể.
Câu 3:
Không dùng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng trao đổi chất mà phải dùng đến enzyme vì:
– Khi nhiệt độ tăng cao sẽ gây biến tính protein trong cơ thể và làm chết tế bào.
– Nhiệt độ không có tính đặc hiệu, vì vậy nếu tăng nhiệt độ thì tất cả các phản ứng trong cơ thể đều diễn ra nhanh chóng; trong khi đó, enzyme chỉ làm tăng tốc độ của các phản ứng nhất định.
Lưu trữ: Đề thi Sinh 10 Giữa kì 1 sách cũ
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 – 2023
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Sinh vật nhân thực gồm các giới nào sau đây?
A. Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật và Động vật
B. Khởi sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
C. Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
D. Nguyên sinh, Tảo, Thực vật và Động vật
Câu 2: Các sinh vật của giới Nguyên sinh có cấu tạo
A. đa bào đơn giản B. đa bào phức tạp
C. tập đoàn và đa bào D. đơn bào hay đa bào
Câu 3: Nhóm thực vật có tổ chức tiến hóa nhất là ngành
A. rêu B. hạt trần C. hạt kín D. quyết
Câu 4: Những nhóm chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào là
A. Cacbohidrat, lipit, protein và xenlulozo
B. Cacbohidrat, lipit, axit nucleic và glicogen
C. Cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic
D. Cacbohidrat, lipit, protein và axit amin
Câu 5: Cacbohidrat gồm những loại hợp chất nào?
A. Đường đơn, đường đôi, đường đa
B. Đường đơn, đường đôi và glucozo
C. Đường đơn, đường đa và fructozo
D. Đường đa, đường đôi và xenlulozo
Câu 6: Đường fructozo là
A. axit béo B. đường đôi C. đường đơn D. đường đa
Câu 7: Đơn phân của phân tử protein là
A. axit amin B. nucleotit C. glucozo D. ATP
Câu 8: Nguyên tố hóa học nào sau đây ;à thành phần của tất cả các đại phân tử hữu cơ?
A. cacbon B. photpho C. lưu huỳnh D. canxi
Câu 9: Nguyên liệu trực tiếp cho quá trình oxi hóa trong tế bào là chất
A. xenlulozo B. glucozo C. lactozo D. saccarozo
Câu 10: Chất có bản chất không phải lipit là
A. colesteron B. vitamin A
C. enzim D. sắc tố carotenoit
Câu 11: ADN được cấu tạo từ các đơn phân là
A. axit amin B. nucleotit C. glucozo D. axit béo
Câu 12: Loại đường là thành phần cấu tạo của axit nucleic là
A. glucozo B. fructozo C. pentozo D. saccarozo
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào
B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
C. Bên ngoài tế bào có lớp vỏ nhầy
D. Trong tế bào chất có chứa riboxom
Câu 14: Trong vùng nhân của vi khuẩn có chứa
A. riboxom B. ADN
C. cacbohidrat D. màng nhân
Câu 15: Trong tế bào chất của tế bào nhân sơ có bào quan nào sau đây?
A. thể Gôngi B. màng lưới nội chất
C. riboxom D. ti thể
Câu 16: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có điểm nào sau đây giống nhau?
A. Có riboxom trong tế bào chất
B. Có riboxom đính trên lưới nội chất
C. Không có riboxom
D. Có các bào quan phát triển
Câu 17: Cấu trúc nào sau đây có màng đơn bao bọc?
A. ti thể B. lục lạp
C. nhân D. trung thể
Câu 18: Hình thức vận chuyển các chất trong đó có sự biến dạng của màng sinh chất là
A. khuếch tán B. thực bào
C. thụ động D. tích cực
Câu 19: Ngoài bazo nito, hai thành phần còn lại của phân tử ATP là
A. 3 phân tử đường ribozo và 1 nhóm photphat
B. 1 phân tử đường ribozo và 3 nhóm photphat
C. 3 phân tử đường glucozo và 1 nhóm photphat
D. 1 phân tử đường ribozo và 2 nhóm photphat
Câu 20: Trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không là tiêu chí để phân chia năng lượng thành 2 dạng là
A. động năng và thế năng B. hóa năng và nhiệt năng
C. điện năng và thế năng D. động năng và hóa năng
Câu 21: Năng lượng trong phân tử ATP được tích lũy ở
A. Cả 3 nhóm photphat
B. 2 liên kết photphat gần phân tử đường
C. 2 liên kết photphat ở ngoài cùng
D. Chỉ 1 liên kết photphat ở ngoài cùng
Câu 22: Enzim là một loại chất có vai trò
A. kích thích sinh trưởng B. xúc tác sinh học
C. điều hòa hoạt động D. là chất dinh dưỡng của cơ thể
Câu 23: Cơ chất là
A. Chất chịu tác dụng của enzim
B. Chất tham gia cấu tạo enzim
C. Chất tạo ra sau phản ứng do enzim xúc tác
D. Chất ức chế hoạt động của enzim
Câu 24: Enzim liên kết với cơ chất ở
A. trên khắp bề mặt của enzim B. trung tâm hoạt động của enzim
C. phần đầu của enzim D. phần cuối của enzim
Câu 25: Vi khuẩn thuộc giới
A. nguyên sinh B. khởi sinh
C. thực vật D. động vật
Câu 26: Ngành động vật nào sau đây có tổ chức cơ thể tiến hóa nhất?
A. động vật có dây sống B. ruột khoang
C. chân khớp D. thân mềm
Câu 27: Nhiều lớp sinh vật có quan hệ thân thuộc tập hợp lại tạo thành
A. loài B. họ C. giới D. ngành
Câu 28: Lipit có vai trò nào sau đây?
A. Tham gia cấu tạo các loại màng tế bào
B. Cấu tạo thành tế bào thực vật
C. Cấu tạo thành tế bào nấm
D. Là thành phần của các enzim
Câu 29: Chức năng của mARN là
A. Quy định cấu trúc của phân tử tARN
B. Tổng hợp phân tử ADN
C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến riboxom
D. Quy định cấu trúc đạc thù của ADN
Câu 30: Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ chất nào sau đây?
A. peptidoglican B. xenlulozo
C. kitin D. photpholipit
Câu 31: Thẩm thấu là
A. Sự vận chuyển các phân tử chất qua màng
B. Sự khuếch tán các phân tử đường qua màng
C. Sự di chuyển các ion qua màng
D. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng
Câu 32: Hoạt động không sử dụng năng lượng từ ATP là
A. Sự sinh trưởng ở cây xanh
B. Sự khuếch tán các chất qua màng tế bào
C. Sự co cơ ở động vật
D. Sự vận chuyển oxi từ hồng cầu người
Câu 33: Sinh vật nào sau đây thuộc giới Nguyên sinh?
A. cá chép B. ong mật C. trùng roi D. cây rêu
Câu 34: Những yếu tố cấu tạo nên cacbohidrat là
A. C, H, O B. C, H, N
C. C, O, N D. C, H, O và N
Câu 35: Nhóm các nguyên tố có tỉ lệ khoảng 96% khối lượng cơ thể sống là
A. N, P, K, S B. C, H, O, N
C. các nguyên tố đa lượng D. các nguyên tố vi lượng
Câu 36: Loại liên kết chủ yếu giữa các axit amin trong phân tử protein là
A. liên kết cộng hóa trị B. liên kết photphodieste
C. liên kết peptit D. liên kết dissunphua
Câu 37: Cấu trúc nào sau đây không có trong tế bào vi khuẩn?
A. Màng sinh chất B. Vỏ nhầy C. Lưới nội chất D. Roi
Câu 38: Cấu trúc nào sau đây có cả ở tế bào động vật và tế bào thực vật?
A. Thành tế bào B. Ti thể C. Lục lạp D. Trung thể
Câu 39: Bazo nito nào sau đây có trong thành phần của phân tử ATP?
A. Xitozin B. Guanin C. Timin D. Adenin
Câu 40: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì lí do nào sau đây?
A. Nó có các liên kết cao năng
B. Các liên kết photphat cao năng của nó rất dễ hình thành nhưng khó phá vỡ
C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể
D. Nó vô cùng bền vững
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 – 2023
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1: Oaitâykơ và Magulis phân chia thế giới sinh vật thành bao nhiêu giới?
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Câu 2: Giới sinh vật nào dưới đây bao gồm cả những đại diện sống dị dưỡng và sống tự dưỡng?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Giới Nguyên sinh
C. Giới Động vật
D. Giới Nấm
Câu 3: Điền số liệu thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng … khối lượng cơ thể sống.
A. 99%
B. 63%
C. 96%
D. 75%
Câu 4: Chất hữu cơ nào dưới đây không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
A. Prôtêin
B. ADN
C. Xenlulôzơ
D. Mỡ
Câu 5: Đường và mỡ cùng đảm nhiệm một chức năng, đó là
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. cấu thành nên các bào quan trong tế bào.
C. xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
D. vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác.
Câu 6: Carôtenôit có bản chất là gì?
A. Axit nuclêic
B. Cacbohiđrat
C. Prôtêin
D. Lipit
Câu 7: Cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin thể hiện ở
A. cấu trúc bậc một và bậc hai.
B. cấu trúc bậc ba và bậc bốn.
C. cấu trúc bậc một và bậc bốn.
D. cấu trúc bậc hai và bậc ba.
Câu 8: Ở tế bào nhân sơ, thành phần nào có vai trò quy định hình dạng tế bào?
A. Khung xương tế bào
B. Màng sinh chẩt
C. Thành tế bào
D. Vỏ nhầy
Câu 9: Dựa vào số lượng màng bọc, em hãy cho biết bào quan nào dưới đây của tế bào nhân thực không cùng nhóm vơi những bào quan còn lại?
A. Nhân
B. Lục lạp
C. Ti thể
D. Không bào
Câu 10: Trên màng sinh chất của tế bào động vật, colestêron có vai trò gì?
A. Thu nhận thông tin cho tế bào
B. Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất
C. Vận chuyển các chất qua màng
D. Nhận diện các tế bào lạ
B. Tự luận
Câu 1: Chứng minh sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Vì sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động? (5 điểm)
Câu 2: Vì sao sinh giới chỉ có 4 loại nuclêôtit mà các loài sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn A.
5 (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật và giới Thực vật)
Câu 2: Chọn B.
Giới Nguyên sinh (tảo sống tự dưỡng, nấm nhầy sống dị dưỡng, động vật nguyên sinh có loài sống tự dưỡng, có loài sống dị dưỡng)
Câu 3: Chọn C.
96%
Câu 4: Chọn D.
Mỡ (được tạo thành do sự kết hợp giữa glixêrol và axit béo)
Câu 5: Chọn A.
dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
Câu 6: Chọn D.
Lipit
Câu 7: Chọn B.
cấu trúc bậc ba và bậc bốn.
Câu 8: Chọn C.
Thành tế bào
Câu 9: Chọn D.
Không bào (chỉ có 1 lớp màng bọc, các bào quan còn lại có 2 lớp màng bọc)
Câu 10: Chọn B.
Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất
B. Tự luận
Câu 1: Chọn A.
Sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:
– Màng sinh chất gồm 2 thành phần chính là lớp kép phôtpholipit và prôtêin (gồm loại bám màng và loại xuyên màng). Nếu như lớp kép phôtpholipit (đầu kị nước hướng vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài) cho phép các chất có kích thước nhỏ, không phân cực đi qua (vận chuyển thụ động, cùng chiều gradient nồng độ) thì những chất có kích thước lớn và tích điện được vận chuyển qua kênh prôtêin chuyên biệt (vận chuyển chủ động). Điều này cho thấy vai trò trao đổi chất một cách có chọn lọc của màng sinh chất và tên gọi màng bán thấm cũng bắt nguồn từ đặc tính này. (2 điểm)
– Ngoài 2 thành phần chính nêu trên, ở tế bào người và động vật còn có thêm các phân tử colestêrôn, bám và đi sâu vào kết cấu màng giúp ổn định cấu trúc của màng. (0,5 điểm)
– Bên ngoài màng sinh chất có các phân tử glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò như “dấu chuẩn”, giúp các tế bào cùng cơ thể nhận biết ra nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (khác cơ thể) (1 điểm)
– Trên màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể có vai trò thu nhận thông tin cho tế bào (0,5 điểm)
B. Nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động bởi vì:
– “Khảm” được hiểu là việc “gắn vào, xếp vào”. Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp kép phôpholipit. Trên lớp kép phôpholipit, các phân tử hữu cơ khác như prôtêin, colestêrôn, glicôprôtêin… chèn vào và xếp xen kẽ. Vậy nên khi nói đến màng sinh chất, người ta đã sử dụng từ “khảm” để minh họa cho cấu trúc đặc trưng này. (0,5 điểm)
– “Động” có nghĩa là “linh hoạt, dễ di chuyển hoặc thay đổi”. Lực liên kết giữa các phân tử phôpholipit thường khá yếu nên chúng có thể chuyển động trong một khoảng nhất định, các phân tử prôtêin cũng có thể chuyển động với tốc độ chậm hơn phôtpholipit. Chính điều này đã làm tăng sự linh động của cấu trúc màng, giúp chúng thực hiện tốt chức năng trao đổi chất của mình. (0,5 điểm)
Câu 2: Mặc dù hầu hết các phân tử ADN của sinh giới đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit nhưng chúng lại khác nhau về thành phần, trật tự sắp xếp và số lượng các nuclêôtit, từ đó dẫn đến sự khác nhau về thành phần, trình tự, số lượng bộ ba trên mARN, sau cùng là sự sai khác về thành phần, số lượng, trình tự axit amin trên phân tử prôtêin tương ứng. Kết quả là cho ra kiểu hình (hình thái, kích thước, màu sắc, tính chất….) vô cùng đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau. (1 điểm)
Tham khảo các bài Sinh 10 khác:
- Trắc nghiệm Bài 17: Quang hợp
- Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Ôn tập chương 3
- Trắc nghiệm Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
- Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18 có đáp án năm 2021 mới nhất
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Săn SALE shopee tháng 6-6:
- Unilever mua 1 tặng 1
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!