Đề thi giữa kì II môn Ngữ văn lớp 6 năm 2016 Phòng Giáo dục và

Đề thi giữa kì II môn Ngữ văn lớp 6

Để củng cố phần kiến thức về môn Ngữ văn cũng như rèn luyện kĩ năng làm bài liên quan đến chương trình Ngữ văn lớp 6, Đề thi giữa kì II môn Ngữ văn lớp 6 năm 2016 của Phòng Giáo dục và đào tạo Bình Giang được VnDoc sưu tầm gồm 3 câu hỏi liên quan đến các phần kiến thức về phép nhân hóa, từ láy và kỹ năng tả cảnh. Sau phần đề thi, các em có thể tham khảo phần đáp án để hoàn thiện, nâng cao kỹ năng làm bài.

PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm)

  1. Nhân hóa là gì?

  2. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau: “Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác” (“Vượt Thác” – Võ Quảng).

Câu 2 (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích Nhảy trên đường vàng”

a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Văn bản ấy thuộc thể loại gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác?

Đọc thêm:  Học tiếng Hungary qua 4 cách đơn giản

c) Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật?

Câu 3 (5,0 điểm) Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Câu 1 (2,0 điểm)

  1. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

  2. Phép nhân hóa trong đoạn văn: “Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” có tác dụng: tác giả dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất của cây cối làm cho cây cối bên bờ sông trở nên sinh động gần gũi với con người.

Câu 2 (3,0 điểm)

  1. Đoạn thơ trên trích trong văn “Lượm”. Tác giả là Tố Hữu.

  2. Văn bản ấy thuộc thể thơ bốn chữ. Được sáng tác vào năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

  3. Đoạn thơ có các từ láy: “loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh”. Các từ láy này góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu 3 ( 5,0 điểm)

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố và hôm nay, tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy.

Đọc thêm:  6 Bài hát Bảng chữ cái tiếng Anh (Alphabet Song) cho bé

Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi. Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào, chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,… Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Đọc thêm:  Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa | Soạn văn 9 hay nhất - VietJack.com

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button