13 đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn năm học 2022 – 2023

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn tập lại kiến thức môn Văn, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý, VnDoc gửi tới các bạn 13 đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn năm học 2022 – 2023 có đáp án. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 1

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.

(Trích: Những tấm lòng cao cả- Ét-môn-đô Đơ Ami-xi chương 8 – Học đường)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2đ) Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận tình yêu thương , lời khuyên và mong ước của người bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu?

Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống?

Đáp án đề thi Văn 8 học kì 1 số 1

Phần

Nội dung cần đạt

Điểm.

Phần Đọc – Hiểu

(2 điểm)

Phần II:Làm văn( 7đ)

Hs nêu được:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Nội dung: Lời khuyên của bố về việc học tập dành cho đứa con của mình.

Câu 2: Từ tượng hình: Quả quyết; hớn hở; cặm cụi.

Tác dụng: Làm cho tình yêu, lòng mong muốn của bố về việc học tập của đứa con được thể hiện một cách thiết tha, cháy bỏng .

Câu ghép:Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết.

Câu 1: Hs diễn đạt đúng hình thức của đoạn văn và bộc lộ được tình cảm của bố dành cho đứa con qua lời khuyên, mong muốn con mình biết chăm lo học tập trở thành người có ích … và từ đó thấy trân trọng, biết ơn , yêu quý bố nhiều hơn.

Câu 2: Yêu cầu cần đạt:

Nhận diện được đúng kiểu bài TM về một đồ dùng quen thuộc.

Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của đồ dùng mà em yêu thích.

Thân bài:

Trình bày lần lượt từng đặc điểm tiêu biểu của đối tượng:

– Nguồn gốc, xuất xứ.

– Nêu cấu tạo, chất liệu: Cụ thể, chi tiết.

– Phân loại : Có nhiều loại thì cách phân biệt như thế nào?

– Nguyên lí hoạt động.

– Cách sử dụng.

– Cách bảo quản.

– Cách chọn mua.

– Ưu điểm

– Hạn chế.

– vai trò , ý nghĩa của nó trong đời sống con người.

Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của đối tượng trong hiện tại và tương lai.

Tình cảm của em đối với đồ dùng đó như thế nào?

Tạo lập bài văn hoàn chỉnh: Diễn đạt , trình bày nội dung rõ ràng chính xác, khách quan. Câu chữ viết đúng chính tả, ngữ pháp,mạch lạc, trình bày sạch sẽ.

GV tuỳ mức độ bài làm của học sinh để cho điểm.

0.5 điểm

0.5đ

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0,5 đ

4 đ

0,5đ

.

Đề kiểm tra học kì 1 Văn 8 số 2

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc thêm:  Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn theo bộ GD&ĐT mới nhất 2022

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Câu 1 (1đ): Nếu được trở thành những thứ khác, tác giả muốn trở thành gì?

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu bài học mà em rút ra từ đoạn thơ trên.

II. Làm văn (6đ):

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 3

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Câu 1 (1đ): Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì?

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 3 (2đ): Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà em rút ra được để hoàn thiện mình.

II. Làm văn (6đ):

Nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 4

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên được trích từ đâu? Tác giả là ai?

Câu 2 (1,5đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3 (2đ): Đoạn trích đã để lại cho em những suy nghĩ gì?

II. Làm văn (6đ):

Thuyết minh về con trâu.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 4

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích được trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng.

Câu 2 (1,5đ):

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh (cổ tục được so sánh với hòn đá, cục thủy tinh).

Tác dụng: làm cho cái vô hình trở thành một vật thể có hình hài cố định đồng thời thể hiện sự căm ghét, oán hờn của tác giả với những cổ tục đó; dù nó có là những thứ gai góc khó nuốt như hòn đá, cục thủy tinh cũng cố nuốt nó để bảo vệ người mẹ tội nghiệp của mình.

Câu 3 (2đ):

– Đoạn trích để lại cho em suy nghĩ:

Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp, một người con luôn yêu thương và tin tưởng mẹ mình tuyệt đối, sẵn sàng đứng ra bảo vệ mẹ của mình trước những cổ tục lạc hậu của xã hội dù bản thân mình có bị chà đạp.

Những cổ tục lạc hậu của xã hội đã trực tiếp đẩy con người đến những khó khăn, bờ vực của cuộc sống khiến họ vào bước đường cùng, đáng bị xóa bỏ và cải cách để tiến bộ hơn.

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý thuyết minh về con trâu

1. Mở bài

Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

b. Lợi ích của con trâu

– Trong đời sống vật chất

Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.

Là tài sản quý giá của nhà nông.

Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

– Trong đời sống tinh thần

Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”

Con trâu với lễ hội ở Việt Nam: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng; Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên; là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam…

3. Kết bài

Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.

Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 5

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5đ): Những sự vật nào của Huế được nhắc đến trong đoạn trích trên?

Câu 2 (1,5đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3 (2đ): Cảm nhận của em về Huế qua đoạn trích trên.

II. Làm văn (6đ):

Thuyết minh về một loại vật nuôi mà em yêu thích.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Những sự vật được nhắc đến trong đoạn trích: sông Hương, núi Ngự Bình, chiếc thuyền, mái chèo, cây thanh trà, phượng vĩ.

Đọc thêm:  Soạn bài Văn bản | Soạn văn bài Văn bản hay nhất - Đọc Tài Liệu

Câu 2 (1,5đ):

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh (sông Hương – dải lụa xanh, núi Ngự Bình – cái yên ngựa).

Tác dụng: Làm cho hình ảnh sông Hương và núi Ngự Bình thêm sinh động giúp bạ đọc dễ dàng hình dung ra cảnh vật này hơn.

Câu 3 (2đ):

– Cảm nhận của em về Huế:

Là một thành phố trong xanh, xinh đẹp, thơ mộng trữ tình làm xao xuyến bao trái tim con người.

Gợi mở một cuộc sống thanh bình, yên ả, nên thơ.

Nhắc nhở bản thân có ý thức bảo vệ, giữ gìn những vẻ đẹp thuần túy này của nước nhà.

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý thuyết minh về một loại vật nuôi mà em yêu thích

1. Mở bài

Giới thiệu con vật định thuyết minh bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thân bài

a. Phân loại

Loài vật đó được chia thành những loại nào? Kể tên một số loại tiêu biểu.

b. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng

Thuyết minh từ khái quát đến cụ thể, từ đầu đến đuôi. Chú ý nếu những đặc điểm nổi bật.

c. Thuyết minh về đặc điểm sống

Đặc điểm phát triển cơ thể, đặc điểm sinh sản đặc điểm tổ chức (sống bầy đàn hay riêng lẻ…), đặc điểm sống (các tập tính, thói quen…).

d. Vai trò

Nêu vai trò, lợi ích của loài vật đó trong cuộc sống con người và trong xã hội (giá trị kinh tế,…).

3. Kết bài

Đánh giá lại vấn đề.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 6

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1,5đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?

Câu 3 (2đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.

II. Làm văn (6đ):

Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

Đáp án đề thi học kì số 6: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 8.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 7

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (1đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu?

Câu 2 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.

Câu 3 (2đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì?

II. Làm văn (6đ)

Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ.

Đáp án đề thi học kì số 7: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 8.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 8

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5đ): Kể tên những tính từ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3 (1đ): Nêu nội dung chính của đoan trích.

Câu 4 (1,5đ): Đoạn trích để lại cho em những suy nghĩ gì? (Trình bày thành đoạn văn ngắn).

II. Làm văn (6đ):

Diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.

Đáp án đề thi học kì số 8: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 8.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 9

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5đ): Kể tên những màu sắc trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (0,5đ): Đoạn thơ gợi cho em nghĩ đến mùa thu ở đâu?

Câu 3 (1đ): Đoạn thơ đã để lại cho em ấn tượng gì về mùa thu?

Câu 4 (2đ): Viết đoạn văn ngắn miêu tả mùa thu trên quê hương em.

II. Làm văn (6đ):

Hãy tưởng tượng mình là con trai Lão Hạc để kể lại câu chuyện ngày trở về quê hương thăm mộ cha.

Đáp án đề thi học kì số 9: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 8.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 10

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cây tre Việt Nam.

Đáp án đề thi học kì số 10: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 8.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 11

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào?

Câu 2 (1đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng.

Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cái kéo.

Đáp án đề thi học kì số 11: Đáp án Đề thi học kì 1 môn Văn 8.

Đọc thêm:  Soạn bài Ca dao hài hước | Ngắn nhất Soạn văn 10 - VietJack.com

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 12

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 1 (0,5đ): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?

Câu 2 (1đ): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

Câu 3 (2,5đ): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.

II. Làm văn (6đ):

Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Đáp án đề thi học kì số 12: Đáp án Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 8.

Đề thi học kì 1 môn Văn 8 Đề 13

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Để chạm vào hạnh phúc

“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là là cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”

(“Để chạm vào hạnh phúc” – Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Câu 1 (0,5đ): Xác định thao tác lập luận chính của văn bản.

Câu 2 (1đ): Tìm yếu tố thể hiện năng lực làm người được đề cập trong văn bản.

Câu 3 (2,5đ): Nêu tác dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép và hình thức in đậm của một số từ trong văn bản trên? Điều cốt lõi phải có để chạm vào hạnh phúc là gì?

II. Làm văn (6đ):

Đóng vai ông giáo kể lại câu chuyện Lão Hạc.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Mở bài – Kết bài Ngữ văn 8
  • Tóm tắt tác phẩm môn Ngữ Văn lớp 8
  • Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 8

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Bộ đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn năm học 2022 – 2023. Hy vọng đây là tài liệu hay giúp các bạn làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau, nắm được cấu trúc đề thi. Để tham khảo các dạng đề thi khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu hay cho các em ôn tập và các thầy cô giáo tham khảo ra đề.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập Toán lớp 8, Trắc nghiệm Tiếng Anh 8, Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button