Ngữ Văn 8 Học Kì 2 Năm 2017, Đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn 8

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn

Tip.edu.vnxin giới thiệu tới quý thầy cô và các em học sinh lớp 8 tài liệu: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 – 2017. Đề thi nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh trong học kì 2 môn Ngữ văn. Nội dung kiến thức bám sát theo chương trình SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Hiệp Hòa, Bắc Giang năm học 2016 – 2017

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2016 – 2017

Mời làm: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 – 2017 Online

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNGĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8Thời gian làm bài: 90 phút

A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ.B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.C. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.D. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.Bạn đang xem: Ngữ văn 8 học kì 2 năm 2017

Câu 2. “Minh nguyệt” có nghĩa là gì?

A. Trăng soi. B. Trăng đẹp. C. Trăng sáng. D. Ngắm trăng.

Câu 3. Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hàng ngày?

A. Câu nghi vấn. B. Cầu cảm thán.C. Cầu cầu khiến. D. Câu trần thuật.

Câu 4. “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào?

A. 958. B. 1010. C. 1789. D. 1858.

Câu 5. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?

A. Nét mặt. B. Điệu bộ. C. Cử chỉ. D. Ngôn từ.

Câu 6. Có thể thay thế từ “tấp nập” trong câu “Các bạn đã tấp nập đầu quân” bằng từ nào?

A. tất bật. B. nô nức. C. huyên náo. D. tấp tểnh.

Câu 7: Hai câu thơ “Chiếc truyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Nhân hóa

Câu 8. Việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn bản nghị luận có tác dụng như thế nào?

A. Làm cho bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.B. Làm cho bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ, sắc sảo hơn.C. Làm cho bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lí.D. Làm cho bài văn nghị luận rõ ràng, mạch lạc và lô-gíc hơn.

B. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 9. Em hãy chép thuộc khổ thơ thứ ba bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài.

Câu 10. Chứng minh rằng Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi tràn đầy niềm tự hào dân tộc.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Phần A. Trắc nghiệm: (2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm

Đọc thêm:  3 Bài văn Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà - Thủ thuật

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

D

B

D

B

C

A

Phần B. Tự luận. (8,0 điểm).

Câu 9

Chép thuộc đúng khổ thơ thứ ba bài «Nhớ rừng» của Thế Lữ (Mỗi câu đúng 0.1 điểm)

Nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.Xem thêm: Ngữ văn 12 tuyên ngôn độc lập phần 2, sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 tập 1 cơ bản

Nghệ thuật:

Toàn bài thơ là nghệ thuật ẩn dụ hình ảnh con hổ để nói đến tâm trạng nhà thơ cũng là tâm trạng của nhiều thanh niên lúc bấy giờ.Thể thơ 8 chữ tự do, nhiều hình ảnh thơ có giá trị biểu cảm, từ láy, động từNhiều biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, liệt kê, câu cảm thán, đối lập tương phản…

Câu 10

Mở bài

Giới thiệu tác giả – tác phẩm – đoạn tríchNội dung chính đoạn trích: niềm tự hào dân tộc thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, chân lí về chủ quyền dân tộc và sức mạnh của chân lí, chính nghĩa

Thân bài

1. Giới thiệu khái quát:

Hoàn cảnh ra đời của bài CáoVị trí đoạn trích

2. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (phân tích 2 câu đầu)

Nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo là nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau.Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân” và “trừ bạo”. Yên dân làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước tiên phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả muốn nói ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm yêu nước của tác giả gắn liền với chống xâm lược. Nhân nghĩa không những trong quan hệ người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc

3. Niềm tự hào về độc lập, chủ quyền dân tộc qua 8 câu tiếp

Tác giả đưa ra những yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền của dân tộc: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chủ quyền và lịch sử lâu đời.Những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia dân tộc mang tính sâu sắc, toàn diện hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc – bài thơ «Sông núi nước Nam». Bài thơ «Sông núi nước Nam» xác định chủ quyền trên 2 phương diện là chủ quyền và lãnh thổ còn đến Nguyễn Trãi ngoài 2 yếu tố trên ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới đó là văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua cách gọi vua nước Nam là đế, nâng vị thế vua nước ta ngang hàng với các triều đại của vua phong kiến Trung Hoa.Nguyễn Trãi còn tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc mạnh mẽ bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để tăng sức thuyết phục cho bài cáo, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận. Tác giả đặt nước ta ngang hàng với các triều đại phong kiến Trung Hoa về nhiều phương diện như trình độ chính trị, văn hóa… Những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn rõ ràng hơn

Đọc thêm:  Soạn Thực hành tiếng Việt trang 48 - Ngữ văn 6 Tập 1 ... - VnDoc.com

4. Sức mạnh của chân lí, chính nghĩa

Tác giả đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa. Tướng giặc kẻ bị giết, người bị bắt: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã… Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt

* Đánh giá: Đoạn trích đúng là bản tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật. Niềm tự hào dân tộc ấy được lưu truyền và có sức ảnh hưởng rộng rãi. Đó là bài ca yêu nước của thế hệ cha ông.

Kết bài

Khẳng định lại nội dung yêu nước tự hào dân tộc của đoạn trích.Liên hệ thế hệ trẻ, bản thân ngày nay làm gì để xứng đáng truyền thống yêu nước của cha ông

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIẾN ANTRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆNĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ IINĂM HỌC 2017-2018MÔN NGỮ VĂN 8Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)(Đề thi có 01 trang, học sinh làm bài vào tờ giấy thi)Câu 1 (3,5 điểm)Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi làm gốc. Tuầntự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theođiều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế màvững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏqua.Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắnmà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vuvơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình”.( Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục)a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?b. Văn bản có chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào? Nêu nội dung đoạn tríchtrên?c. Câu văn “Xin chớ bỏ qua.” thuộc kiểu câu nào, xét theo mục đích nói? Nêu mụcđích nói của câu văn?d. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ củaem về mục đích và phương pháp học của bản thân. Trong đoạn có sử dụng câu cầukhiến. Gạch dưới câu cầu khiến đã sử dụng.Câu 2 (1,5 điểm)Nhớ lại văn bản” Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu và trả lời câu hỏi:a. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?b. Tiếng chim tu hú được lặp lại hai lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?Câu 3 ( 5,0 điểm)Hãy viết một bài văn nghị luận khuyên mọi người hãy hạn chế sử dụng bao bìni lông để bảo vệ môi trường và sức khỏe của chúng ta?PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN ANTRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆNCâuCâu 1(3,5điểm)Câu 2(1,5HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂNKÌ THI KSCL HỌC KỲ IINăm học 2017 – 2018Môn: Ngữ văn lớp 8( Đáp án gồm 02 trang)Nội dunga. Văn bản” Bàn luận về phép học”.Tác giả Nguyễn Thiếp.b. Thể loại: tấuNội dung: Đề xuất của tác giả về những phương pháp họcđúng đắn và tác dụng của nó.c. Kiểu câu: Cầu khiếnMục đích: Đề nghịd.- Hình thức: viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo đủ số câu,không mắc lỗi- Nội dung: Nêu được suy nghĩ của bản thân về mục đích vàphương pháp học:+ Xác định được mục đích học tập đúng đắn: Học tập, tudưỡng để có tri thức góp phần xây dựng quê hương đấtnước…+ Từ đó cần có các phương pháp học tập phù hợp, đúng đắn đểcó kết quả cao trong học tập: Chủ động tích cực trong học tập,có thời gian biểu hợp lý, học đi đôi với hành, biết vận dụngnhững điều đã học vào trong cuộc sống… Phê phán lên án cáckiểu học vẹt, học tủ… chạy theo thành tích….- Sử dụng đúng câu cầu khiến có gạch chân câu (Không gạchchân không cho điểm)a. Bài thơ được sáng tác năm 1939, khi tác giả đang bị thựcdân Pháp bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ.Điểm0,250,250,250,250,250,250,250,50,750,50,5điểm)Câu 3(5điểm)b. Tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ là tiếng chim báo hiệu mùahè, tiếng chim gợi lên cả một bức tranh mùa hè trong tâmtưởng nhà thơ đẹp rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu.- Tiếng chim tu hú cuối bài thơ là sự giục giã, thôi thúc ngườitù cách mạng phá tan xiềng xích nhà tù để trở về với tự do, vớicách mạng.Về hình thức:* Đúng kiểu bài nghị luận xã hội.* Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc.* Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.* Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viếtcâu.* Có sự sáng tạo trong lời văn, cảm xúc.Về nội dung:Mở bài:- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của bao bì ni lông vớimôi trường và sức khỏe con người, từ đó khuyên mọi ngườihãy hạn chế sử dụngThân bài1. Thực trạng việc sử dụng bao bì ni lông.- Rất phổ biến với số lượng nhiều người dùng, hầu như nhànào cũng sử dụng với số lượng nhiều, chủng loại phong phú- Ý thức của mọi người khi sử dụng bao bì ni lông còn rất hạnchế: vứt bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường hoặc dùng khôngđúng mục đích ảnh hưởng đến sức khỏe,…2. Nguyên nhân vì sao mọi người lại sử dụng bao bì ni lôngnhiều như vậy?- Do sự tiện lợi, giá thành rẻ…3. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông với môi trường vàsức khỏe con người.- Túi ni lông gây ô nhiễm môi trường:+Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sựtăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất.+Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽngây ngập úng…- Túi ni lông ảnh hưởng đến sức khỏe con người:+ Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túini-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ănthức uống gây tổn hại sức khoẻ con người…(dẫn chứng)0,50,50,50,254,00,50,50,50,750,754. Biện pháp để hạn chế sử dụng bao bì ni lông- Kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng bao bì ni lông- Tái sử dụng bao bì ni lông- Thu gom rác thải một cách hợp lí- Sử dụng các bao bì thân thiện với môi trường để thay thế…Kết bài:- Khẳng định lại vấn đề0,250,250,250,250,25

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button