Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 – quận Tây Hồ năm học 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2018 – 2019
Môn thi: NGỮ VĂN 8
Ngày thi: 10 tháng 5 năm 2019
Thời gian làm bài: 90 phútPHẦN I: (5.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
(Ngữ văn 8, tập hai)
Đoạn văn trích từ tác phẩm nào ? Của ai ?
Kết thúc tác phẩm có đoạn văn trên, tác giả viết: “cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.” Theo em, “các ngươi” được nhắc tới ở đây là những ai và “hiểu rõ bụng ta” là hiểu điểu gì?
Hãy cho biết, theo mục đích nói, câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào ?
Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán. (Gạch chân câu cảm thán)
PHẦN II: (2.0 điểm)
Mở đầu bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ viết:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Ngay dưới nhan đề bài thơ là dòng đề từ “lời con hổ ở vườn bách thú”. Căn cứ vào hoàn cảnh ra đời và cách hiểu của em về nội dung của bài, hãy giải thích vì sao tác giả viết như vậy.
Có bạn không hiểu do đâu mà nhân vật trữ tình trong bài lại “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và bạn băn khoăn không biết có thể thay từ “gậm” bằng từ “gặm” được không? Em hãy giải thích cho bạn hiểu.
PHẦN III: (3.0 điểm)
Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về một số vụ bạo lực xảy ra ở lứa tuổi học sinh.
Hãy viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay.
-Hết-
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN : NGỮ VĂN 8
PHẦN I (5,0 điểm)CâuYêu cầuĐiểm1
(0,5 đ) – Tác phẩm: Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn)
– Tác giả: Trần Quốc Tuấn0,25
0,252
(1,0 đ) – các ngươi: các tướng, sĩ (tướng lĩnh, binh sĩ)
– hiểu rõ bụng ta: hiểu rõ tấm lòng của Trần Quốc Tuấn yêu nước mãnh liệt, căm thù giặc sâu sắc; hiểu rõ mong muốn tướng sĩ đồng lòng học tập Binh thư yếu lược, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm0,5
0,53
(0,5 đ)- Kiểu câu: cảm thán
– Hành động nói: bộc lộ cảm xúc0,25
0,254
(3,0 đ)- HS dựa vào đoạn trích của Trần Quốc Tuấn khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng để viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu: Bao trùm lên đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả
a.Hình thức : đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận diễn dịch; đảm bảo độ dài, có câu cảm thán( Gạch chân)
b. Nội dung: Với nỗi lòng lo lắng cho vận mệnh đất nước:
– tác giả đã chỉ ra thực trạng ăn chơi, hưởng lạc; ích kỉ, cá nhân của các tướng sĩ mà nguyên nhân chính là thái độ thờ ơ, vô cảm trước nguy cơ mất nước.
– tác hại của thái độ, cách sống đó khi giặc tràn sang và hậu quả đau đớn không thể tránh khỏi khi đó
Từ tình cảm của mình, tác giả phân tích có tình, có lí theo quan hệ nhân- quả kết hợp thủ pháp trùng điệp, liệt kê để chỉ rõ mối nguy mất nước trước hết chính là ở lòng quân rời rạc
1,0
2,0
PHẦN II (2.0 điểm)1
(1,5 đ)Tác giả viết như vậy để:
– qua được sự kiểm duyệt gắt gao của Thực dân Pháp
– thể hiện tâm sự u uất, niềm khao khát tự do; lòng yêu nước kín đáo của một lớp người trong xã hội đương thời
0.5
0.5
2
(0,5 đ)- Có thể thay từ “gậm” bằng từ “gặm”vì:
+ Chúng hoàn toàn đồng nghĩa : cắn, nhằn dần từng chút một một cách khó khăn (gặm xương)
0.25
0.25
PHẦN III (3.0 điểm)Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:
* Hình thức:
– HS tự chọn phương thức lập luận; bài làm đảm bảo độ dài
– Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
* Nội dung:
– Bạo lực học đường là gì?
– Thực trạng, nguyên nhân và tác hại
– Liên hệ bản thân- đưa ra giải pháp
1.0
2.0
(GK căn cứ bài làm cụ thể của HS để chấm điểm cho phù hợp)
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!