Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Kạn năm 2023 – Download.vn

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Bắc Kạn, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng ngày 9/6, các thí sinh Bắc Kạn thi môn Ngữ văn, với thời gian 120 phút.

Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Kạn 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Chiều ngày 9/6, các em thi môn Tiếng Anh 60 phút, sáng ngày 10/6 thi nốt môn Toán. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Kạn năm 2023 – 2024

>> Tiếp tục cập nhật

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Bắc Kạn năm 2022 – 2023

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1. Phép liên kết là: phép lặp: ước mơ.

Câu 2. Nếu không theo đuổi ước mơ bạn sẽ bị day dứt, dằn vặt mỗi ngày.

Câu 3. Biện pháp tu từ so sánh. Ước mơ so sánh với “núi lửa”

Tác dụng:

  • Giúp diễn đạt thêm sinh động.
  • Hình ảnh ước mơ được so sánh với núi lửa đang chờ đợi được đánh thức cho thấy trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ và ước mơ ấy đang ngủ yên chi chờ đợi chúng ta đánh thức thì nó sẽ bùng cháy.
Đọc thêm:  Sa Trung Thổ là gì? Sa Trung Thổ hợp màu gì, mệnh gì, hướng nào?

Câu 4. Ý kiến “Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất” đây là nhận định đúng. Bởi chúng ta ai cũng có ước mơ, nhưng có thể do cuộc sống xô đẩy mà không thực hiện được ước mơ đó. Nó tạm lùi lại phía sau và chờ đợi đến một ngày chúng ta sẵn sàng, nó sẽ xuất hiện và biến

II. LÀM VĂN:

Câu 1: Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: Vai trò của ước mơ đối với mỗi người.

2. Bàn luận

– Ước mơ là những dự định, khao khát, mong muốn mà chúng ta muốn đạt được.

– Vai trò của ước mơ đối với mỗi người:

  • Ước mơ giúp ta có động lực vượt qua mọi khó khăn.
  • Ước mơ giúp ta thêm kiên định về những lựa chọn của chính mình.
  • Ước mơ giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn, mỗi ngày cũng trở nên đáng sống.
  • Người dám ước mơ thì mới có thể đạt được thành công.

– Phê phán những người sống mà không có mục đích, không có mơ ước.

– Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2: Cách giải:

Đọc thêm:  Người sinh năm 2000 tuổi con gì? mệnh gì? hợp màu gì? - Xwatch

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác
  • Giới thiệu về khái quát nội dung của đoạn thơ: Hai khổ thơ nói tới cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng và cảm xúc của ông khi sắp phải ra về.

II. Thân bài:

1. Cảm xúc trong lăng (khổ thơ đầu trong đoạn trích).

– Hai câu đầu: Lòng biết ơn thành kính đã chuyển thành nỗi xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:

+ Nói giảm, nói tránh: “giấc ngủ bình yên” – Bác như còn sống mãi, chỉ là vừa chợp mắt sau bao đêm không ngủ vì nước, vì dân.

+ Ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nhiều liên tưởng:

1- không gian trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo nơi Bác nằm

2- những vần thơ tràn đầy trăng của Bác;

3- tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác.

– Hai câu sau:

  • Ẩn dụ “trời xanh” cho thấy: Bác vẫn còn mãi với non sông như trời xanh luôn vĩnh hằng, bất biến; Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước.
  • Động từ “nhái”: diễn tả trực tiếp nỗi đau đớn, nghẹn ngào, tiếc thương của tác giả cũng như triệu triệu người Việt Nam trước sự thật Bác không còn nữa.
  • Kết cấu “Vẫn biết… mà sao”: diễn tả sự mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc của tác giả khi đứng trước linh cữu Bác. (Dù vẫn tin là Bác còn sống mãi với non sông nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Người).
Đọc thêm:  Tháng 5 cung gì? Khám phá tính cách, vận mệnh của người sinh

2. Tâm trạng, mong ước khi sắp phải ra về (khổ thơ thứ 2 trong đoạn trích)

– Câu đầu như một lời giã biệt. Cụm từ “thương trào nước mắt” diễn tả trực tiếp cảm xúc luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa nơi Bác an nghỉ.

– Ba câu sau: điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ước nguyện của tác giả:

  • Muốn làm con chim: cất tiếng hót quanh lăng.
  • Muốn làm đóa hoa: tỏa hương nơi Bác yên nghỉ.
  • Muốn làm cây tre trung hiếu: giữ giấc ngủ bình yên cho Người.

=> Ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác => Tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.

– Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, làm đậm nét thêm vẻ đẹp của cây tre, đồng thời giúp cho dòng cảm xúc được lắng đọng, trọn vẹn.

III. Kết bài

  • Nội dung: Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả và mọi người dân đối với Bác khi vào lăng viếng Người.
  • Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm xúc, ngôn ngữ thơ bình dị.

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 tỉnh Bắc Kạn

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button