Anh DEAN NGUYỄN – Tạp chí thành công
Khi chết đi, tôi muốn để lại cho đời 5.000 tác phẩm
Nhìn nước Mỹ bằng đôi mắt của người Việt Nam bé nhỏ
40 năm trước, lần đầu bước chân lên đất Mỹ, tôi nhìn mọi thứ bằng nhãn quan của một “cậu bé nhà quê”. Lần đầu được ông bác đưa ra phố mua giày, tôi sợ không dám đến gần những người Mỹ bởi thân hình to lớn và nỗi ám ảnh vô hinh về vẻ hầm hố của người lính Mỹ tại Việt Nam. Thế rồi chính bác đã đẩy bật nỗi sợ hãi ấy ra khỏi đầu tôi bằng bài học đầu đời: “Bác sẽ cho con thấy hình ảnh một người Mỹ to lớn đến quỳ dưới chân con”. Tôi hốt hoảng kéo tay bác đi. Thế nhưng bác đã kiên quyết giữ tôi lại, để cho người bán hàng to lớn ấy cúi xuống nâng chân lên, mang giày vào, tỉ mẩn xỏ từng sợi dây cho tôi. Kỳ diệu thay, nỗi lo sợ ấy dần tan biến.
Cũng chính ông bác ấy đã dạy cho tôi hai bài học đơn giản nhưng cực kỳ quý báu và có ảnh hưởng rất lớn đến cả cuộc đời sau này của anh. Đó là lòng quyết tâm không bao giờ để mình nghèo tùng và triết lý để đạt được thành công trong đời – “ở nước Mỹ, mọi cánh cửa chỉ có 2 chữ Pull/Push (kéo/đẩy), và con không cần phải xin phép bất cứ ai cả.“
Biến cố nhỏ đổi hướng thuyền đời
Sau khi tốt nghiệp ĐH, tôi trở thành một kỹ sư phần mềm mẫn cán. Cuộc sống của tôi có lẽ cũng sẽ giống như bao người khác: chăm chỉ làm việc và cầu nguyện để không bị thất nghiệp vì điều đó đồng nghĩa với nợ nần, mất nhà, mất xe,…nếu không có một biến cố xảy ra.
Một ngày nọ, tình cờ nhìn thấy tấm chi phiếu tiền lương của sếp trên bàn. Người này làm trước tôi 14 năm nhưng lương cả năm chỉ nhiều hơn đúng 7.000 USD! Ngay lúc đó, con người khác trong tôi được thức tỉnh, tôi nhìn thấy tương lai hơn 10 năm nữa của mình từ hình ảnh ông sếp hiện tại, vẫn cặm cụi đi làm và mọi thứ chỉ dừng lại ở một con số bé nhỏ.
Ngay tối hôm đó trở về nhà, tôi đã nghĩ ngợi rất nhiều. “Tương lai 14 năm tới của mình cũng sẽ như vậy thôi sao!? Như thế không đủ để nuôi sống được gia đình chứ chưa nói đến chuyện giúp vợ hạnh phúc, cho con ăn học tử tế!” Và trong tôi dâng lên một thôi thúc mãnh liệt phải tìm hướng đi mới để đảm bảo cuộc sống sung túc cho gia đình.
Công việc của kỹ sư phần mềm bắt buộc phải ngồi trước máy tính suốt ngày, cộng với tính cách hướng nội nên những kỹ năng giao tế xã hội của tôi không tốt. Thế nhưng, với động lực mạnh mẽ, anh bắt đầu thử sức trong nhiều ngành nghề khác nhau để tìm một lối thoát. Anh chấp nhận mạo hiểm để được một cuộc sống tốt đẹp chứ không đợi chết dần chết mòn trong nghèo khổ.
Cơ duyên với Nu Skin
Câu chuyện Nu Skin của tôi bắt đầu rất kỳ lạ từ một bữa tối cùng gia đình. Khi đang dùng bữa, tôi chợt nhìn hai cô con gái của mình và thốt lên “Không biết Phi Phi và Mi Mi đến năm 90 tuổi sẽ như thế nào nhỉ?” Ngay khi vừa dứt lời, trong tâm trí tôi chợt nảy ra ý định và lập tức trở thành một lời từ hứa với bản thân, đó là anh phải sống đến 120 tuổi!
Buổi tối hôm đó, tôi dành thời gian lục tung Google để tìm hiểu các thông tin về sức khỏe, làm sao để sống khỏe, sống lâu,… Vài ngày sau, những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, những cuốn sách, tạp chí về sức khỏe và băng đĩa hướng dẫn tập luyện bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trong nhà.
Cũng từ việc quan tâm đến sức khỏe, tôi được một người bạn giới thiệu sản phẩm và cơ hội kinh doanh Nu Skin. Tuy nhiên, ban đầu, tôi cho rằng sản phẩm chỉ phù hợp với phụ nữ và mỗi lần chỉ bán một sản phẩm nhỏ như vậy sẽ không bao giờ có thể trở thành một nguồn thu nhập dư dả cho gia đình. Tuy vậy, Dung, bà xã tôi lại cảm thấy hào hứng với công việc này.
Một ngày nọ, khi Dung mang về tấm chi phiếu hoa hồng với con số bằng lương cả năm của một người bình thường, tôi chợt nhận ra đây là một cơ hội tuyệt vời. Với kinh nghiệm làm network marketing trong ngành tài chính của những năm trước đó, cộng với khả năng nhanh nhạy ứng dụng công nghệ của một kỹ sư phần mềm, tôi nhanh chóng gặt hái được thành công với Nu Skin. Nhưng với tôi, thành công về tài chính vào thời điểm đó gần như không có nhiều ý nghĩa, bởi cuộc sống chúng tôi đã khá sung túc từ năm 2002. Sứ mạng mới của tôi mang tên Nu Việt!
Con thuyền Nu Việt
Ngay từ ngày đầu, khi thấy lên sân khấu vinh danh không có người Việt Nam nào, tôi đã quyết định sẽ quy tụ những người Việt Nam tài năng, giàu nhiệt huyết trên khắp thế giới cùng giúp đỡ nhau đi đến thành công thông qua cơ hội Nu Skin. Cái tên Nu Việt ra đời mang theo ước vọng trở thành “Nơi Hội Tụ Của Những Tài Năng Việt”.
Cùng Nu Việt, tôi muốn đương đầu với thách thức cực kỳ lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, đó là định kiến, quan niệm tiêu cực về network marketing. Tôi muốn chứng minh rằng network marketing thực sự không phải là cầm vài sản phẩm nho nhỏ, lẻ tẻ đi bán dạo. Mô hình kinh doanh này thông minh hơn rất nhiều so với hình thức kinh doanh bình thường “lấy công làm lời”, “mua đầu ngõ, bán cuối ngõ” thuần túy trong văn hóa kinh doanh của người Việt. Tôi biết rõ mấu chốt thành công trong network marketing chính là việc tạo ra cơ hội cho một người bình thường có thể làm được điều phi thường, cùng quy tụ anh tài để giúp nhau thành công. Network marketing, hay như tôi vẫn thường gọi là social business, là cơ hội cho hàng ngàn, hàng triệu người có một cuộc sống sung túc hơn với cách làm việc đơn giản, thoải mái, chẳng cần phải khệ nệ khăn áo, căng thẳng vặn đồng hồ báo thức, hối hả đến văn phòng đúng giờ mà tất cả…chỉ gói gọn trong chiếc smartphone hoặc laptop.
Tôi cho rằng giàu không phải là có bao nhiêu tiền ở hiện tại mà là bạn sẽ sống được bao lâu nếu ngày mai ngừng làm việc. Cùng Nu Việt và cơ hội Nu Skin, tôi muốn chia sẻ rằng, kinh doanh không nhất thiết là thuê cửa tiệm hay văn phòng. “Nếu đã có smart phone, smart car, smart home thì tại sao không có smart business, điều hoàn toàn khả thi nhờ vào những phương tiện công nghệ của thế kỷ 21.”
Sẽ để lại 5.000 “tác phẩm” cho đời
Có một lần, một người bạn đã hỏi thẳng: “Nếu anh chết, anh muốn người ta nhìn anh như thế nào?” Ngay lập tức, tôi trả lời: “Thật sự thì tôi đã chuẩn bị mọi thứ cho ngày ra đi. Từ bài nhạc gì để tiễn biệt, con cái sẽ phát biểu gì… Thậm chí trên bia mộ khắc nhữn gì. Tôi sẽ khắc dòng chữ “The Coach””. Vì yêu quý và ngưỡng mộ nhạc sĩ Phạm Duy nên tôi đặt mục tiêu: “Nếu Phạm Duy có 4.321 bài nhạc để lại cho đời thì tôi sẽ để lại 5.000 tác phẩm. Nhưng “tác phẩm” của tôi không phải là sản phẩm nghệ thuật mà là những con người”. 2.500 năm trước, đấng Thế Tôn trong vườn Lâm Tỳ Ni xứ Ấn Ðộ đã tuyên bố: “Trong tất cả giá trị có mặt ở đời, con người là giá trị cao nhất. Mọi thứ giá trị đều là phương tiện cho con người và cuộc sống của con người”. Tôi cho rằng bất kể ở xã hội nào thì chân lý đó chưa bao giờ trật đi nửa nhịp.
Với nền tảng là hàng trăm ngàn thành viên Nu Việt trên khắp thế giới (và vẫn đang tăng không ngừng), tính khoa học và sự đúng đắn đã được chứng minh của mô hình social business, có lẽ tôi cần phải thêm vào tuyên bố mục tiêu năm nào của mình vài số không nữa!
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!